“Hãy cùng nhau loại trừ bệnh sốt rét”
Hoạt động cổ động, tuyên truyền phòng chống sốt rét.
Bài liên quan
Phải làm gì khi lên cơn sốt rét đột ngột?
Tăng cường đầu tư giữ vững thành quả, hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam
Tăng cường viện trợ cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, lao và sốt rét
Bộ Y tế đề nghị ghi nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm
Bộ Y tế sẽ thí điểm triển khai thêm một loại vắc xin “5 trong 1”
Hà Nội phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019
Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, chính quyền các cấp, các Tổ chức quốc tế và sự phối hợp của các bộ, ngành, hoạt động phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta được duy trì và triển khai có hiệu quả. Năm 2018, cả nước có 4.813 trường bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét (KSTSR), giảm 70,16% so với năm 2009, có 12 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Không có dịch sốt rét xảy ra. Trong đó, KSTSR tập trung chủ yếu ở 3 tỉnh, gồm: Bình Phước, Gia Lai và Đắk Lắk (chiếm 64,66% toànquốc).
Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét hiện nay đang gặp một số khó khăn, các kết quả đạt được trong công tác phòng chống sốt rét ở Việt Nam chưa bền vững, ký sinh trùng sốt rét tăng trở lại trong 3 năm gần đây, nguy cơ sốt rét gia tăng vẫn còn rất cao ở nhiều địa phương do nguồn lực đầu tư cho phòng chống sốt rét còn hạn chế, số người sống trong vùng sốt rét lưu hành còn cao, sốt rét kháng thuốc đã xuất hiện ở một số tỉnh và có nguy cơ lan rộng. Muỗi truyền bệnh kháng với hóa chất, di biến động dân cư giữa vùng có sốt rét lưu hành và vùng không có sốt rét lưu hành, dân giao lưu qua biên giới, tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét cao ở nhóm đối tượng này và khó kiểm soát.
Về đầu tư kinh phí: Kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế bị cắt giảm. Nhiều tỉnh chưa bố trí ngân sách địa phương để chi các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét theo Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ (năm 2018 có 44 tỉnh, thành phố không cấp kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét) gây khó khăn trong việc triển khai các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương, có thể làm gia tăng cao số mắc và tử vong do sốt rét, nguy cơ bùng phát dịch sốt rét ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các vùng sốt rét lưu hành vừa và lưu hành nặng.
Để đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 tiến tới loại trừ sốt rét ở Việt Nam theo lộ trình loại trừ sốt rét đã được Bộ Y tế phê duyệt, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp sau đây:
1. Các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương và cộng đồng với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn cần chủ động đầu tư kinh phí, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống sốt rét tại địa phương.
2. Đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân di biến động, đặc biệt đối với người dân thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, người trở về từ các nước có sốt rét lưu hành. Điều trị bệnh nhân sốt rét đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tế.
3. Thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi sốt rét.
4. Phối hợp đa ngành trong công tác phòng chống sốt rét (Quốc phòng, Công an, Xây dựng, Giao thông, Lâm nghiệp,...), đặc biệt ở các địa phương có sốt rét lưu hành và sốt rét lưu hành nặng.
5. Nhà nước cần duy trì đầu tư kinh phí ổn định từ nguồn ngân sách Trung ương cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo kế hoạch của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 . Các địa phương, bộ, ngành cần nỗ lực vận động và chủ động đầu tư kinh phí cho công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét theo tinh thần chỉ đạo của Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục kêu gọi đầu tư nguồn lực của các tổ chức quốc tế để đảm bảo nguồn lực đầu tư bền vững cho các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong những năm tới.