Hà Nội: Triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020
PGS. TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì hội nghị “Hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2020”
Bài liên quan
Tiếp tục điều trị HIV/AIDS và nghiện các chất dạng thuốc phiện trong tình hình dịch Covid-19 mới
Thực hiện xét nghiệm HIV đúng quy định
Người bệnh HIV/AIDS được cấp phát thuốc ARV tối đa 90 ngày trong mùa dịch Covid-19
Mỗi năm Việt Nam có trên 10.000 người nhiễm HIV được điều trị ARV
Theo bà Lã Thị Lan, công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2019 đã đạt được những kết quả đó là: Số phát hiện mới tăng 25% so với 2018 (1.611/1.290); Điều trị mới tăng 24% (1.690/1362); Duy trì chất lượng điều trị ARV 97,4%; Điều trị ARV qua BHYT cho 1.956 bệnh nhân hoàn thành thanh toán đồng chi trả ARV qua BHYT; Khống chế số tử vong liên quan đến AIDS ở mức rất thấp; Mở rộng điều trị PrEP cho 1.418 bệnh nhân; Truyền tải thông điệp K=K cho cộng đồng.
Mục tiêu của kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2020 là tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để hoàn thành mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3%, giảm tác động của HIV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với chỉ tiêu chính sẽ có 2.500 người nhiễm HIV mới được phát hiện năm 2020; 2.500 người nhiễm HIV bắt đầu được điều trị bằng thuốc ARV; 2.500 người điều trị PrEP và 6.500 người được điều trị MMT.
Theo bà Lã Thị Lan trong năm 2020 công tác phòng chống HIV/AIDS sẽ có một số điểm mới đó là: Truyền thông tập trung vào hiệu quả của điều trị ARV (K=K); Triển khai rộng rãi điều trị thay thế nghiệm MT=Buprenorphin; Mở điểm cấp thuốc MMT tại xã của huyện Chương Mỹ và Ba Vì; Mở mới 6 cơ sở điều trị Methadone ở Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai, Gia Lâm, Bắc Từ Liêm và Sóc Sơn; Mở rộng điều trị PrEP (TDF+3TC/FTC). Đối tư vấn, xét nghiệm HIV sẽ mở rộng xét nghiệm cộng đồng bằng tets thử dịch miệng (OraQick)…
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp các hình thức truyền thông trực tiếp, vận động người dân thực hiện các quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, tư vấn xét nghiệm; Tăng cường can thiệp giảm tác hại cho người nhiễm HIV; Mở rộng độ bao phủ của chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone.
Bên cạnh đó, thành phố tích cực triển khai Chỉ thị 10/CT-BYT của Bộ Y tế về tăng cường giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong cơ sở y tế; Đồng thời chú trọng nâng cao năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS; Xây dựng các chính sách, đưa các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tại hội nghị, các đại biểu cùng nhau thảo luận, làm rõ những khó khăn, thách thức; Tham gia đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn hiện nay; Với mục tiêu chung là tăng số người được phát hiện nhiễm HIV đưa vào chương trình chăm sóc điều trị nhằm khống chế tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng, nâng cao tình trạng sức khỏe cho người nhiễm HIV.
Phát biểu kết luận hội nghị PGS. TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá cao những kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS mà Hà Nội đã đạt được trong thời gian qua. Nhằm mục tiêu tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hướng đến mục tiêu 90 - 90 - 90 trong năm 2020, các đơn vị cần đẩy mạnh truyền thông can thiệp phòng chống HIV/AIDS, mở rộng điều trị ARV, Methadone; Mở rộng tư vấn xét nghiệm đến các đối tượng; Đặc biệt tìm và phát hiện các ca mới để xét nghiệm và điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Thực hiện bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS…