Tag

Học sinh lớp 12 “chạy nước rút” trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Giáo dục 18/05/2020 23:49
aa
TTTĐ - Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ chính thức diễn ra với nhiều đổi mới. Trước những thay đổi và áp lực ngày càng gia tăng, học sinh lớp 12 đang tăng tốc với tâm lý “thi gì học nấy”…

Học sinh lớp 12 “chạy nước rút” trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020

Học sinh cuối cấp đang chạy nước rút để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Bài liên quan

Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giữ ổn định như năm 2019, thí sinh thi trong 2 ngày

Thi tốt nghiệp THPT năm 2020: Bộ GD&ĐT dự kiến tính 3 đầu điểm với mỗi bài thi tổ hợp

Những điều học sinh lớp 12 cần lưu ý về kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học năm 2020

Phụ huynh, học sinh đều áp lực

Bày tỏ sự lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi, Nguyễn Minh Tuấn (học sinh lớp 12 trường THPT Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Việc nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19 khiến kế hoạch học tập của em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, những thay đổi trong kỳ thi năm nay đến quá bất ngờ, đến thời điểm hiện tại vẫn còn khá nhiều nội dung kiến thức em thấy mình còn thiếu”…

Ấp ủ dự định thi vào trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Ngoại thương Hà Nội - những trường đại học top đầu của cả nước nên Trần Minh Thu (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) càng thêm căng thẳng hơn khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đang đến gần. Minh Thu cho biết: “Song song với việc ôn tập kiến thức mới, thời gian này em bám sát đề minh họa Bộ GD&ĐT mới công bố để tự học thêm tại nhà”.

Không chỉ có học sinh, nhiều phụ huynh cũng thấp thỏm đứng ngồi không yên trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Chị Trần Thị Thu Hằng (ở Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: “Phương án thi thay đổi vào “phút 90”, trong hoàn cảnh học sinh phải nghỉ học dài ngày để phòng, chống dịch Covid-19 nên gia đình tôi ban đầu cũng khá lo lắng. Kỳ thi THPT quốc gia đổi thành thi tốt nghiệp THPT khiến phương án tuyển sinh của hầu hết các trường đại học đều thay đổi. Thời điểm này, ngoài động viên con cố gắng giữ gìn sức khỏe, bình tĩnh ôn tập, chúng tôi cũng sát sao theo dõi dự định tuyển sinh của các trường đại học để có lựa chọn đúng đắn nhất”.

Đó cũng là suy nghĩ của phụ huynh Tuấn Anh (ở Thanh Xuân, Hà Nội). Anh Tuấn Anh chia sẻ: “Tôi nghĩ về cơ bản kỳ thi năm nay cũng không có nhiều thay đổi so với kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Điều quan trọng nhất không phải là Bộ tổ chức thi như thế nào mà con em chúng ta có được gì để mang đến trường thi. Nếu chuyên tâm học hành, bình tĩnh, tự tin thì con chắc chắn sẽ đạt được kết quả xứng đáng. Vì vậy, tôi không gò bó, tạo áp lực cho con mà chỉ khuyên cháu bám sát vào đề minh họa, nắm chắc kiến thức cơ bản để đạt kết quả cao nhất”.

Thi gì học nấy...

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa vào tuần trước thì nhiều giáo viên đánh giá, ở tất cả các môn, đề thi minh họa ổn định về mặt cấu trúc, độ phân hóa không cao, phù hợp với việc xét tốt nghiệp THPT. Cấu trúc đề quen thuộc và độ khó đã giảm rõ so với đề năm 2019 và đề tham khảo công bố lần 1 vào tháng 4 vừa qua.

Với môn Ngữ văn nhiều giáo viên nhận xét, đề tham khảo năm 2020 không chỉ phù hợp với mục tiêu kỳ thi, mà còn mang tính định hướng giáo dục cao. Về cấu trúc, đề tham khảo giữ nguyên cấu trúc như đề thi THPT quốc gia những năm trước, học sinh đã được làm quen với cấu trúc này nên có thể tự tin, chủ động trong quá trình ôn tập.

Trong khi đó, với đề thi minh họa môn Tiếng Anh, khi so sánh đề minh họa lần 1 và lần 2 nhiều giáo viên nhận định, đề lần thứ 2 nhẹ nhàng hơn. Với đề thi minh họa này, nếu tính mặt bằng chung thì học sinh chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là đạt được 5,6 điểm...”.

Một giáo viên trường THPT của Hà Nội cũng nhận xét, đề thi môn Toán có 50 câu, trong đó có khoảng 40 câu chiếm 8 điểm là những câu hỏi đơn giản và vận dụng thấp. Đề cũng có những câu hỏi liên quan đến kiến thức lớp 10 và 11.

“Với học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản thì có thể đạt 7,5 - 8 điểm, học sinh khá có thể đạt 8,5 điểm, còn lại là những câu rất khó. So với đề năm ngoái bớt 2 câu khó vừa để cho thêm 2 câu dễ, còn lại 6, 7 câu khó vẫn để nhằm phân loại. Vì thế, có ý kiến nói rằng, đề dễ là chỉ đúng một nửa. Với những em có nguyện vọng vào đại học các trường tốp trên thì cần phải rèn luyện thêm kỹ năng tính toán và tư duy vào các chương chủ chốt”, một giáo viên luyện thi Toán ở Hà Nội nhận định.

Thầy Lê Văn Chung, Hiệu trưởng THPT Cổ Loa (Hà Nội) cho rằng, Bộ đã công bố đề thi minh họa nên trường sẽ bám sát vào đề minh họa để định hướng cho các con. Nhìn chung đề thi minh họa sát với chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với việc xét tốt nghiệp nhưng để các trường đại học tốp trên tuyển chọn chính xác thí sinh thì đề thi cần tăng thêm câu hỏi phân hóa. Mức chuẩn kiến thức kỹ năng để tốt nghiệp thì 7,8 điểm, phần phân hóa chỉ chiếm 2 - 3 điểm là hơi ít.

“Giờ tâm lý học sinh là “thi gì học nấy”, mà việc học đòi hỏi cả một quá trình. Chính vì thế, mong rằng, năm sau phương án thi tốt nghiệp thế nào thì Bộ nên công bố luôn để học sinh có hướng chuẩn bị…”, thầy Chung đề xuất.

Trước ký kiến lo lắng nội dung đề thi của trường đại học tổ chức thi riêng, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Bộ đã quy định nội dung chương trình đã được tinh giản, cụ thể là nội dung được ghi chú "không dạy", "không làm", "không thực hiện", "khuyến khích học sinh tự đọc, tự học" sẽ không kiểm tra đánh giá, không đưa vào đề thi - bất kể là kỳ thi nào dành cho đối tượng học sinh phổ thông (thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng).

Tuy nhiên, lưu ý với các em học sinh, nội dung được ghi chú "tự học có hướng dẫn" vẫn nằm trong phạm vi sẽ kiểm tra, đánh giá và thi. Đây chỉ là điều chỉnh nhằm đổi mới cách tổ chức dạy học, nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh.

Đưa lời khuyên tới thí sinh, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng, thí sinh cần chủ động xây dựng đề cương và kế hoạch ôn tập theo từng ngày của mỗi môn học sẽ thi và phải kiên trì đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch đó. Nếu vì lý do nào đó mà chưa thực hiện được một nội dung trong kế hoạch thì phải cố gắng học bù ngay, không để ảnh hưởng đến các nội dung tiếp theo.

Trong quá trình ôn tập, cần dựa vào nội dung chương trình đã được tinh giản và hướng dẫn của các thầy cô. Cùng với đó, học sinh cần tập trung tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức cơ bản theo yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm