Tag

Hà Nội phát sinh 90 vụ vi phạm công trình thủy lợi

Xã hội 07/07/2020 06:55
aa
TTTĐ - Những tháng đầu năm 2020, trên địa bàn Thành phố Hà Nội phát sinh 90 vụ vi phạm công trình thủy lợi. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng chỉ giải tỏa được 9 vụ.

Hà Nội phát sinh 90 vụ vi phạm công trình thủy lợi

Hồ Suối Hai (Ba Vì, Hà Nội ) bị san lấp, lấn chiếm

Bài liên quan

Hà Nội: Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch năm 2020

Công ty Cổ phần Giống gia cầm Ba Vì san lấp trái phép 2 ha hồ Suối Hai

Tại Ba Vì (Hà Nội): Doanh nghiệp tư nhân đổ đất, san lấp hàng nghìn mét vuông mặt nước hồ Suối Hai

Nóng tình trạng lấn chiếm lòng sông

Dòng sông Nhuệ chảy qua địa bàn các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Oai… nhiều năm nay đã trở thành điểm nóng về tình trạng lấn chiếm lòng sông. Dòng sông này ngày càng bị thu hẹp bởi các loại phế thải, xây dựng trái phép. Tình trạng vi phạm này đã diễn ra tại nhiều nơi, kéo dài suốt nhiều năm nhưng không được chính quyền xử lý.

Mới đây, theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi Hà Nội, trong quá trình kiểm tra các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), đơn vị này lại tiếp tục phát hiện hoạt động vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ.

Cụ thể, tại khu vực công trình trạm bơm Đại Mỗ thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm, xảy ra vi phạm xây dựng công trình nhà xưởng kết cấu khung thép, mái và vách bằng tôn, diện tích bao kín công trình đầu mối trạm bơm Đại Mỗ, hoàn toàn nằm trong lòng sông Nhuệ. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Thủy lợi, bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản Điều 8, Luật Thủy lợi.

Đơn vị được giao quản lý, khai thác công trình là Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ chưa báo cáo Sở NN&PTNT về vụ việc vi phạm nêu trên.

Để thực hiện nghiêm Luật Thủy lợi và các quy định của pháp luật về bảo vệ và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội, Sở NN&PTNT đề nghị Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ báo cáo toàn bộ các nội dung liên quan đến vụ việc vi phạm nêu trên.

Đồng thời, Sở cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân đã không có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm trên và thực hiện ngay các nội dung, trình tự xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở NN&PTNT đề nghị UBND quận Nam Từ Liêm kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm nêu trên theo đúng quy định của pháp luật, gửi văn bản báo cáo kết quả thực hiện về Sở NN&PTNT.

Quận Nam Từ Liêm chỉ đạo các phòng, ban chức năng, UBND các phường phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thủy lợi sông Nhuệ thực hiện tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư hiểu biết về các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải xin cấp phép theo quy định; Có hành vi ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm ngay từ khi mới phát sinh trên địa bàn.

Vi phạm nhiều, xử lý chẳng bao nhiêu

Liên quan đến các vi phạm trong lĩnh vực này, Sở NN&PTNT Hà Nội vừa có báo cáo gửi Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) về việc tổng hợp kết quả xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, 5 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn thành phố phát sinh 90 vụ vi phạm công trình thủy lợi; Đã giải tỏa 9 vụ vi phạm mới, còn tồn tại 81 vụ trong năm 2020.

Tổng hợp số liệu báo cáo của các doanh nghiệp thủy lợi thành phố, tính đến hết tháng 5/2020, số vụ vi phạm còn tồn tại trên địa bàn thành phố là 13.284 vụ, trong đó có 11.471 vụ vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và 1.813 vụ xả thải vào công trình thủy lợi.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm này do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi chưa được thực hiện đồng bộ và thường xuyên tại các địa phương. Cùng với đó, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi của các hộ dân ở một số địa phương còn hạn chế; Sự phối hợp giữa các tổ chức khai thác công trình thủy lợi với chính quyền cấp huyện, cấp xã chưa chặt chẽ; Chưa thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn, xử lý giải tỏa vi phạm dẫn đến vụ việc vi phạm, tái vi phạm vẫn tồn đọng và phát sinh thêm trên địa bàn.

Mặt khác, hệ thống thủy lợi trên địa bàn thành phố có số lượng công trình lớn, phân bố trên địa bàn rộng, do tốc độ đô thị hóa cao, nhu cầu về đất ở cũng như mặt bằng để sản xuất kinh doanh lớn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng xâm lấn, xây dựng các công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Công tác cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cũng chưa được thực hiện kịp thời. Hiện tại, ngoài trục chính sông Nhuệ được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ năm 2015, từ năm 2016 đến 2018 có 105 tuyến kênh với tổng chiều dài khoảng 800km được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ.

Các công trình còn lại trên địa bàn thành phố gồm các hồ chứa thủy lợi, các tuyến kênh tưới tiêu, các trạm bơm, cống và một số công trình dẫn chuyển nước chưa thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ theo quy định.

Việc kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, giao chính quyền địa phương xử lý được các tổ chức khai thác công trình thủy lợi thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, chính quyền các địa phương chưa xử lý kịp thời, thiếu kiên quyết trong việc xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện xử lý giải tỏa trả lại mặt bằng hiện trạng công trình thủy lợi theo quy định.

Sở NN&PTNT kiến nghị, đề xuất Tổng cục Thủy lợi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành quy định trình tự thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Quy định trách nhiệm của các tổ chức cá nhân nếu không xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, xây dựng Quy chế phối hợp giữa Tổng cục Thủy lợi và các Sở NN&PTNT trong việc cấp giấy phép xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh.

Đọc thêm

Tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng nước sau xử lý, thực hiện tốt quy trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững…
Thợ điện Thủ đô xung kích hỗ trợ thi công dự án 500kV Đô thị

Thợ điện Thủ đô xung kích hỗ trợ thi công dự án 500kV

TTTĐ - Với tinh thần “Tất cả vì đường dây 500kV mạch 3”, Đội xung kích - “Lực lượng tinh nhuệ" của Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tham gia hỗ trợ thi công công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này.
Khắc phục tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm Muôn mặt cuộc sống

Khắc phục tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Kế hoạch số 163/KH-UBND về khắc phục tồn tại, hạn chế được chỉ ra sau hội nghị kiểm điểm năm 2023 về kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một số Sở, ngành và cán bộ, công chức; công tác cải cách hành chính và nâng cao bộ tiêu chí cần quan tâm, cải thiện.
Quyền lợi BHXH, BHYT của người tham gia luôn được đảm bảo kịp thời BHXH & Đời sống

Quyền lợi BHXH, BHYT của người tham gia luôn được đảm bảo kịp thời

TTTĐ - Thời gian qua, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách quy trình, nghiệp vụ, rút ngắn thời gian, thủ tục BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) để giải quyết, chi trả chế độ, chính sách luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời tới từng người tham gia, thụ hưởng.
Đề xuất tận thu 206 ngàn mét khối cát bồi lắng sông Thu Bồn Xã hội

Đề xuất tận thu 206 ngàn mét khối cát bồi lắng sông Thu Bồn

TTTĐ - UBND thị xã Điện Bàn đề xuất xây dựng kè ven sông Thu Bồn trước tình trạng sạt lở kết hợp tận thu cát nạo vét chỉnh dòng chảy.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ Môi trường

Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 31/5, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm và tạo ra một đợt mưa lớn kéo dài, gây ra nguy cơ về ngập lụt và sạt lở đất khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ.
47 công trình xuất sắc nhận Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam Muôn mặt cuộc sống

47 công trình xuất sắc nhận Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam

TTTĐ - Tối 30/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2023 (Giải thưởng VIFOTEC).
Chăm lo trẻ em bằng những hành động thiết thực nhất Muôn mặt cuộc sống

Chăm lo trẻ em bằng những hành động thiết thực nhất

TTTĐ - Với mong muốn mang đến ngày Tết Thiếu nhi ý nghĩa, chiều 30/5, UBND quận Đống Đa, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Quận đoàn - Hội LHTN Việt Nam - Hội đồng Đội quận Đống Đa trao gửi những phần quà ý nghĩa đến các em thiếu nhi đang sinh hoạt, học tập tại Nhà nuôi dưỡng trẻ em hữu nghị Đống Đa (Hà Nội).
Đến ngày 1/10, khởi công ít nhất một dự án nhà ở xã hội Đô thị

Đến ngày 1/10, khởi công ít nhất một dự án nhà ở xã hội

TTTĐ - Chiều 30/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp nghe báo cáo về công tác lựa chọn nhà đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới và việc triển khai các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) trên địa bàn thành phố.
Hơn 100.000 thí sinh tham dự cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường Môi trường

Hơn 100.000 thí sinh tham dự cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường

TTTĐ - Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Tìm hiểu về Bảo vệ môi trường" do Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phối hợp cùng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức. Cuộc thi thu hút hơn 100.000 lượt người tham dự, Ban Tổ chức đã chọn ra 96 cá nhân đạt giải.
Xem thêm