Hệ luỵ của việc lạm dụng kháng sinh
Lễ mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh từ ngày 12 đến ngày 18/11”
Bài liên quan
Xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat giả
Thuốc kháng sinh chữa viêm phổi của Ấn Độ bị đình chỉ lưu hành
Năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt 100% bán thuốc kháng sinh có đơn thuốc
Sẽ giám sát mua bán thuốc kháng sinh bằng hệ thống camera
Phát biểu tại buổi Lễ Mít tinh, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, tình trạng kháng kháng sinh sẽ làm cho thời gian bệnh tật và điều trị kéo dài hơn, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như gánh nặng kinh tế đối với gia đình và xã hội.
"Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ đô la Mỹ và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm trong mỗi năm. Thậm chí, hậu quả kinh tế của kháng kháng sinh được cho là nặng nề tương đương với hậu quả khủng hoảng tài chính", ông Nguyễn Viết Tiến nói
Do vậy, Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế, việc Bộ Y tế tổ chức Tuần lễ kháng kháng sinh nhằm tiếp tục giúp lan tỏa các thông tin tới toàn thể cộng đồng trên khắp cả nước, để mọi người cùng nhau tìm hiểu, nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh, đặc biệt là tầm quan trọng của việc sử dụng kháng sinh đúng cách và có trách nhiệm.
Thông qua sự kiện mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh từ 12-18/11/2018”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Kháng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi.Kháng kháng sinh xảy ra tự nhiên, nhưng việc sử dụng kháng sinh không đúng ở người và động vật đang đẩy nhanh quá trình kháng kháng sinh. Kháng kháng sinh dẫn đến các bệnh nhiễm trùng điều trị khó hơn hoặc kém hiệu quả, thời gian nằm viện kéo dài hơn, chi phí y tế cao hơn và tỷ lệ tử vong gia tăng.
Để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, nếu lạm dụng kháng sinh hôm nay, ngày mai không thuốc chữa, do vậy Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân chỉ sử dụng kháng sinh khi được kê đơn bởi bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu nhân viên y tế nói không cần sử dụng kháng sinh.
Cũng theo ông Khuê, Bộ Y tế khuyến cáo người dân làm theo lời khuyên của nhân viên y tế khi sử dụng thuốc kháng sinh; không bao giờ chia sẻ cho người khác hoặc dùng các kháng sinh còn dư thừa; ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, thực hành quan hệ tình dục an toàn, và tiêm vắc xin đầy đủ.
"Đối với các nhân viên và cơ sở y tế, chỉ kê đơn và cấp phát kháng sinh khi cần thiết, theo hướng dẫn chuyên môn hiện hành; tư vấn cho bệnh nhân về sử dụng kháng sinh đúng cách, kháng kháng sinh và nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng...", ông Lương Ngọc Khuê yêu cầu
Với các nhà thuốc, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu chỉ bán thuốc kháng sinh theo đơn của bác sỹ; tư vấn cho bệnh nhân, người dân về sử dụng kháng sinh đúng cách, nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không đúng.