Tag

Hội Khuyến học Việt Nam đóng góp tích cực vào sự thay đổi nhận thức của xã hội về sự học

Giáo dục 02/10/2021 11:04
aa
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam (2/10/1996 - 2/10/2021), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam để nhìn lại chặng đường phát triển một phần tư thế kỷ của Hội và những định hướng quan trọng trong thời gian tới.
Tân Đệ trao quà khuyến học trước thềm năm học mới Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các phong trào khuyến học Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị về phong trào học tập suốt đời

PV: Xin bà có thể khái quát lại những bước đột phá trong suốt chặng đường 25 năm của Hội Khuyến học Việt Nam?

GS.TS Nguyễn Thị Doan: Có thể nhận thấy, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học Việt Nam đã trưởng thành, không những về quy mô, về tầm cỡ mà cả vị thế. Thời điểm đó thế giới bắt đầu chuyển mạnh sang phát triển kinh tế bằng tri thức. Ở Việt Nam lúc đó cũng bắt đầu chuyển mình công cuộc cách mạng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội khuyến học Việt Nam thành lập và Quỹ khuyến học ra đời khi ấy tập trung chủ yếu là thúc đẩy và làm thế nào để phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân. Phải đến năm 2001, tức là sau 5 năm thành lập, lúc đó các mô hình học tập ra đời, đó là các mô hình hiếu học, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam
GS.TS Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam

Và đến năm 2016, lúc này đất nước ta đã chuyển sang một cung bậc mới, đó là phát triển kinh tế bằng tri thức. Điều này đã được ghi vào trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ chín. Hội Khuyến học Việt Nam đã cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng xã hội học tập. Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã có chủ trương là trình với Chính phủ thay đổi mô hình học tập từ mô hình hiếu học sang mô hình học tập, để cả nước thành một xã hội học tập, cả nước đi học. Đây là bước tiến rất lớn trong thay đổi về tư duy cũng như thay đổi về cách làm, cách nghĩ để phục vụ cho chủ trương của Đảng. Có nghĩa là lúc đầu phục vụ chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, còn bây giờ là phát triển kinh tế bằng tri thức đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0. Vì có những thay đổi như vậy cho nên từ năm 2016, tức là nhiệm kỳ 5 bắt đầu, Hội khuyến học Việt Nam lại chuyển mạnh sang không chỉ học tập ở trẻ em mà bắt đầu học tập ở người lớn được phát huy cao độ.

Trước đây, người ta cứ nghĩ rằng khuyến học thì chỉ có đi phát học bổng cho trẻ em, nhưng đến hiện nay không phải dừng lại ở chỗ phát học bổng mà cần phải thúc đẩy sự ham học, sự hiếu học của cả người lớn và trẻ em thông qua các phong trào. Trước đây gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học thì bây giờ thành gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập. Tức là sự phát triển mô hình này, nó thể hiện đổi mới tư duy và nhận thức sâu sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài. Xây dựng xã hội học tập không những của Đảng ta, của Chính phủ ta, mà còn tác động đến nhiều chủ trương sau này. Chính từ những tư duy đổi mới như vậy, từ sự lãnh đạo của Đảng và các chính sách của Nhà nước, có thể khẳng định Hội khuyến học Việt Nam đã phát triển toàn diện về quy mô và vị thế.

PV: Vậy bà có thể chia sẻ rõ hơn về những đóng góp nổi bật của Hội trong phong trào khuyến học, khuyến tài ở nước ta suốt 25 năm qua để có được một sự khởi sắc như ngày hôm nay?

GS.TS Nguyễn Thị Doan: Tôi xin chia sẻ bằng 5 nhóm vấn đề: Một là, về tổ chức, từ 15 triệu hội viên năm 2016 đến nay đã lên 21 triệu hội viên. Từ chỗ chỉ ký kết hợp tác để liên kết, để thúc đẩy xã hội học tập với 3 cơ quan thì đến năm 2021 đã ký kết được với 10 cơ quan, đơn vị, trong đó chủ yếu là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp. Từ đó, nhận thức của nhân dân về học tập được nâng lên, bây giờ ai cũng thấy được rằng nếu không học không thể phát triển được. Chính chúng tôi cũng tự hào là Hội khuyến học Việt Nam đã góp phần thúc đẩy nhận thức của nhân dân về học tập thông qua các cuộc hội thảo, thu hút rất đông cơ quan đến dự.

Thứ hai, là về những mối quan hệ như tôi vừa nói, cần nhấn mạnh không chỉ dừng ở việc ký kết với 10 đơn vị mà ở chỗ mối quan hệ với các tổ chức chính trị từ cơ sở cho đến trung ương rất chặt chẽ. Vì vậy, nhìn lại chặng đường 25 năm cho thấy tinh thần học tập, những hiệu quả của công tác học tập được nâng lên rõ rệt. Qua khảo sát của 63 tỉnh, thành phố thì có tới 98% nhân dân cho rằng nhờ có các mô hình học tập mà gia đình người ta kinh tế khá giả hơn, con người đàng hoàng hơn, không có tệ nạn xã hội. Trong những gia đình học tập ấy dòng họ gắn kết với nhau hơn và vì vậy cho nên kinh tế địa phương phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Và thúc đẩy xã hội học tập ở Việt Nam.

PV: Xin bà có thể khái quát lại những bước đột phá trong suốt chặng đường 25 năm của Hội Khuyến học Việt Nam?  GS.TS Nguyễn Thị Doan: Có thể nhận thấy, qua 25 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học Việt Nam đã trưởng thành, không những về quy mô, về tầm cỡ mà cả vị thế. Thời điểm đó thế giới bắt đầu chuyển mạnh sang phát triển kinh tế bằng tri thức. Ở Việt Nam lúc đó cũng bắt đầu chuyển mình công cuộc cách mạng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hội khuyến học Việt Nam thành lập và Quỹ khuyến học ra đời khi ấy tập trung chủ yếu là thúc đẩy và làm thế nào để phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân. Phải đến năm 2001, tức là sau 5 năm thành lập, lúc đó các mô hình học tập ra đời, đó là các mô hình hiếu học, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cũng đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao học bổng cho học sinh và tặng quà các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: TL

Thứ ba, chúng tôi chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng như khuyến học, khuyến tài thông qua Quỹ khuyến học. Bằng nhiều hình thức năng động, sáng tạo và rất hay của các địa phương. Ví dụ như: tiếng kèn học tập, cây bưởi khuyến học, con gà khuyến học, ao cá khuyến học ở các địa phương, nhất là nuôi heo đất trong các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ. Qua đó cho thấy rằng nhân dân đầu tư cho các em học tập rất nhiều. Còn Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam thì quỹ của mình dành để tặng cho không chỉ con trẻ mà cho cả người lớn học tập. Có trường hợp cụ 93 tuổi vẫn được nhận học bổng. Điều này tạo nên không khí học tập trong cộng đồng rất tốt.

Thứ tư, phát triển ngoạn mục của Hội khuyến học Việt Nam đó là nghiên cứu khoa học, tức là làm gì thì phải có lý luận gắn với thực tiễn, muốn triển khai việc gì thì phải ra bằng được những cơ sở lý luận và thực tiễn rồi mới làm. Qua 7 cuộc hội thảo trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng tôi đã tham mưu Bộ Giáo dục và Đào tạo có được những các công văn gửi cho các trường đại học bắt buộc phải xây dựng tài nguyên giáo dục mở, giảng dạy theo hướng mở, giảng dạy online và bằng các hình thức trực tuyến. Chúng tôi đã đi trước một bước, cho nên cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi không có bị ngỡ ngàng khi mà dịch COVID-19 ập đến. Phương pháp học trực tuyến và tài nguyên giáo dục mở đã được các trường đại học và các trường phổ thông chuẩn bị tương đối tốt. Đấy là công lao của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có sự góp phần đáng kể của Hội khuyến học Việt Nam.

Một vấn đề cuối cùng, đó là hợp tác quốc tế, hiện nay chúng tôi đang liên hệ tốt với UNESCO và nhiệm kỳ này chúng tôi mong muốn chính thức gia nhập mạng lưới người lớn học tập, xã hội học tập của UNESCO. Việt Nam đã nằm trong mạng lưới rồi nhưng chúng tôi muốn thúc đẩy để hoạt động mạnh hơn nữa.

Nhìn lại 25 năm xây dựng và trưởng thành, với một đội ngũ cán bộ về hưu, những người mẫn cán và những người đã từng công tác trong các cơ quản Đảng và Nhà nước, mang hết tâm huyết, nhiệt tình của mình từ Trung ương đến địa phương, được sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, Hội Khuyến học đã thành công, đã góp phần đáng kể, đóng góp tích cực vào sự thay đổi nhận thức của xã hội về sự học, sự cần thiết của sự học, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là những thành tích nổi trội của Hội Khuyến học Việt Nam các cấp.

Hôm nay đúng dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đến đồng chí Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội cùng tất cả hệ thống chính quyền, đoàn thể, cơ quan các cấp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hội khuyến học Việt Nam hoạt động đạt được kết quả như ngày hôm nay.

GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao học bổng cho học sinh và tặng quà các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: TL
GS. TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao học bổng cho học sinh và tặng quà các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: TL

PV: Trước nhiều đổi thay của đất nước, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự kỳ vọng của nhân dân, là người đứng đầu Hội khuyến học Việt Nam, bà có kỳ vọng gì trong nhiệm kỳ mới này?

GS.TS Nguyễn Thị Doan: Nhiệm kỳ sắp tới đây, chúng tôi đang phối hợp rất tốt, trước tiên là với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai các chương trình của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập. Nếu như nhiệm kỳ 5 vừa qua, chúng tôi dừng lại mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập thì nhiệm kỳ mới chúng tôi muốn tiến sâu hơn nữa, đó là đi vào hạt nhân của tất cả những mô hình này đó là công dân học tập. Chúng tôi đang trình Chính phủ về các tiêu chí công dân học tập và nếu như trong tháng 11 này Chính phủ ký ban hành thì sang đến đầu năm 2022 sẽ triển khai ngay mô hình công dân học tập trên toàn quốc. Đây là một mô hình rất hay, bắt buộc. Bên cạnh đó, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện 4 mô hình theo Quyết định 281 hiện nay đó là gia đình học tập, dòng họ học tập, đơn vị học tập và xã hội học tập, nhưng phát triển theo chiều sâu bằng cách tăng cường nghiên cứu khoa học sâu hơn nữa về công suất học tập và mang tính công dân toàn cầu, đáp ứng công nghiệp cách mạng 4.0.

Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình để làm thế nào thay đổi phương pháp học, phương pháp dạy cho người lớn, cho người già và cả trẻ em nữa, góp phần cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo để làm sao có thể học ở mọi nơi, mọi lúc chỗ nào cũng học được. Có như vậy đất nước ta mới có thể phát triển được, nếu không chúng ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.

Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động, vừa qua, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam phát động phong trào “Máy tính cho em” để phục vụ việc học của các cháu học sinh. Ví dụ như Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình đã trích Quỹ Khuyến học để tặng 1.000 điện thoại thông minh cho học sinh lớp 9 và 12, hỗ trợ các em học tập tốt hơn trong thời điểm dịch COVID-19. Hay như tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh và các nơi khác đều 400-500 máy cho các cháu. Trung ương Hội khuyến học Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để làm thế nào góp phần tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập.

Tóm lại, nhìn lại 25 năm qua chúng tôi cũng đã làm được khá nhiều việc, thúc đẩy sự học của đất nước. Học mới thành tài, học mới có thể phát triển được và công tác thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội phát triển mạnh mẽ trong 25 năm qua. Đặc biệt đó là chính là danh hiệu danh giá tự học thành tài, nông dân tự học thành đạt. Là hội đặc thù, được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, chúng tôi hứa sẽ cố gắng trong toàn hệ thống, làm thế nào để phục vụ tốt sự nghiệp của Đảng là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh bằng tri thức.

PV: Trân trọng cảm ơn bà!

dangcongsan.vn

Tin liên quan

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm