Tag

Hà Nội: Phụ huynh, học sinh sốt ruột chờ chốt phương án thi vào lớp 10

Giáo dục 20/02/2023 11:28
aa
TTTĐ - Đông đảo phụ huynh, học sinh lớp 9 Hà Nội đang sốt ruột chờ chốt số môn thi vào lớp 10 để yên tâm ôn tập.
Học sinh lớp 10 trúng tuyển sau phúc khảo nhập học đến hết ngày 30/7 Hà Nội lấy khảo sát ý kiến giáo viên về việc thi 3 hay 4 môn vào lớp 10

Phụ huynh như ngồi trên đống lửa

Những ngày này, anh Ngô Quang Anh (phụ huynh học sinh lớp 9A2, trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, Hà Nội) và gia đình phấp phỏng như “ngồi trên đống lửa”.

Anh cho biết: “Chúng tôi mong thành phố Hà Nội sớm chốt phương án thi vào lớp 10 để học sinh được ổn định tâm lý, yên tâm ôn thi chứ cứ phấp phỏng như thế này ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập của các cháu”.

Hà Nội: Phụ huynh, học sinh sốt ruột chờ chốt phương án thi vào lớp 10
Học sinh, phụ huynh "sốt ruột" mong thành phố sớm chốt phương án thi vào lớp 10 Ảnh minh họa

Anh Quang Anh chia sẻ: “Năm nay, dù các con lớp 9 không phải học trực tuyến nhưng những năm lớp 7, 8 các con phải dành khá nhiều thời gian học trực tuyến vì đại dịch COVID-19. Đặc biệt, những kiến thức lớp 7, 8 là nền tảng cho chương trình lớp 9 nên thời gian hơn 2 năm dịch vừa qua, chất lượng học tập của các con đã bị ảnh hưởng rất nhiều”.

Với lo lắng trên, anh Quang Anh hy vọng Sở GD&ĐT Hà Nội có thể giảm bớt môn thi thứ 4. Từ đó, học sinh có thêm thời gian để ôn tập cho 3 môn thi là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; đồng thời, các em giảm bớt áp lực trong quá trình ôn luyện.

Trong khi Hà Nội vẫn chưa chốt phương án thi vào lớp 10 năm học 2023 - 2024 thì nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã công bố lịch. Trong đó nhiều địa phương chỉ thi 3 môn như: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nghệ An, Phú Thọ, Bình Dương càng khiến phụ huynh, học sinh Hà Nội “sốt ruột hơn”.

Chị Nguyễn Thu Phương, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Không phải tự nhiên mà nhiều người nói rằng, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 còn căng thẳng hơn tuyển sinh vào đại học. Áp lực của học sinh thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội là quá lớn.

Chính vì vậy, tôi nghĩ, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho thí sinh. Hơn nữa, khi vào lớp 10, các cháu sẽ lựa chọn môn học, vì vậy, chỉ cần 3 bài thi Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là đủ để đánh giá chất lượng đầu vào”.

Bớt môn thi để giảm bớt lực

Trước đó, ngày 16/2, UBND TP Hà Nội đã lấy phiếu khảo sát xin ý kiến thầy cô giáo về nội dung thi 3 hay 4 môn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-2024.

Thông báo của UBND TP Hà Nội nêu: Để tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc THCS theo quy định của Luật Giáo dục, thầy cô giáo lựa chọn phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024.

Theo đó, phiếu khảo sát đưa ra 3 phương án khảo sát gồm: Thi 3 môn (toán, ngữ văn, ngoại ngữ); Thi 4 môn (toán, ngữ văn, ngoại ngữ và môn thi thứ 4 bằng hình thức bốc thăm) và ý kiến khác.

Như vậy, theo nội dung thông báo kể trên, UBND TP Hà Nội chỉ khảo sát ý kiến thầy cô giáo, trong khi trên các diễn đàn cha mẹ học sinh, phụ huynh đang kêu gọi nhanh chóng lựa chọn phương án chỉ thi 3 môn kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay.

Phương thức tổ chức thi Hà Nội cũng vấp phải sự phản ứng của dư luận khi tổ chức 4 bài thi, trong đó 3 bài thi được biết trước gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và sát kỳ thi mới công bố bài thi thứ tư.

Theo một số chuyên gia giáo dục, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023 bắt đầu áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, bước sang giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh không nhất thiết học tất cả các môn lựa chọn.

Một vị chuyên gia giáo dục chia sẻ: Định hướng giáo dục bậc THPT đang thay đổi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thi 4 môn không còn phù hợp với thực tế hiện nay.

"Điều này khiến học sinh vất vả ôn thi, tốn thời gian, điểm không cao như kỳ vọng, thậm chí có thể trượt lớp 10 vì điểm môn thứ 4 thấp. Trong khi, lên lớp 10 - chương trình mới, thì các em không học môn tự chọn khối tự nhiên đó", chuyên gia này nói.

Năm 2019 là năm đầu tiên Hà Nội tổ chức thi bốn môn bắt buộc, gồm Toán, Văn, Tiếng Anh và môn thứ tư, chọn ngẫu nhiên từ Sử, Địa, giáo dục công dân, Lý, Hóa, Sinh. Năm 2020, Hà Nội dự kiến thi bốn, nhưng sau quyết định ba môn để giảm tải. Năm 2021, việc thi 4 môn tiếp tục, với môn thứ tư là Sử.

Năm 2022, vấn đề thi mấy môn gây tranh cãi do lứa học sinh sinh năm 2007 phải học online dài vì COVID-19. Hà Nội bỏ môn thứ tư, sau khi nhận 94% ý kiến đồng thuận từ các trường THPT và các phòng GD&ĐT.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm