Hà Nội: Thu hút 31% vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản
![]() |
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Ngọc Nam thông tin tại buổi giao ban báo chí
Bài liên quan
Hà Nội tiếp tục kiên định với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ
Chiều 25/12, tại hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Trần Ngọc Nam, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư cho biết, trong thời gian qua, Hà Nội tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn, là thị trường sôi động đối với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 7,501 tỷ USD, tăng 2,18 lần so với năm 2017, dự kiến đứng đầu cả nước và cao nhất kể từ 30 năm thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài. Riêng trong 3 năm 2016-2018 thu hút được gần 14,05 tỷ USD, bằng 2,25 lần giai đoạn 2011-2015.
Thành phố đã cấp mới cho 616 dự án, vốn đầu tư đăng ký mới 5,03 tỷ USD; tăng vốn 157 lượt dự án, vốn đầu tư đăng ký tăng 827,69 triệu USD;… trong đó có những dự án lớn như: Nhà đầu tư Beerco thực hiện góp vốn trong Công ty TNHH Beverage Việt Nam 1 tỷ USD, Dự án khu đô thị thành phố thông minh 4.138 triệu USD, 2 Dự án của Tập đoàn Nidec tại khu công nghệ cao Hòa Lạc 400 triệu USD, Dự án nhà máy xử lý rác thải Xuân Sơn 90 triệu USD,…
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư cho biết, lũy kế đến nay, Hà Nội thu hút trên 36,55 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, các dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 80%, các dự án liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm 20%.Lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất là bất động sản (31%); tiếp theo là công nghiệp chế biến chế tạo (28%), thông tin và truyền thông (8,7%).
Nhật Bản hiện là quốc gia đứng đầu về quy mô vốn đầu tư với khoảng 10,6 tỷ USD, tiếp đến là Singapore với khoảng 6,9 tỷ USD, thứ 3 là Hàn Quốc với 5,5 tỷ USD. Lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất là hoạt động kinh doanh bất động sản (34,8%), tiếp đến là công nghiệp chế biến chế tạo (24,4%), thông tin truyền thông (8,72%),…
Ông Trần Ngọc Nam khẳng định, Hà Nội luôn xác định cộng đồng doanh nghiệp nói chung, cộng đồng doanh nghiệp FDI nói riêng là động lực quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô. Trong năm vừa qua, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp tục đẩy mạnh toàn diện. Thành phố đã thông qua phương án đơn giản hóa đối với 61 TTHC thuộc 7 lĩnh vực quản lý nhà nước; sửa đổi thay thế nhiều thủ tục. Tỷ lệ đơn giản hóa đạt trên 23.3% (dự kiến chi phó tiết giảm cho tổ chức, cá nhân khoảng 43 tỷ đồng/năm). Thành phố đã duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng; tích hợp 4 dịch vụ tiện ích hỗ trợ doanh nghiêp; tích cực triển khai dịch vụ công mức độ 3,4 đối với lĩnh vực kinh doanh của hộ kinh doanh, hợp tác xã; tiếp tục khuyến khích khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp…
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư cho biết, trong thời gian tới, thành phố định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo chiều sâu gắn với mục tiêu phát triển bền vững, ưu tiên những dự án chất lượng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao. Mục tiêu tổng quát của năm 2019 là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng….
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả
