Tag

Hai em bé tử vong do vi khuẩn Whitmore: Chưa có bằng chứng bệnh không lây từ người sang người

Sức khỏe 19/11/2019 18:38
aa
TTTĐ- Trường hợp hai bệnh nhi là anh em ruột tại Sóc Sơn, Hà Nội tử vong vì bệnh Whitmore đang khiến cộng đồng hoang mang. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định rằng vi khuẩn gây bệnh khó có thể lây trực tiếp từ người sang người và cách phòng bệnh lại rất đơn giản là ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân đảm bảo và có đồ bảo hộ khi tiếp xúc môi trường bùn đất…

Hai em bé tử vong do vi khuẩn Whitmore: Chưa có bằng chứng bệnh không lây từ người sang người

Bệnh nhi H khi được điều trị tích cực tại Bệnh viện Nhi TƯ vào tuần trước

Bài liên quan

Những điều cần biết về bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Whitmore

Bốn bệnh nhân tử vong do vi khuẩn lạ "ăn" mất cánh mũi

Cứu sống bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính hiếm gặp

Chương trình “Vì Lá Phổi Khỏe” tác động đến công tác quản lý bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tại Việt Nam

Chưa có bằng chứng bệnh Whitmore lây từ người sang người

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Thành phố Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, Whitmore là bệnh đã xuất hiện và tồn tại hàng trăm năm nay trên thế giới và ở Việt Nam, song chưa có bằng chứng về việc bệnh lây từ người sang người.

Bệnh Whitmore là bệnh do loại vi khuẩn tồn tại trong đất, xâm nhập qua vết thương hở do tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Vi khuẩn tồn tại trong đất, có ở khắp mọi nơi. Người dân không quá hoang mang vì bệnh không gây thành dịch và số mắc ít.

Ông Cảm cũng cho biết, gia đình bệnh nhi gồm 7 người, gồm 4 người lớn là ông bà nội và bố mẹ. Ông bà nội của các bệnh nhân tuy đã có tuổi nhưng đều khỏe mạnh không có biểu hiện nghi mắc. Bố mẹ của các cháu là công nhân khu công nghiệp cũng có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore xâm nhập vào cơ thể qua các vết xây xước, hô hấp bị tổn thương... Do vậy, với những tổn thương da, mũi miệng cần phải sát trùng để giảm bớt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết thêm: “Với trường hợp các bệnh nhi cùng một gia đình như vậy, chúng ta phải xem xét đặc tính những người trong gia đình.

Chúng tôi lo ngại các cháu có tình trạng suy giảm miễn dịch hay không. Với bệnh nhi gần đây nhất, chúng tôi đã kiểm tra các miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào, kể cả chức năng của bạch cầu thì đều trong giới hạn bình thường. Còn với xét nghiệm sâu hơn thì chưa có điều kiện thực hiện”.

Cách phòng tránh bệnh Whitmore

Trước đó, ngày 18/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã có báo cáo về kết quả điều tra 3 trường hợp tử vong trong năm 2019 tại một gia đình tại xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn).

Theo đó, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh Hà Nội và Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn đã phát hiện 3 trường hợp là anh, chị em ruột tử vong trong cùng một gia đình tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.

Trường hợp đầu tiên là bé Trần Quỳnh Tr (7 tuổi, sinh năm 2012) là học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Bắc Sơn C. Ngày 6/4, bé xuất hiện sốt cao, sau đó, gia đình tự mua thuốc điều trị. Chiều tối 8/4, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn khám và điều trị.

Đến ngày 9/4, bé được chuyển đến khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột và tử vong vào 7h cùng ngày.

Hơn nửa năm sau, em trai của Trần Quỳnh Tr là Trần Công V (5 tuổi, học tại Trường Mầm non Bắc Sơn) bị sốt cao 38,5 độ C có kèm theo đau bụng.

Đến 5h ngày 28/10, gia đình đưa bé vào Bệnh viện Nhi trung ương điều trị, tuy nhiên bệnh nhân tử vong vào 21h ngày 31/10 với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhi dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (Whitmore).

Sau khi anh trai nhập viện 14 ngày, em trai của Trần Công V là Trần Quang H (1 tuổi) bắt đầu có biểu hiện sốt cao liên tục từ 39-40 độ C. Gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi trung ương hồi 11h ngày 11/11. Tại đây, kết quả xét nghiệm ngày 14/11 cho thấy, bé bị nhiễm khuẩn huyết và dương tính với vi khuẩn Whitmore. Trưa 16/11 bé tử vong do suy tuần hoàn.

Để phòng bệnh Whitmore cần tránh để tay chân khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm
Để phòng bệnh Whitmore cần tránh để tay chân khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm

Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, 3 trường hợp bệnh nhi tử vong tại một gia đình, trong đó có hai trẻ được chẩn đoán xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (Whitmore).

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cùng Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với Trạm Y tế xã Bắc Sơn tiến hành điều tra tại gia đình bệnh nhân và các hộ xung quanh.

Hiện tại, cơ quan chức năng điều tra tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh chưa phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tương tự.

Bên cạnh đó, ngành Y tế địa phương đã hướng dẫn người dân nơi đây các biện pháp phòng bệnh như: Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, ăn chín uống sôi, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc (đeo ủng, bao tay...), tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh tiếp xúc ngoài trời với mưa lớn và mây bụi.

Đọc thêm

Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng Tin Y tế

Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng

TTTĐ - Trong tuần qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập và 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm với số tiền trên 181 triệu đồng.
Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại Tin Y tế

Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân tự ý dừng thuốc kháng virus viêm gan B, chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc khiến tế bào gan bị hủy hoại rất nặng.
Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Phi thường 10.000km - Con số “biết nói” của lòng nhân ái Sức khỏe

Phi thường 10.000km - Con số “biết nói” của lòng nhân ái

TTTĐ - Năm 2021, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã triển khai hoạt động kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ những chuyến xe nghĩa tình, phi lợi nhuận để những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn được trở về nhà sau quá trình điều trị tại bệnh viện với chi phí 0 đồng.
Xem thêm