Tag

Hành trình tái hiện ký ức đô thị Hà Nội qua từng thước phim

Điện ảnh 16/11/2024 13:11
aa
TTTĐ - Sáng 16/11, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, tọa đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh" đã diễn ra, thu hút đông đảo người yêu điện ảnh và người hâm mộ Thủ đô.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023 kéo dài thêm 2 ngày Kỳ vọng vào bệ đỡ cho những nhà sáng tạo trẻ Sức hút từ những hiện vật lịch sử qua lăng kính của giới trẻ

Đây là sự kiện nổi bật trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, do Hội đồng Anh tại Việt Nam hỗ trợ, quy tụ nhiều gương mặt tiêu biểu trong giới nghệ thuật, bao gồm nhà văn Nguyễn Trương Quý - người được mệnh danh là “nhà Hà Nội học” thế hệ mới, NSND Lan Hương, nhà sản xuất Nghiêm Quỳnh Trang và nhà báo Đỗ Thu Hà.

Nhà văn Nguyễn Trường Quân dẫn dắt toạ đàm (ảnh: Ngọc Thanh)
Nhà văn Nguyễn Trường Quân dẫn dắt toạ đàm (Ảnh: Ngọc Thanh)

Qua sự kiện này, khán giả được nhìn lại những hình ảnh của Hà Nội từ thời chiến, thời bao cấp cho đến thời kỳ đổi mới và đương đại, tất cả qua lăng kính điện ảnh, mỗi giai đoạn đều khắc họa những nét độc đáo và sâu sắc về một Hà Nội vừa kiên cường, vừa dịu dàng.

Mở đầu tọa đàm, khán giả được trở về thập niên 70 của thế kỷ XX qua bộ phim kinh điển “Em bé Hà Nội” (1974). NSND Lan Hương, nhân vật chính của bộ phim, không giấu nổi sự xúc động khi hồi tưởng: “Tôi không phải người gốc Hà Nội, nhưng tình yêu Hà Nội đã giúp tôi hóa thân vào nhân vật một cách chân thật nhất.

Hà Nội trong thời chiến vừa đẹp lại vừa kiên cường, mạnh mẽ. Ký ức về thành phố sống động đến mức tôi vẫn nhớ từng khung cảnh trong phim, từ những buổi sáng bình yên cho đến những khoảnh khắc bàng hoàng giữa các trận bom”.

Bằng sự diễn xuất tự nhiên và chân thực, NSND Lan Hương đã trở thành biểu tượng cho hình ảnh một Hà Nội không chịu khuất phục, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người xem.

Nhà báo Đỗ Thu Hà bày tỏ rằng chính nhờ những bộ phim như “Em bé Hà Nội” mà thế hệ trẻ ngày nay có thể hiểu thêm về một thời kỳ sống của cha mẹ mình. “Hà Nội là một trong những thành phố hiếm hoi ở châu Á mà ký ức đô thị được lưu giữ không chỉ qua thơ ca hay âm nhạc mà còn qua điện ảnh.

"Em bé Hà Nội" đã ghi lại một Thủ đô thanh bình, trong trẻo, mà nếu không có chiến tranh, có lẽ sẽ vẫn là một Hà Nội yên bình, dịu dàng đến thế”, nhà báo Đỗ Thu Hà nhấn mạnh.

Điện ảnh đã giúp khán giả hình dung về những gì đã qua, góp phần tái hiện không khí và tinh thần của một thời kỳ đầy thử thách.

Bước sang thập niên 80, thời kỳ bao cấp, điện ảnh tiếp tục là nơi lưu giữ ký ức về một Hà Nội đầy khó khăn nhưng luôn lạc quan. Nhà báo Đỗ Thu Hà cho biết: “Phở Hà Nội, quán cà phê, những con phố nhỏ nghèo nàn đều xuất hiện trong các bộ phim thời kỳ này, trở thành biểu tượng của một Hà Nội mộc mạc, thân thương”.

Qua những tác phẩm như “Phận đời không muốn nhớ”, hình ảnh quán phở nghèo không chỉ là một nét văn hóa mà còn là một không gian dung hòa xã hội. Đó là một Hà Nội nơi mọi người xóa nhòa ranh giới giai tầng, chia sẻ với nhau qua bát phở giản dị, biểu trưng cho một thời kỳ mà sự gần gũi và yêu thương vượt qua mọi khó khăn.

Những thước phim như vậy đã ghi lại nét đẹp đời thường của người Hà Nội, như một phần ký ức tập thể của thành phố.

“Truyền hình và sân khấu thời bao cấp tập trung phản ánh đời sống bình dị, từ những khoảnh khắc vui vẻ đến những nỗi buồn len lỏi trong cuộc sống thường ngày. Hà Nội trong giai đoạn này hiện lên như một thành phố của sự nhẫn nại, luôn lạc quan và hy vọng vào một tương lai tươi sáng", NSND Lan Hương bổ sung thêm.

Nhà báo Đỗ Thu Hà chia sẻ tại buổi toạ đàm (ảnh: Ngọc Thanh)
Nhà báo Đỗ Thu Hà chia sẻ tại buổi toạ đàm (Ảnh: Ngọc Thanh)

Tọa đàm tiếp tục điểm lại thập niên 90 - thời kỳ đổi mới với sự bùng nổ của các phim tư nhân và video, phản ánh một Hà Nội đầy chuyển mình. Nhà báo Đỗ Thu Hà so sánh thời kỳ này như một “đòn knock-out về lý tưởng” khi điện ảnh Hà Nội bấy giờ bộc lộ sự bối rối, hoang mang của xã hội.

Những bộ phim ra đời trong giai đoạn này không chỉ ghi lại sự thay đổi nhanh chóng về mặt kinh tế và xã hội mà còn là hình ảnh của một Hà Nội đứng trước những thử thách mới. Qua các thước phim, khán giả cảm nhận được sự bối rối của cư dân đô thị khi đối diện với sự đổi thay đột ngột, sự phức tạp trong đời sống mới.

Cuối buổi tọa đàm, bộ phim “Cu li không bao giờ khóc” (2024) đã được giới thiệu, đưa khán giả quay trở về Hà Nội của hiện tại nhưng vẫn giữ được nét hoài cổ.

NSND Lan Hương chia sẻ: “Bộ phim giống như một câu chuyện cổ tích về Hà Nội hiện đại, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Hà Nội trong phim không còn hào nhoáng mà rất chân thực, gần gũi”. Qua những thước phim mới mẻ, Hà Nội hiện lên như một thành phố của sự chuyển mình nhưng vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ điển, truyền thống.

Không chỉ là nơi lưu giữ ký ức về Hà Nội qua các thời kỳ, tọa đàm còn tạo cơ hội để công chúng và các nhà làm phim, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu cùng nhau bàn luận về vai trò của điện ảnh trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.

Qua các cuộc đối thoại sôi nổi, khán giả không chỉ hiểu hơn về Hà Nội mà còn cảm nhận được sự gắn bó, tình yêu với thành phố này, thấy rõ những nét đẹp văn hóa và con người đã được lưu giữ qua từng giai đoạn lịch sử.

Điện ảnh không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là cầu nối giúp ký ức đô thị Hà Nội được sống mãi trong lòng người dân và thế hệ trẻ.

Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, tọa đàm “Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh các thời kỳ” là cuộc gặp gỡ của những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong việc định hình hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh.

Tọa đàm "Sáng tạo hình ảnh Hà Nội trong điện ảnh" là một tọa đàm có tính chuyên môn, nhưng ký ức về hình ảnh và con người đô thị Hà Nội qua các thời kỳ điện ảnh.

Hoa Thành

Đọc thêm

Trần Bảo Sơn làm đạo diễn kiêm diễn viên phim “Trên con đường mới” Điện ảnh

Trần Bảo Sơn làm đạo diễn kiêm diễn viên phim “Trên con đường mới”

TTTĐ - Đạo diễn - diễn viên Trần Bảo Sơn cùng dàn diễn viên Huỳnh Kiến An, Quang Sự, Hứa Minh Đạt, Lâm Bích Tuyền, Paris Bảo Nhi, Lộ Lộ… tham dự lễ khai máy của phim “Trên con đường mới” tại TP Hồ Chí Minh. Lần đầu thử sức làm đạo diễn, Trần Bảo Sơn hồ hởi bắt tay thực hiện dự án anh dành nhiều tâm huyết.
Phim “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” và hành trình đậm bản sắc Việt Điện ảnh

Phim “Trạng Quỳnh nhí: Truyền thuyết Kim Ngưu” và hành trình đậm bản sắc Việt

TTTĐ - Tại buổi ra mắt tối 12/6, trong bầu không khí đậm bản sắc văn hóa Việt của bối cảnh làng quê Bắc Bộ và những bài hát dân ca, khán giả Hà Nội được trải nghiệm hành trình của cậu bé Quỳnh nhố làng Khoai và các bạn viết nên một chương mới cho giấc mơ phim hoạt hình Việt Nam.
DANAFF III mở rộng quy mô, khẳng định vai trò kết nối điện ảnh khu vực Điện ảnh

DANAFF III mở rộng quy mô, khẳng định vai trò kết nối điện ảnh khu vực

TTTĐ - Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần thứ III (DANAFF III) sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến 5/7/2025, với quy mô gần gấp đôi so với năm trước: Hơn 100 phim được giới thiệu, khoảng 200 buổi chiếu trong 7 ngày. Sự kiện do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức.
Âm nhạc gieo mầm xanh nhân cách, lý tưởng sống đẹp trong tâm hồn trẻ thơ Điện ảnh

Âm nhạc gieo mầm xanh nhân cách, lý tưởng sống đẹp trong tâm hồn trẻ thơ

TTTĐ - Trong dòng chảy nghệ thuật hiện đại với nhiều dòng nhạc lên ngôi vẫn có những nghệ sĩ thầm lặng miệt mài gìn giữ những giá trị cốt lõi - đặc biệt là với âm nhạc thiếu nhi. Một trong số đó là Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn, hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội.
Áp lực lớn thì ngành hoạt hình mới thực sự trưởng thành Điện ảnh

Áp lực lớn thì ngành hoạt hình mới thực sự trưởng thành

TTTĐ - Mùa hè 2025, lần đầu tiên khán giả Việt được xem phim hoạt hình do công ty tư nhân Việt Nam sản xuất được chiếu rạp thay vì chỉ chờ đợi những tác phẩm của điện ảnh nước ngoài như trước đây. Sản phẩm “made in Việt Nam” 100% này vừa mang đậm dấu ấn văn hóa Việt vừa khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của hoạt hình Việt Nam.
Cùng nhìn lại cuộc sống bản thân qua "Cầu vồng ở phía chân trời" Điện ảnh

Cùng nhìn lại cuộc sống bản thân qua "Cầu vồng ở phía chân trời"

TTTĐ - Thông qua góc nhìn hài hước, nhẹ nhàng, bộ phim "Cầu vồng ở phía chân trời" giúp khán giả nhìn lại cuộc sống bộn bề của chính bản thân mình để cùng suy ngẫm và rút ra những bài học.
Công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an” Điện ảnh

Công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội và Hiệp hội Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam (PCCC & CNCH) vừa phối hợp cùng Nhà hát Kịch Việt Nam tổ chức buổi công diễn và giới thiệu vở kịch “Ngược chiều bình an”
Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu - "bà Nghị Quế của điện ảnh Việt" qua đời Điện ảnh

Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu - "bà Nghị Quế của điện ảnh Việt" qua đời

TTTĐ - Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu - bà Nghị Quế của điện ảnh Việt những năm 60 đã qua đời lúc 3h10 sáng 24/5 do tuổi cao, sức yếu.
"Dịu dàng màu nắng" và khát vọng vươn lên giữa đời thường Điện ảnh

"Dịu dàng màu nắng" và khát vọng vươn lên giữa đời thường

TTTĐ - Bộ phim truyền hình "Dịu dàng màu nắng" sẽ thể hiện góc nhìn mới, hiện đại về đời sống của những công nhân, người lao động với nhiều hoàn cảnh, lứa tuổi khác nhau. Giữa những nỗi lo cơm áo gạo tiền và vòng xoáy của xã hội, họ vẫn giữ tình cảm gia đình và khát vọng vươn lên khỏi nghịch cảnh đời thường.
"Bố ơi mình đi đâu thế?" ra mắt với diện mạo mới hấp dẫn Điện ảnh

"Bố ơi mình đi đâu thế?" ra mắt với diện mạo mới hấp dẫn

TTTĐ - Sáng 17/5 tại Hà Nội, chương trình truyền hình thực tế "Bố ơi mình đi đâu thế?" năm 2025 chính thức ra mắt, thu hút gần 350 người tham dự. Sự kiện đánh dấu sự trở lại với mùa thứ 5 của một chương trình truyền hình thực tế vốn được đông đảo khán giả yêu thích, với nhiều thay đổi táo bạo, diện mạo mới hấp dẫn.
Xem thêm