Tag
Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

Hướng tới nền giáo dục liêm chính không có tiêu cực

Giáo dục 30/11/2023 15:17
aa
TTTĐ - Nhằm hướng tới một nền giáo dục liêm chính không có tiêu cực học đường, đề cao sự tự trọng và danh dự cho giảng viên và sinh viên, Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng đã Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đảm bảo liêm chính học thuật trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học”.
Thúc đẩy giáo dục tài chính cho giới trẻ Việt Đổi mới giáo dục, đào tạo cần gắn với yêu cầu của xã hội Thêm một hệ thống giáo dục chuẩn quốc tế sắp có mặt tại Ocean City Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp THPT 4 môn

Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng - Ban Nội chính Trung ương chỉ ra hàng loạt bất cập, thậm chí là tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành giáo dục, chất lượng dạy và học cũng như công tác quản lý.

Các hành vi tiêu cực điển hình là thiếu liêm chính trong nghiên cứu học thuật; đạo văn, đạo dịch, ngụy tạo số liệu, mua bán tài liệu học thuật; dạy thêm, học thêm không đúng; thu ngoài quy định; tiêu cực trong tuyển sinh, thi cử; cấp bằng giả; nâng khống các thiết bị giáo dục để trục lợi;… đang thực sự là vấn nạn cần được dẹp bỏ.

Hướng tới nền giáo dục liêm chính không có tiêu cực
TS. Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng - Ban Nội chính Trung ương

Đưa ra quan điểm đổi mới, TS. Nguyễn Xuân Trường cho rằng, cần thiết phải có sự đánh giá một cách toàn diện, từ đó có các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện. Yếu tố đầu tiên, cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của liêm chính và phòng, chống tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Phải coi công tác phòng, chống tiêu cực là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác giáo dục… Tiếp theo, cần tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, thể chế về phòng, chống tiêu cực ngay trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.

Một biện pháp nữa là siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực và các hành vi bao che, cản trở việc chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo…

Trong bài tham luận của mình, GS.TS Vũ Công Giao, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu ra kinh nghiệm bảo đảm liêm chính học thuật ở một số trường đại học trên thế giới. Cụ thể, tại Úc, Hiệp hội các trường đại học Úc đã thống nhất 7 nguyên tắc chung để liêm chính học thuật như: Quyền tự chủ thể chế; Trách nhiệm chung; Phương pháp toàn diện; Các chính sách và thực hành thể chế hiệu quả; Huy động sự tham gia và trao quyền cho người học; Trao quyền và gắn kết với nhân viên và cuối cùng là nguyên tắc: “Phối hợp với nhau”.

Tại một số trường đại học ở châu Âu đã đưa ra 5 bài học để xây dựng văn hóa liêm chính trong học thuật bao gồm: Nắm bắt sự đổi mới để thích ứng với bối cảnh đang thay đổi; Dạy tính chính trực trong học tập như một bộ kỹ năng; Đưa các giá trị liêm chính học thuật vào thực tiễn; Thu hút sự tham gia của toàn bộ cộng đồng đại học và Xây dựng văn hóa liêm chính từng bước một.

Hướng tới nền giáo dục liêm chính không có tiêu cực
Toàn cảnh hội thảo khoa học

Theo GS.TS Vũ Công Giao, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu nào về thực trạng liêm chính học thuật ở Việt Nam, vì thế chưa thể đánh giá chính xác phạm vi và mức độ của vấn đề. Nhìn chung, những ý kiến trao đổi về liêm chính học thuật ở Việt Nam chủ yếu mới tập trung vào hình thức phổ biến nhất, đó là sao chép, còn những hình thức thiếu liêm chính học thuật khác như gian lận, bịa đặt… còn ít được chú ý.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho đến nay chưa ban hành quy chế riêng về liêm chính học thuật mà mới chỉ lồng ghép một quy định vào các quy chế đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có thể xem là một bất cập lớn, kéo theo sự ‘lơ là’ của một số trường đại học trong vấn đề này.

Một bất cập khác, Nghị định số 109/2022/NĐ-CP của Chính phủ chỉ đề cập đến liêm chính trong giáo dục đại học mà chưa tính đến liêm chính trong hoạt động của các cơ sở nghiên cứu và trong hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung.

Ở góc độ quản lý, GS.TS Vũ Công Giao cho rằng, Nhà nước cũng cần ban hành văn bản hay quy định cấm và xử lý những hành vi vi phạm liêm chính học thuật mang tính chất thương mại hoá, cụ thể như tổ chức cung cấp dịch vụ viết hay mua bán luận văn, luận án, bài tập, đi học, đi thi hộ cho sinh viên, học viên…

Cần liêm chính trong hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học

Có mặt tại Hội thảo, ThS. Trương Thành Trung, Tổng biên tập Tạp chí Mặt trận, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam đưa ra góc nhìn mới, nhấn mạnh tới việc: “Tăng cường vai trò giám sát xã hội góp phần bảo đảm liêm chính trong hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học”.

Theo ThS. Trương Thành Trung, giám sát của xã hội là một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm sự ngay thẳng, trong sạch trong toàn bộ hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, nhất là hoạt động học thuật như: Nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Bên cạnh đó, giám sát của xã hội góp phần nhận diện, vạch rõ, ngăn chặn các hành vi đạo văn, gian lận, bịa đặt, hỗ trợ hành vi không trung thực trong học thuật, thông đồng, hối lộ hay đe doạ trong hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, hướng dẫn khoa học.

Hướng tới nền giáo dục liêm chính không có tiêu cực
ThS. Trương Thành Trung, Tổng Biên tập Tạp chí Mặt trận, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Hiện nay, cơ sở pháp lý chủ yếu để xã hội giám sát cơ sở giáo dục đại học là Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy chế thực hiện công khai của các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào tạo đại học nói riêng.

Tuy nhiên, qua 5 năm triển khai thực hiện, Thông tư này đã và đang bộc lộ nhiều bất cập như: Nội dung công khai còn sơ sài, chưa bao quát được hết các công tác trong cơ sở đào tạo đại học; Thời gian niêm yết công khai quá ngắn; không ít cơ sở đào tạo đã gỡ ngay thông tin khi hết thời hạn theo quy định, điều này làm cho xã hội thiếu cơ sở để giám sát thường xuyên việc thực hiện công tác của cơ sở đào tạo; Ba là, thiếu chế tài đủ mạnh đối với các cơ sở đào tạo không thực hiện 3 công khai hoặc có thực hiện nhưng đối phó, không đúng quy định…

Tại Hội thảo, ThS. Trương Thành Trung đưa ra 5 giải pháp tăng cường vai trò giám sát của xã hội gồm: Nâng cao nhận thức về vai trò giám sát của xã hội góp phần bảo đảm liêm chính trong hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học; Xây dựng, hoàn thiện quy định về liêm chính trong hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học; Thông tin kịp thời, công khai, minh bạch về hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học; Phát huy vai trò của nhà khoa học, chuyên gia tham gia giám sát sự liêm chính trong hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học và cuối cùng là: “Phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng; các tổ chức chính trị - xã hội, thanh tra nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học”.

Trong tham luận cũng như phát biểu ý kiến của PGS.TSKH Bùi Xuân Biên, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Phạm Ngọc Ánh, Hiệu trưởng cùng nhiều ThS. PGS.TS đang công tác tại Trường Đại học Tài chính- Ngân hàng Hà Nội cho thấy nhà trường nhận thức được tầm quan trọng của yêu cầu liêm chính trong hoạt động giáo dục, ngay từ những ngày đầu thành lập. Nhà trường đã sớm cụ thể hóa yêu cầu đảm bảo liêm chính trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học bằng các quy định cụ thể, đồng thời từng bước xây dụng và kiện toàn bộ máy tổ chức để đảm bảo thực hiện.

Hướng tới nền giáo dục liêm chính không có tiêu cực
GS.TS Hoàng Trần Hậu, Chủ tịch Hội đồng giám sát giáo dục Đại học Tài chính- Ngân hàng Hà Nội đóng góp ý kiến cho các tham luận

Rõ nhất là thời điểm năm 2011, Hội đồng quản trị đã ban hành Nghị quyết số 03/NQ-ĐHTNH-HĐQT công bố Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi – Mục tiêu chiến lược của Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội. Trong đó, giá trị cốt lõi được xác định ngay đầu tiên đó là: “Trọng giá trị tri thức và thượng tôn đạo đức nghề nghiệp”.

Đặc biệt, Trong bộ quy tắc về đạo đức trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 30A/QĐĐHTCNH-QLKH ngày 17/2/2017 đã xác định cụ thể các chuẩn mực đạo đức trong ứng xử của các giảng viên, cán bộ quản lý và các đối tượng sinh viên, học viên trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học…

Năm 2021, tổng kết 10 năm xây dựng và phát triển trường Đại học Tài chính-Ngân hàng Hà Nội, trong Tuyên bố về Sứ mạng – Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi – Triết lý giáo dục cùng với việc Kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2021- 2025, yêu cầu về liêm chính tiếp tục được khẳng định, làm rõ và bổ sung, đó là: “Phát triển học thuật mang tính dân chủ cao; Không tiêu cực học đường; Minh bạch, thượng tôn pháp luật và cam kết”.

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Ánh, tôn trọng và cam kết thực thi yêu cầu liêm chính trong hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học luôn là sợi chỉ đỏ, là giá trị xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng quản trị cũng như việc tổ chức hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Tuy nhiên, cũng như với tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sự phát triển của công nghệ cũng như với nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau thì việc đảm bảo liêm chính một cách thực chất và bền vững trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học luôn là một thách thức to lớn đối với các nhà trường.

Đọc thêm

Chinh phục IELTS và tiếng Anh giao tiếp dễ dàng với học bổng S-Global 2025 hỗ trợ 65% học phí Giáo dục

Chinh phục IELTS và tiếng Anh giao tiếp dễ dàng với học bổng S-Global 2025 hỗ trợ 65% học phí

TTTĐ - Học bổng S-Global 2025 - “Becoming Beyonders” tài trợ đến 65% học phí các khóa tiếng Anh trực tuyến, giúp học viên chinh phục IELTS, nâng cao kỹ năng giao tiếp và mở rộng cơ hội hội nhập quốc tế.
Mốc thời gian cần nhớ tại kỳ thi lớp 10 công lập Hà Nội Giáo dục

Mốc thời gian cần nhớ tại kỳ thi lớp 10 công lập Hà Nội

TTTĐ - Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội năm học 2025 - 2026 đang đến gần. Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng mà thí sinh và phụ huynh cần lưu ý ghi nhớ để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Định hướng nghề nghiệp qua 4 yếu tố quan trọng Giáo dục

Định hướng nghề nghiệp qua 4 yếu tố quan trọng

TTTĐ - Thực tế hiện nay, việc người học không nắm được điểm mạnh và năng lực của bản thân là điều phổ biến. Học sinh chưa nắm được những kiến thức về ngành học; xu hướng phát triển của nhóm ngành đó. Chuyên gia tư vấn hướng nghiệp chỉ ra 4 yếu tố quan trọng cần phân tích khi chọn ngành, chọn nghề.
5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội Giáo dục

5 đối tượng được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố công khai 5 đối tượng thuộc diện được tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026.
37 học sinh Việt Nam thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025 Giáo dục

37 học sinh Việt Nam thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025

TTTĐ - Từ 187 thí sinh, qua kỳ thi chọn đội tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã lựa chọn được 37 em xuất sắc nhất đại diện cho đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025.
Hà Nội: Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của 30 quận, huyện, thị xã Giáo dục

Hà Nội: Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của 30 quận, huyện, thị xã

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của từng quận, huyện, thị xã với các hướng dẫn cụ thể.
Sôi động Festival tiếng Anh “Miền đất hy vọng” Giáo dục

Sôi động Festival tiếng Anh “Miền đất hy vọng”

TTTĐ - Kỳ công, sôi nổi và chất lượng, chương trình Dạ hội tiếng Anh - English Festival 2025: Dylastia - Miền đất hy vọng vừa được trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Đại học Sư phạm Hà Nội) tổ chức những ngày cuối tháng 3 đã góp phần giúp học sinh mở rộng hiểu biết về văn hóa, tư duy hội nhập và các kỹ năng mềm thiết yếu.
Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp 2025: Hành trình định hướng tương lai Giáo dục

Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp 2025: Hành trình định hướng tương lai

TTTĐ - Năm 2025, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 mang đến nhiều thay đổi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Để hỗ trợ học sinh định hướng tương lai, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình "Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp 2025". Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia giáo dục và hướng nghiệp hàng đầu.
Các thế hệ Amser kết nối - hội tụ - tỏa sáng Giáo dục

Các thế hệ Amser kết nối - hội tụ - tỏa sáng

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh đã có cơ hội được hội tụ, tỏa sáng trong sắc màu khối chuyên ở Ngày hội #Ams40. Không có khoảng cách, ở đó chỉ còn lại niềm tự hào, tin yêu với tinh thần "Once Amser, forever Amser".
Hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn đúng ngành học Giáo dục

Hướng nghiệp giúp học sinh lựa chọn đúng ngành học

TTTĐ - Nhằm giúp các em có định hướng đúng đắn, lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội, ngày 29/3, tại trường THPT Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Xem thêm