Huyện Mê Linh tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Huy động giáo viên làm đồ dùng dạy học để triển khai chương trình GDPT 2018 |
Dự buổi chuyên đề có PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Tổng chủ Biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ Văn, Chủ biên sách giáo khoa Ngữ Văn 7 - Bộ Cánh Diều; đồng chí Trần Đăng Nghĩa - Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội; đồng chí Nguyễn Văn Hậu - Huyện ủy viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh.
Cô Phạm Minh Nguyệt và học sinh lớp 7A2, trường THCS Trưng Vương thực hiện bài học "Thực hành đọc hiểu văn bản cho học sinh qua tùy bút "Trưa tha hương" của tác giả Trần Cư" |
Tại buổi chuyên đề, các đại biểu và cán bộ quản lý, giáo viên được dự giờ bài giảng: "Hình thành kĩ năng thực hành đọc hiểu văn bản cho học sinh qua tùy bút "Trưa tha hương" của tác giả Trần Cư" do cô Phạm Minh Nguyệt và học sinh lớp 7A2, trường THCS Trưng Vương thực hiện.
Bằng cách thức truyền tải sáng tạo, độc đáo, bài giảng của cô Nguyệt đã giúp các em học sinh nhận biết được về thể loại tùy bút, vận dụng tri thức thể loại vào đọc hiểu văn bản và chỉ ra được một số yếu tố hình thức (cái "tôi", ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc …), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,..) của tùy bút. Từ đó, các em học sinh biết trình bày, phát biểu cảm nhận, suy nghĩ của mình về ý nghĩa sâu sắc của điệu hát ru miền Bắc; biết phân tích về sử dụng ngôn ngữ trong bài tùy bút "Trưa tha hương".
Bài giảng của cô Phạm Minh Nguyệt đã được các đại biểu tham dự đánh giá cao về năng lực sư phạm và tính sáng tạo trọng việc thiết kế bài dạy; kỹ thuật dạy học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp, phong phú. Cô đã áp dụng thành công những thành tố tích cực của các mô hình dạy học tiên tiến; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được thể hiện năng lực cá nhân trong hoạt động học tập, trao đổi chia sẻ với bạn bè trong nhóm và toàn lớp.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống phát biểu tại buổi chuyên đề |
Qua bài giảng, giáo viên đã thực hiện đúng quan điểm đổi mới chương trình, sách giáo khoa; bám sát yêu cầu cần đạt của bài trong việc tổ chức các hoạt động dạy học; tổ chức mạch lạc các hoạt động Khởi động, kết nối - Hình thành kiến thức mới - Luyện tập, thực hành - Vận dụng. Đồng thời, các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên các trường đã trao đổi sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Các ý kiến trao đổi, chia sẻ, phân tích, rút kinh nghiệm tập trung đi sâu vào các kỹ thuật dạy học tích cực, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, liên hệ vận dụng bài học vào thực tế, tổ chức các hoạt động học tập cá nhân, nhóm và toàn lớp nhằm quán triệt thực hiện quan điểm của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Đồng chí Trần Đăng Nghĩa - Phó trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội tặng hoa chúc mừng bài giảng của cô Phạm Minh Nguyệt |
Phát biểu tại buổi chuyên đề, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ Văn, Chủ biên sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 7 - Bộ Cánh Diều và đồng chí Trần Đăng Nghĩa - Phó Trưởng Phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá cao phương pháp dạy học, thiết kế bài giảng của giáo viên và học sinh Trường THCSTrưng Vương.
Đặc biệt, trong giờ học, học sinh đều thực hiện tốt các kỹ thuật học nhóm, tự tin chia sẻ, trao đổi kết quả thảo luận và chia sẻ cảm nghĩ của mình, chủ động chiếm lĩnh nội dung bài học. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống và đồng chí Trần Đăng Nghĩa hoan nghênh các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên đã chia sẻ những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong triển khai thực hiện bộ môn Ngữ văn lớp 7- Bộ Cánh Diều. Đồng thời, mong muốn các thầy cô giáo tiếp tục phát huy, vận dụng các hình ảnh cụ thể, chủ động kết nối lý thuyết với thực hành để học sinh vận dụng hiệu quả bài học; thực hiện tốt Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Buổi chuyên đề đã trang bị thêm cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng để dạy học dạng bài thực hành đọc hiểu. Từ đó giúp học sinh biết cách khai khác văn bản theo đúng đặc trưng thể loại và hình thành được các kĩ năng thực hành đọc hiểu, được trang bị kiến thức nền cũng như kĩ năng căn bản để các em có thể tự khám phá một văn bản thuộc thể loại tản văn trên sách báo, ngoài cuộc sống.