Tag

Hưng Yên: Sẽ thanh tra hành chính làm rõ lùm xùm tại Trường Đại học Chu Văn An

Giáo dục 14/11/2018 18:39
aa
TTTĐ - UBND tỉnh Hưng Yên vừa giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra hành chính đối với Trường Đại học Chu Văn An từ năm 2012 đến nay.

Hưng Yên: Sẽ thanh tra hành chính làm rõ lùm xùm tại Trường Đại học Chu Văn An

Trường Đại học Chu Văn An, tỉnh Hưng Yên.

Bài liên quan

Hưng Yên: Lập Đoàn thanh tra Dự án Khu dịch vụ thương mại và nhà ở của Công ty Thép Thành Long

Hưng Yên: Kiểm tra tiến độ dự án Xuân Thành Land và KĐT mới phía Đông huyện Văn Giang

Theo nguồn tin của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 6/11/2018 vừa qua, UBND tỉnh Hưng Yên đã có Công văn số 3187/CV-UBND gửi Thanh tra tỉnh về việc thanh tra hành chính đối với Trường Đại học Chu Văn An.

Nội dung văn bản nêu rõ, căn cứ công văn của Bộ Giáo dục và Đạo tạo và xem xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND tỉnh Hưng Yên giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu thành lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra hành chính đối với Trường Đại học Chu Văn An từ năm 2012 đến nay, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/11/2018.

Theo tìm hiểu của PV, việc thanh tra hành chính tại Trường Đại học Chu Văn An có thể là do những vấn đề khúc mắc trong nội bộ Hội đồng quản trị (HĐQT) của trường diễn ra lâu nay. Trước đó, UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã kết luận nhiều sai phạm, tồn tại, trong đó có cá nhân ông Dương Phan Cường - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học Chu Văn An.

Công văn của UBND tỉnh Hưng Yên.
Công văn của UBND tỉnh Hưng Yên.

Mới đây, trong đơn thư gửi Báo Tuổi trẻ Thủ đô, các thành viên HĐQT Trường Đại học Chu Văn An cho biết, ngày 27/12/2012, UBND tỉnh Hưng Yên đã ra Quyết định về việc công nhận HĐQT Trường Đại học Chu Văn An nhiệm kỳ II (2012 - 2017). Trong đó, ông Dương Phan Cường giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT.

Nội dung đơn thư nêu, trong suốt nhiệm kỳ khoá II với tư cách là Chủ tịch HĐQT, ông Dương Phan Cường đã có rất nhiều sai phạm. Sau đó, Đoàn kiểm tra liên ngành (theo Quyết định số 1361/ QĐ – UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên) cũng đã kết luận kiến nghị giải quyết hàng loạt các sai phạm như: Không tổ chức họp HĐQT định kỳ và bất thường để triển khai thực hiện các Nghị quyết của ĐHĐCĐ; không ký trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định công nhận Hiệu trưởng theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 của Quy chế dẫn đến việc nhà trường không có hiệu trưởng kể từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Thay vào đó, ông Cường đã tự ý thực hiện các quyền hạn của HĐQT kiêm Hiệu trưởng của nhà trường.

Bên cạnh đó, ông Dương Phan Cường cũng không công khai, minh bạch về tài chính theo Quy định tại Khoản 4, Điều 20 Luật Giáo dục và Điểm c, Khoản 1, Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/ QĐ – TTg ngày 10/12/2014.

Cũng theo nội dung đơn thư, để đảm bảo quyền lợi của mình, các thành viên HĐQT đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu ông Dương Phan Cường thực hiện trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT nhưng ông Cường không hợp tác dẫn đến không thể tổ chức được bất kỳ cuộc họp nào hợp lệ cũng như các thành viên HĐQT đến nay không nắm được tình hình hoạt động của nhà trường. Đáng nói, mặc dù các cổ đông hiện nắm giữ 73% cổ phần nhưng không hề nhận được báo cáo, chi trả bất kỳ quyền lợi nào.

Trước sự việc trên, các thành viên HĐQT của Trường Đại học Chu Văn An đã nhiều lần gửi đơn thư kêu cứu tới các cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết vụ việc như Văn phòng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Hưng Yên...

Trường Đại học Chu Văn An, tỉnh Hưng Yên.
Trường Đại học Chu Văn An, tỉnh Hưng Yên.

Theo tìm hiểu của PV, nào ngày 18/9/2018, trong Công văn số 4271/ BGDĐT – TCCB phản hồi các thành viên HĐQT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, việc công nhận hoặc không công nhận HĐQT, Chủ tịch và các thành viên HĐQT Trường Đại học Chu Văn An là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Hưng Yên. Với trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với UBND tỉnh Hưng yên để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Trong khi đó, các thành viên HĐQT Trường Đại học Chu Văn An cho biết, sau nhiều nỗ lực yêu cầu Chủ tịch HĐQT khắc phục các sai phạm và giải quyết các vấn đề tồn tại của nhà trường không có kết quả, họ đã nhiều lần gửi đơn thư đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên, trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của quản lý Nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ đưa ra hướng chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết vụ việc.

Tuy nhiên, các thành viên HĐQT Trường Đại học Chu Văn An cho rằng các chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên là chưa nhất quán dẫn đến chưa thể giải quyết được dứt điểm các vấn đề khiến vụ việc tiếp tục kéo dài gây bức xúc và thiệt hại về tài chính của các thành viên HĐQT.

Các thành viên HĐQT Trường Đại học Chu Văn An cũng cho biết, tại Văn bản số 2607/ UBND – NC ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên có ý kiến nhất trí với kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm tra liên ngành tại Báo cáo số 02/BC – ĐKTLN ngày 30/8/2017 và yêu cầu Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT khoá II, nhiệm kỳ 2012 – 2017 Trường Đại học Chu Văn An thực hiện việc kiểm điểm Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT khoá II. Đồng thời rà soát, sửa đổi quy chế hoạt động của nhà trường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Chủ tịch HĐQT khoá II thông qua báo cáo tài chính hàng năm của trường và các quy định của liên quan đến tài chính trong quy chế tổ chức.

Đặc biệt, trong văn bản số số 2607/ UBND – NC, Điểm e, Mục 2 còn có hướng dẫn rất cụ thể: “Trường hợp Chủ tịch HĐQT khoá II không tổ chức họp bầu HĐQT khoá mới, các cổ đông thực hiện quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 20 Điều lệ Trường đại học ban hành theo quyết định 70/2014/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ”.

Căn cứ theo hướng dẫn tại “Điểm e” có thể thấy UBND tỉnh Hưng Yên đã mở ra hướng giải quyết cho các thành viên HĐQT khi Chủ tịch HĐQT khoá II không tổ chức họp bầu HĐQT khoá mới thì các cổ đông có thể thực hiện quyền và nhiệm vụ quy định tại Điều 20, Điều lệ, nghĩa là thực hiện các quyền của Đại hội đồng cổ đông bao gồm việc bầu, thay đổi thành viên HĐQT; thông qua báo cáo tài chính hàng năm của trường và những quy định của liên quan đến tài chính trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

Tuy nhiên, cũng trong văn bản này, trong Mục 3, UBND tỉnh Hưng Yên lại chỉ đạo: “Yêu cầu HĐQT, các thành viên HĐQT khoá II Trường Đại học Chu Văn An thực hiện xong các nội dung trước khi thành lập HĐQT khoá III”.

Áp dụng hướng dẫn trên của UBND tỉnh Hưng Yên, các thành viên HĐQT của Trường Đại học Chu Văn An đã tiến hành tổ chức họp ĐHĐCĐ theo đúng quy định tại Điều 20 của quy chế để thành lập ra HĐQT khoá III và bầu người nắm quyền Chủ tịch HĐQT vì nhiệm kỳ II (2012 – 2017) do ông Dương Phan Cường được bầu làm Chủ tịch HĐQT cũng kết thúc, đồng thời thời gửi đề xuất với UBND tỉnh để đề nghị công nhận HĐQT, thành viên HĐQT và quyền Chủ tịch HĐQT khoá III (2017 - 2022) Trường Đại học Chu Văn An.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Hưng Yên đã từ chối công nhận HĐQT, thành viên HĐQT, quyền Chủ tịch HĐQT khoá III với lý do: “Chủ tịch HĐQT và 04/05 thành viên HĐQT Trường Đại học Chu Văn An vẫn chưa ban hành quyết nghị về việc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành mới Quy chế tổ chức và hoạt động cùng các quy định nội bộ khác của nhà trường theo đúg quy định tại Điều lệ Trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ – TTg để có căn cứ tổ chức thực hiện quy trình thành lập HĐQT nhiệm kỳ tiếp theo”.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Dấu ấn từ xây dựng trường học ba “An” Giáo dục

Dấu ấn từ xây dựng trường học ba “An”

TTTĐ - Hơn 74 năm hình thành và phát triển, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều đã trở thành một điểm sáng của giáo dục Thủ đô. Những thành tích ấn tượng của nhà trường về chất lượng dạy và học đã đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Giáo dục Thủ đô trên chặng đường 7 thập kỉ qua.
Trường học số: Giải pháp giáo dục tương lai trong thời đại công nghệ Giáo dục

Trường học số: Giải pháp giáo dục tương lai trong thời đại công nghệ

TTTĐ - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, giảng dạy, tương tác 2 chiều với phụ huynh thông qua App… đó là vài trong rất nhiều tính năng của trường học số mà Tiểu học Đô thị Sài Đồng đã và đang ứng dụng, đến nay đạt được những hiệu quả tích cực.
Những đổi thay ở ngôi trường THCS Ngọc Thụy Giáo dục

Những đổi thay ở ngôi trường THCS Ngọc Thụy

TTTĐ - Trường THCS Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội) đã khẳng định mình là một môi trường giáo dục không chỉ chú trọng vào kiến thức mà còn hướng tới việc xây dựng “trường học hạnh phúc”. Để đạt được mục tiêu này, nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, tạo ra một không gian học tập thân thiện và tích cực cho học sinh.
THPT Tây Hồ: CLB góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Giáo dục

THPT Tây Hồ: CLB góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

TTTĐ - Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhiều trường học đã phát triển mô hình các câu lạc bộ (CLB) theo sở thích, năng khiếu học sinh. Đây được xem là giải pháp hiệu quả trong việc phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống cho học sinh, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Trường THPT Quang Minh - dấu ấn 24 năm hình thành và phát triển Giáo dục

Trường THPT Quang Minh - dấu ấn 24 năm hình thành và phát triển

TTTĐ - Vượt qua những khó khăn, thách thức của thời đại, với sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong suốt 24 năm qua, Trường THPT Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã không ngừng lớn mạnh, đào tạo nên những thế hệ học sinh xuất sấc và trở thành niềm tự hào của ngành Giáo dục và Nhân dân huyện Mê Linh.
FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức Giáo dục

FPT Polytechnic - thương hiệu uy tín gần 15 năm kiến tạo giá trị tri thức

TTTĐ - Trường Cao đẳng FPT Polytechnic được thành lập từ năm 2010 bởi Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) thuộc Tập đoàn FPT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhân lực chất lượng trong các ngành công nghệ, kinh tế và dịch vụ tại Việt Nam.
Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục Giáo dục

Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

TTTĐ - Chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn, giáo dục truyền thống yêu nước thông qua chương trình giáo dục lịch sử địa phương, tạo điều kiện để triển khai các mô hình giáo dục STEM trong các tiết học… là đổi mới trong phương pháp dạy học của toàn ngành Giáo dục Thủ đô, hướng tới xây dựng trường học phát triển toàn diện.
“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ Giáo dục

“Đặc sản” giáo dục Tây Hồ

TTTĐ - Trong bối cảnh giáo dục ngày càng chú trọng đến sự phát triển toàn diện, Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) đã triển khai các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa địa phương, nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc và gắn bó với quê hương cho học sinh bậc tiểu học và trung học cơ sở. Những chương trình này không chỉ giúp các em hiểu biết thêm về di sản văn hóa của Tây Hồ mà còn tạo động lực học tập, góp phần vào sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô.
Sẵn sàng hội nhập và phát triển Giáo dục

Sẵn sàng hội nhập và phát triển

TTTĐ - Được thành lập vào năm 2010, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội (FBU) được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển với triết lý giáo dục tập trung vào tính thực tiễn, thái độ đúng mực và kiến thức sâu rộng, kỹ năng đa dạng mang đến cho người học những giá trị thiết thực nhất để tự tin bước vào thị trường lao động.
Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo Giáo dục

Nơi nuôi dưỡng tình yêu thương và sáng tạo

TTTĐ - Trường Mầm non Bình Minh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dù mới đi vào hoạt động từ tháng 7/2024, đã nhanh chóng tạo dấu ấn riêng trong ngành Giáo dục mầm non của Thủ đô. Với phương châm “Nơi nào có tình yêu thương, nơi ấy có những điều kỳ diệu”, nhà trường không chỉ mang đến môi trường giáo dục thân thiện, sáng tạo mà còn giúp trẻ em phát triển hài hòa về cả thể chất và tinh thần.
Xem thêm