Tag

Hải Phòng: Coi thường pháp luật, “quan xã” phải bồi thường trên 500 triệu đồng.

Ký sự pháp đình 27/06/2020 17:34
aa
TTTĐ - Mặc nhiên ký thoả thuận dịch vụ cấp nước với Công ty Cổ phần Cấp nước (CPCN) Hải Phòng trong khi chưa tiến hành thanh lý Hợp đồng số 02/2009 với ông Nguyễn Đình Tiến, lãnh đạo UBND xã Du Lễ, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng đã phải hầu tòa. Tuy nhiên, phán quyết của tòa sơ thẩm vẫn thiên vị cho bị đơn và Công ty CPCN Hải Phòng!

Hải Phòng: Coi thường pháp luật, “quan xã” phải bồi thường trên 500 triệu đồng.

HĐXX tòa án nhân dân huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng tuyên án

Ống nhựa của Công ty CPCN Hải Phòng tập kết tại trụ sở UBND xã Du Lễ, năm 2016
Ống nhựa của Công ty CPCN Hải Phòng tập kết tại trụ sở UBND xã Du Lễ, năm 2016

Lãnh đạo xã “tiền, hậu bất nhất”

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về đưa nước sạch đến các vùng nông thôn theo sự kêu gọi vận động của chính quyền địa phương, ngày 6/10/2009, lãnh đạo UBND xã Du Lễ đã ký Hợp đồng số 02/HĐ-ĐT với ông Nguyễn Đình Tiến để “đầu tư xây dựng vận hành hệ thống cấp nước sạch nhà máy nước thôn 4, xã Du Lễ, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng”.

Gia đình ông Tiến đã đầu tư trên 4,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng một số công trình cấp nước sạch như: Nhà điều hành, hồ lắng, bể lọc, hệ thống máy bơm, lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước trục chính và ống nhánh… từ nhà máy nước thôn 4 đến địa bàn 6 thôn của xã Du Lễ để phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Ông Tiến đã cung cấp nước sạch cho gần 1.000 hộ dân xã Du Lễ với khoản 10.000m3/tháng với doanh thu khoảng 60.000.000 đồng/tháng.

Đến thời điểm hiện nay, Hội đồng thẩm định giá huyện Kiến Thuỵ xác định giá trị còn lại của hệ thống cấp nước do ông Tiến đầu tư trên 1,3 tỷ đồng.

Chất lượng nước từ năm 2009 - 2016 là theo quy chuẩn 02:2009/BYT và từ năm 2016 - 2018 đạt quy chuẩn 01:2009/BYT.

Cuối năm 2015 có một số hộ dân đã có đơn kiến nghị đến UBND xã Du Lễ cho rằng chất lượng nước của ông Tiến không đạt chất lượng do ô nhiễm nguồn nước đầu vào, áp lực nước không đảm bảo. Đặc biệt, từ khi Công ty CPCN Hải Phòng vào tiến hành khảo sát, đầu tư, lắp đặt đường ống cấp nước cho dân thì mức độ phản ứng của người dân với việc kinh doanh của ông Tiến ngày càng nhiều hơn…

Trước thực trạng này, UBND xã Du Lễ không tiến hành giải quyết các khúc mắc, kiến nghị của nhân dân, để xác định rõ những vi phạm về chất lượng nước và áp lực nước của nhà máy do ông Tiến xây dựng, đang cung cấp, để yêu cầu ông Tiến tự sửa chữa, nâng cấp…

UBND xã Du Lễ cũng không tiến hành mời các cơ quan giám định về chất lượng nguồn nước đầu vào của nhà máy nước thôn 4 do ông Tiến vận hành; Không giám định về chất lượng nước đầu ra và áp lực bơm nước của nhà máy có đảm bảo theo tiêu chuẩn đã được quy định trong Hợp đồng 02 hay không để từ đó có các biện pháp giải quyết tiếp theo.

UBND xã Du Lễ đã biết ông Tiến đang cấp nước phủ kín “vùng phục vụ cấp nước” là 6 thôn của xã nhưng không tiến hành thanh lý Hợp đồng số 02/2009 với ông Tiến; Không tiến hành yêu cầu Công ty CPCN Hải Phòng và ông Tiến đàm phán phán về việc nhượng lại “vùng cấp nước là địa bàn 6 thôn” theo quy định của Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngày 3/7/2016, UBND xã Du Lễ đã ký thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với Công ty CPCN Hải Phòng.

Nhà máy nước tại thôn 4 xã Du Lễ do ông Tiến vận hành, buộc phải đóng cửa!
Nhà máy nước tại thôn 4 xã Du Lễ do ông Tiến vận hành, buộc phải đóng cửa!

Từ đây trên địa bàn xã Du Lễ tồn tại song song 2 hệ thống cấp nước. Số hộ dân đang mua nước của ông Tiến quay sang mua nước của Công ty CPCN Hải Phòng nên doanh thu của ông Tiến ngày càng sụt giảm, thua lỗ. Tính đến giữa năm 2019, số tiền do giảm sút doanh thu là trên 232 triệu đồng. Tình trạng thua lỗ của ông Tiến ngày càng trầm trọng nên ông Tiến phải ngừng cấp nước và làm đơn khởi kiện UBND xã Du Lễ và Công ty CPCN Hải Phòng ra toà án để giải quyết.

Biên bản ghi lời khai với người làm chứng là ông Phạm Quang Chiến – nguyên Chủ tịch UBND xã Du Lễ ngày 24/5/2019 cho rằng: “Việc UBND xã có cam kết trong Điều 4, Hợp đồng số 02/2009 “UBND xã cam kết không cho bất cứ đơn vị nào khác cấp nước trên địa bàn xã, nay lại tiếp tục ký Hợp đồng cho đơn vị khác vào kinh doanh nước khi chưa thanh lý Hợp đồng với ông Tiến là UBND xã sai, không đúng với Nghị định 117 của Chính phủ. Việc ông Tiến khởi kiện yêu cầu UBND xã bồi thường thiệt hại là đúng vì UBND xã Du Lễ vi phạm hợp đồng với ông Tiến…”.

Dòng thứ 11 đến 17 trang 4, Quyết định Kháng nghị phúc thẩm số 06 ngày 19/12/2019 của Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng nhận định: “Mặc dù UBND xã Du Lễ có lỗi ký kết Hợp đồng với Công ty CPCN Hải Phòng đồng ý cho Công ty thực hiện dịch vụ cấp nước cho xã Du Lễ, trong khi ông Tiến và UBND xã Du Lễ vẫn đang trong quá trình thực hiện Hợp đồng là vi phạm nội dung thoả thuận tại Hợp đồng số 02 ngày 6/10/2009. Toà án cấp sơ thẩm xác định thiệt hại là số tiền giảm sút doanh thu 232.391.000 đồng là có căn cứ…”.

Căn cứ hồ sơ vụ án, kết quả tranh tụng tại phiên toà, Tòa án huyện Kiến Thuỵ xác định lỗi và phát sinh trách nhiệm bồi thường của UBND xã Du Lễ vi phạm Nghị định 117, 124 của Chính phủ và văn bản hợp nhất hai Nghị định này; Vi phạm điểm a, khoản 1, Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ; Vi phạm điểm 1, Công văn số 317 của UBND TP Hải Phòng. Do đó UBND xã Du Lễ có lỗi trong việc cùng Công ty CPCN Hải Phòng gây ra thiệt hại theo Hợp đồng 02 đã ký với ông Tiến. HĐXX toà án đã tuyên buộc UBND xã Du Lễ phải bồi thường cho ông Tiến với 2 khoản trong và ngoài Hợp đồng là trên 500 triệu đồng. Công ty CPCN Hải Phòng phải liên đới bồi thường ông Tiến trên 81 triệu đồng.

Tòa sơ thẩm xử “ưu ái” UBND xã Du Lễ và Công ty CPCN Hải Phòng?

Tại Bản án sơ thẩm số 02/20219, HĐXX cấp sơ thẩm đã dành 4 trang 26, 27, 28, 29 để xác định một loạt các lỗi rất lớn của UBND xã Du Lễ, Công ty CPCN Hải Phòng và ông Tiến để xác định trách nhiệm bồi thường của các bên.

Nguyên đơn, bị đơn và các nhân chứng tại phiên toà sơ thẩm
Nguyên đơn, bị đơn và các nhân chứng tại phiên toà sơ thẩm

Toà án nhân dân huyện Kiến Thuỵ đã xác định 7 lỗi vi phạm của UBND xã Du Lễ và phát sinh trách nhiệm bồi thường là: “UBND xã Du Lễ từ khi ký Hợp đồng số 02 đến khi phát sinh tranh chấp, đã không thực hiện ký bổ sung Phụ lục hợp đồng để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, dẫn đến có nhiều ý kiến, đơn thư của các hộ dân về chất lượng nước, áp lực nước của ông Tiến cung cấp không đảm bảo; Không mời ông Tiến và các hộ dân đến làm việc bằng văn bản để giải quyết; Không có văn bản yêu cầu ông Tiến cam kết thực hiện đúng Hợp đồng 02 về chất lượng nước, áp lực nước; Không chủ động phối hợp với các cơ quan kiểm định và các hộ dân kiểm định chất lượng nước có đảm bảo vệ sinh hay không?

UBND xã Du Lễ không thực hiện sự chỉ đạo tại các văn bản của UBND TP Hải Phòng, UBND huyện Kiến Thuỵ và thực hiện các quy định của pháp luật, dẫn đến chưa giải quyết dứt điểm các tranh chấp, kiến nghị của các hộ dân. UBND xã không tiến hành thanh lý HĐ 02/2009, đã ký thoả thuận dịch vụ cấp nước với Công ty CPCN Hải Phòng ngày 3/7/2016 dẫn đến việc tồn tại song song 2 hệ thống cấp nước trên cùng 1 địa bàn là vi phạm Nghị định 117, 124 của Chính phủ và văn bản hợp nhất hai Nghị định này; Vi phạm điểm a, khoản 1, Chỉ thị số 35 của Thủ tướng Chính phủ; Vi phạm điểm 1, Công văn số 317 của UBND TP Hải Phòng… Do đó, UBND xã Du Lễ có lỗi trong việc cùng Công ty CPCN Hải Phòng gây ra thiệt hại theo Hợp đồng số 02 đã ký với ông Tiến…”.

Tuy đã xác định phần lớn mọi sai lầm, khuyết điểm và 7 lỗi rất lớn để xảy ra việc vi phạm Hợp đồng số 02 là do UBND xã Du Lễ huyện Kiến Thuỵ và Công ty CPCN Hải Phòng nhưng tại phần quy buộc để tính phần trăm bồi thường, Toà cấp sơ thẩm lại xác định “phần lớn lỗi là do ông Tiến (70%), còn UBND xã lỗi 30%” là không chính xác.

Ông Đào Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND xã Du Lễ
Ông Đào Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND xã Du Lễ

Theo luật sư Nguyễn Quang Chiến, Đoàn luật sư Hải Phòng: “Tôi cho rằng đây là kết luận không khách quan, công bằng vì lỗi thứ 5, Tòa sơ thẩm xác định: “Khi có đơn phản ánh của các hộ dân, ông Tiến không chủ động cùng UBND xã và các hộ dân giải quyết bằng văn bản” thì tại phiên sơ thẩm ông Tiến đã nói rất rõ là các hộ dân thắc mắc, kiến nghị chỉ gửi đơn cho UBND xã Du Lễ, không gửi cho ông Tiến. Nên ông Tiến không hề biết họ thắc những gì, nên ông không thể “chủ động cùng UBND xã và các hộ dân giải quyết bằng văn bản” như kết luận của Tòa sơ thẩm. Việc UBND xã Du Lễ là đơn vị nhận đơn, là cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hòa giải mọi tranh chấp phát sinh từ cơ sơ nhưng không chủ động mời nhân dân và ông Tiến đến giải quyết thì đây là lỗi của UBND xã Du Lễ chứ không phải lỗi của ông Tiến.

Lỗi thứ 6 của ông Tiến là: “không đầu tư nâng cấp chất lượng nước và áp lực nước vào giờ cao điểm”. Tại phiên toà sơ thẩm, ông Tiến đã nói rõ là từ năm 2010 đến nay ông đã đầu 4 máy bơm công suất lớn, lắp đặt cải tạo đường ống nước để bơm nước phục vụ nhân dân. Chỉ những giờ cao điểm, có một số hộ ở cuối nguồn nước mới yếu hơn các hộ khác.

Lỗi thứ 7 là: “Khi có Công ty CPCN Hải Phòng vào khảo sát đầu tư, UBND xã đã mời ông Tiến đến bàn bạc, nhưng không thoả thuận được”. Đây là nhận định chủ quan, không có cơ sở, vì việc thoả thuận nhường “vùng phục vụ cấp nước” cho đơn vị khác vào chiếm lĩnh liên quan đến sự sống còn trong kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc thoả thuận này phụ thuộc vào bối cảnh và giá cả các bên đưa ra phải hợp lý thì ông Tiến mới chấp nhận và ký thỏa thuận được.

Ở vụ việc này, trong bối cảnh UBND xã chưa có lần nào mời ông Tiến đến để bàn bạc thỏa thuận về “vùng phục vụ cấp nước”, chưa thanh lý Hợp đồng số 02 với ông Tiến, UBND xã Du Lễ đã mặc nhiên cho Công ty CPCN Hải Phòng vào khảo sát, đầu tư từ tháng 5/2016. Trong khi, Công ty CPCN Hải Phòng khi gặp ông Tiến chỉ đưa ra giá là 500 triệu đồng, cùng với các yêu sách là phải có bản vẽ thiết kế, có hoá đơn vật tư đầu vào… thì đây là những điều kiện bất khả thi. Vì ông Tiến đã bỏ ra 4,4 tỷ để đầu tư, theo định giá của nhà nước thì giá trị còn lại cũng là trên 1,3 tỷ đồng.

Lỗi thứ 8 là: “Ông Tiến không làm việc cụ thể với UBND xã về Hợp đồng 02/2009, trước khi UBND xã ký cho Công ty CPCN Hải Phòng vào cấp nước trên địa bàn vào ngày 3/7/2016…”.

Thì đây là quy chụp khiêm cưỡng của Toà cấp sơ thẩm, trái ngược với những tài liệu có trong hồ sơ vụ này. Tại Biên bản xác minh về Đơn kiến nghị của ông Tiến ngày 15/6/2016 giữa Luật sư với ông Hạnh – Chủ tịch UBND xã Du Lễ, chính ông Hạnh đã thừa nhận “Từ tháng 5/2016, xã đã phối hợp với Công ty CPCN Hải Phòng để khảo sát lắp đặt hệ thống cấp nước và cho rằng đó là quyền của UBND xã. Việc ký HĐ số 02/2009 là do các lãnh đạo xã trước đây. Nay chúng tôi chỉ là người thực hiện việc này, nếu ông Tiến khởi kiện, chúng tôi sẽ theo phán quyết của toà án…”. Qua đây có thể thấy ông Hạnh – Chủ tịch xã rất coi thường pháp luật, phớt lờ Đơn kiến nghị của ông Tiến, phớt lờ những cảnh báo sẽ bị khởi kiện của Luật sư, nếu cố tình ký Thoả thuận với Công ty CPCN Hải Phòng.

Điều này đã được ghi rất cụ thể tại dòng thứ 7 đến dòng thứ 13 từ dưới lên, trang 8 tại Biên bản phiên toà sơ thẩm ngày 18/11/2019. Nhưng không hiểu sao khi ra bản án, HĐXX cấp sơ thẩm lại “buộc” cho ông Tiến là “không làm việc cụ thể với UBND xã về Hợp đồng 02/2009, trước khi UBND xã ký cho Công ty CPCN Hải Phòng vào cấp nước trên địa bàn vào ngày 3/7/2016…”. Chứng tỏ, khi nghị án HĐXX cấp sơ thẩm đã không căn cứ vào tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ, không xem lại Biên bản phiên toà để ra bản án với phần quy buộc lỗi vô lý, trái pháp luật cho ông Tiến.

Theo tôi, nếu như Công ty CPCN Hải Phòng tuân thủ các quy định của pháp luật, tiến hành cùng với UBND xã Du Lễ đàm phán đề ông Tiến nhượng lại “vùng phụ vụ cấp nước”, thanh lý Hợp đồng số 02/2009, như UBND xã Du Lễ làm với ông Bùi Quốc Uy (ở xã Bên cạnh), rồi mới tiến hành đầu tư, lắp đặt hệ thống cấp nước, thì ông Tiến sẽ: không bị giảm sút doanh thu, không buộc phải đóng cửa nhà máy; không bị thiệt hại gần 1,355 tỷ đồng về giá trị đầu tư thực tế còn lại như vậy. Ngược lại ông Tiến sẽ còn được nhận thêm một khoản bồi thường, hỗ trợ khác.

Vì vậy, việc xác định nguyên nhân về lỗi dẫn đến nhà máy ông Tiến buộc phải đóng cửa cũng là do Công ty CPCN Hải Phòng đã thừa biết các quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình cùng UBND xã Du Lễ ký Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước. Vì vậy, lỗi của Công ty CPCN Hải Phòng phải được xác định ngang bằng với UBND xã Du Lễ.

UBND xã Du Lễ và Công ty CP cấp nước Hải Phòng đã có lỗi 70% trong việc vi phạm Hợp đồng số 02/2009 và vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan, chiếm lĩnh “vùng phục vụ cấp nước” của ông Tiến dẫn đến ông Tiến sụt giảm doanh thu, thua lỗ và buộc phải đóng cửa. Vì vậy, UBND xã Du Lễ và Công ty CPCN HP phải liên đới bồi thường cho ông Tiến 70% giá trị còn lại của hệ thống cấp nước trong tổng số 1.355.947.000 đồng mới đảm bảo tính khách quan, công bằng”

Báo TTTĐ sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc kết quả phiên xử phúc thẩm vụ án này vào ngày 29/6/2020 này.

Đọc thêm

Cái giá phải trả cho những kẻ trộm cướp, giết người Ký sự pháp đình

Cái giá phải trả cho những kẻ trộm cướp, giết người

TTTĐ - Hoàng Minh Hào (ở Bắc Giang) về Hà Nội thuê trọ nhưng không làm ăn chân chính mà đi trộm cắp tài sản lấy tiền ăn tiêu. Sau vụ trộm cắp xe máy, bị cáo tiếp tục lún sâu vào con đường phạm tội, y ra tay giết người, hiếp dâm, cướp tài sản... Với nhiều lần gây tội, không thể cải tạo, Toà án đã tuyên loại bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Cựu nhân viên văn phòng đăng ký đất lĩnh án lừa đảo gần 4 tỷ đồng Ký sự pháp đình

Quỳ Hợp (Nghệ An): Cựu nhân viên văn phòng đăng ký đất lĩnh án lừa đảo gần 4 tỷ đồng

TTTĐ - Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Quang Trường (30 tuổi, trú xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) về hai tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Quảng Nam yêu cầu thi hành dứt điểm các bản án hành chính Pháp luật

Quảng Nam yêu cầu thi hành dứt điểm các bản án hành chính

TTTĐ – UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các địa phương trong tỉnh chấp hành nghiêm các bản án, quyết định của Toà về vụ án hành chính.
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex bị tuyên phạt 36 tháng tù Ký sự pháp đình

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex bị tuyên phạt 36 tháng tù

TTTĐ - Sau gần một tuần xét xử và nghị án, ngày 4/9, Hội đồng xét xử Toà án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex cùng các bị cáo liên quan về tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ đấu giá đất xảy ra tại huyện Đông Anh (Hà Nội).
Nhóm đối tượng chuốc thuốc mê, cướp ngoại tệ, lĩnh án Ký sự pháp đình

Nhóm đối tượng chuốc thuốc mê, cướp ngoại tệ, lĩnh án

TTTĐ - Cần tiền ăn tiêu, Lê Đắc Miền (SN 2000, trú tại xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) đã cùng 3 đồng phạm lên kế hoạch, dụ người bán ngoại tệ đến căn hộ chung cư, sau đó dùng thuốc mê khống chế cướp tài sản.
Tình và lý trong vụ chị em tranh chấp nhà thừa kế Ký sự pháp đình

Tình và lý trong vụ chị em tranh chấp nhà thừa kế

TTTĐ - Câu chuyện anh em, người thân trong gia đình phát sinh mâu thuẫn, kiện tụng đã không còn quá xa lạ. Thậm chí, nhiều vụ việc phải kéo dài nhiều năm do tình tiết phức tạp, đấu tố qua lại. Sự tranh chấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng suy cho cùng chữ “tình” đã không thắng được chữ “lý” nên phải đưa nhau ra tòa để phân xử.
Dùng dao giải quyết mâu thuẫn, tài xế bị phạt 5 năm tù Ký sự pháp đình

Dùng dao giải quyết mâu thuẫn, tài xế bị phạt 5 năm tù

TTTĐ - Do lùi xe ô tô vào nhà trong ngõ bị vướng vật cản nên phương tiện chắn ngang cửa nhà người khác dẫn tới mâu thuẫn. Thay vì bình tĩnh xin lỗi, nói chuyện phải trái, hai bên đã đôi co chửi bới rồi lao vào ẩu đả khiến người trọng thương, kẻ bị phạt tù.
Cán bộ quận yêu cầu doanh nghiệp trích lại tiền khi trúng thầu Ký sự pháp đình

Cán bộ quận yêu cầu doanh nghiệp trích lại tiền khi trúng thầu

TTTĐ - Các bị cáo yêu cầu Duy trích lại tiền theo tỷ lệ 33% khi doanh nghiệp trúng gói thầu duy tu, nạo vét bùn tại các mương, cống thoát nước của quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
7 bị cáo trong vụ án ở Học viện Quân y được giảm án Ký sự pháp đình

7 bị cáo trong vụ án ở Học viện Quân y được giảm án

TTTĐ - Ngày 18/7, Tòa án Quân sự Trung ương đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án xảy ra ở Học viện Quân y. Sau một ngày xem xét, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ mới xuất hiện trong giai đoạn phúc thẩm, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận kháng cáo của cả 7 bị cáo, giảm án cho mỗi người 2-3 năm tù hoặc chuyển sang án treo.
Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, giám đốc trẻ lĩnh án Ký sự pháp đình

Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, giám đốc trẻ lĩnh án

TTTĐ - Dù tuổi còn khá trẻ (sinh năm 1995) nhưng Võ Tuấn Linh - Giám đốc Công ty CP Quốc tế Dolico đã nghĩ ra những mánh khoé tinh vi để tổ chức cho nhiều người trốn đi nước ngoài lao động bất hợp pháp, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng.
Xem thêm