Tag
Bộ Y tế

Hơn 80 ca tử vong do bệnh dại

Tin Y tế 14/12/2024 12:36
aa
TTTĐ - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số ca tăng cao là Bình Thuận, Đắk Lắk, Nghệ An, Gia Lai.
Huyện Sóc Sơn tăng cường phòng chống bệnh dại Đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức phòng, chống bệnh dại Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Quảng Nam: Nam học sinh tử vong sau hơn một tháng bị chó cắn

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus dại gây ra. Bệnh lưu hành ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó 95% các trường hợp tử vong ở khu vực châu Phi và châu Á.

Đông Nam Á là điểm nóng về bệnh dại với số lượng chó thả rông lớn, tỷ lệ tiêm phòng dại trên đàn vật nuôi (chó, mèo) thấp cùng tình trạng buôn bán thịt chó, mèo phổ biến tại một số quốc gia.

Bệnh nhân mắc bệnh dại do mèo cắn đang theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân mắc bệnh dại do mèo cắn đang theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, bệnh dại là mối nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người; tỷ lệ tử vong do bệnh dại gần như 100% khi xuất hiện các triệu chứng. Đây là bệnh truyền nhiễm có số người tử vong cao nhất và hầu hết các địa phương trên cả nước đều ghi nhận các trường hợp tử vong.

Việc phát hiện sớm và xử trí, tiêm phòng kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tử vong. Việc tiêm vaccine phòng dại đã được chứng minh là hiệu quả, tiết kiệm hơn rất nhiều so với điều trị sau phơi nhiễm để ngăn ngừa tử vong bệnh dại ở người.

Tại Việt Nam, nguồn chính gây bệnh dại là chó, mèo. Giai đoạn 2017-2021, trung bình hàng năm ghi nhận khoảng hơn 70 trường hợp tử vong.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 80 trường hợp tử vong tại 33 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương ghi nhận số tử vong ở người do bệnh dại cao là Bình Thuận (10 trường hợp), Đắk Lắk (7 trường hợp), Nghệ An (7 trường hợp), Gia Lai (6 trường hợp).

Theo Cục Y tế dự phòng, có nhiều nguyên nhân gây tử vong do bệnh dại ở người: người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại, tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định, tự điều trị, dùng thuốc nam; công tác quản lý đàn chó, mèo còn lỏng lẻo, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng dại trên đàn chó, mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo).

Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.

Cục Y tế dự phòng cho biết, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Để phòng ngừa bệnh dại cho bản thân và cộng đồng, người dân cần chủ động thực hiện các khuyến cáo: Tốt nhất là tiêm vaccine phòng dại cho tất cả chó, mèo; người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại theo khuyến cáo của ngành thú y.

Mọi người không đùa nghịch, chọc phá chó mèo; tránh tiếp xúc với chó, mèo có biểu hiện bất thường, nhất là với trẻ em.

Khi bị chó, mèo cắn, bệnh nhân cần vệ sinh và khử trùng vết thương: rửa vết thương ngay lập tức bằng xà phòng dưới vòi nước chảy trong 15 phút; nếu không có xà phòng, rửa vết thương bằng nước; sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc thuốc sát khuẩn.

Chú ý, bệnh nhân không băng kín vết thương và hạn chế làm dập vết thương; tiêm vaccine phòng bệnh dại hoặc huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó hoặc mèo cắn.

Để vaccine phòng bệnh dại có hiệu quả, người dân cần tiêm vaccine đầy đủ trong thời gian ủ bệnh, trước khi các triệu chứng bệnh dại xuất hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế; tuyệt đối không tự điều trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Ngoài ra, người dân hạn chế tối đa việc buôn bán, giết mổ chó, mèo để giảm nguy cơ, rủi ro tiếp xúc trực tiếp với virus dại từ chó, mèo; trường hợp có nguy cơ mắc bệnh dại, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, tư vấn và xử lý kịp thời.

Đọc thêm

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học lĩnh vực dược Sức khỏe

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học lĩnh vực dược

TTTĐ - Ngày 13/12, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác dược lâm sàng năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.
Tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS Tin Y tế

Tuyên truyền sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh THCS

TTTĐ - Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đan Phượng phối hợp cùng Trường THCS Trung Châu tổ chức buổi tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh.
Mắc vi khuẩn tụ cầu vàng chỉ vì một vết xước nhỏ Tin Y tế

Mắc vi khuẩn tụ cầu vàng chỉ vì một vết xước nhỏ

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận nam thanh niên (15 tuổi, ở Thanh Hóa) được chẩn đoán viêm xương tủy do vi khuẩn tụ cầu vàng. Đây là vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (tụ cầu kháng thuốc).
Cần khoảng 80.000 đơn vị máu dự trữ cuối năm và Tết Ất Tỵ Tin Y tế

Cần khoảng 80.000 đơn vị máu dự trữ cuối năm và Tết Ất Tỵ

TTTĐ - Để chuẩn bị cho lượng máu dự trữ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp tới, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương dự kiến cần khoảng 80.000 đơn vị máu trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025.
AstraZeneca công bố dữ liệu quan trọng lĩnh vực điều trị ung thư Tin Y tế

AstraZeneca công bố dữ liệu quan trọng lĩnh vực điều trị ung thư

TTTĐ - AstraZeneca vừa công bố nhiều dữ liệu quan trọng trong lĩnh vực điều trị ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tiêu hóa tại Hội nghị thường niên tập trung vào lĩnh vực ung thư học đa chuyên ngành Châu Á - ESMO Asia 2024.
Thêm bệnh viện thứ 10 triển khai thực hiện bệnh án điện tử Tin Y tế

Thêm bệnh viện thứ 10 triển khai thực hiện bệnh án điện tử

TTTĐ - Bệnh viện Ung bướu Hà Nội tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 10 của thành phố Hà Nội triển khai hệ thống này.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách về dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách về dân số

TTTĐ - Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12, quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, từng gia đình và toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh Sức khỏe

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh

TTTĐ - “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”, “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” là chủ đề mà Việt Nam lựa chọn cho Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.
Gần 87% trẻ sơ sinh được sàng lọc lấy máu gót chân Tin Y tế

Gần 87% trẻ sơ sinh được sàng lọc lấy máu gót chân

TTTĐ - Lấy máu gót chân là xét nghiệm sàng lọc đầu đời cho trẻ sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh rối loạn bẩm sinh.
Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV Tin Y tế

Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV

TTTĐ - Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng và trao quyền cho phụ nữ (UN Women Việt Nam) và Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tổ chức hoạt động Gặp gỡ thường niên “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV và bạo lực trên cơ sở giới” tại Hà Nội.
Xem thêm