Tag

Khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học

Giáo dục 19/06/2020 13:56
aa
TTTĐ - Ngày 19/6, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2019-2020.

Khai mạc Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Miên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận trao quà lưu niệm cho các đội tham gia cuộc thi

Bài liên quan

Phát động cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc phòng chống sốt xuất huyết”

Sinh viên Nhân văn giành giải Nhất cuộc thi Rung chuông vàng “Năm Chủ tịch ASEAN"

Cơ hội tuyển thẳng Khoa Quốc tế - ĐHQGHN dành cho thí sinh “Đường lên đỉnh Olympia”

Năm học 2019-2020 là năm thứ tám, Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi năm nay đã thu hút được đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh các trường phổ thông trên khắp cả nước tham gia với 67 đơn vị dự thi, 137 dự án với 253 học sinh.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Trưởng ban tổ chức, cuộc thi năm nay đã thu hút, tập hợp được nhiều nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng, học viện tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh, thành phố đến cấp quốc gia. Nhiều trường đại học, các tổ chức khoa học và các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã đến tham dự, trao phần thưởng và công bố tuyển thẳng vào bậc đại học của đơn vị mình đối với các thí sinh đạt giải.

Cuộc thi còn nhận được sự phối hợp của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học Kĩ thuật Việt Nam và Quỹ hỗ trợ sáng tạo kĩ thuật Việt Nam (Vifotec); Thành ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành, đoàn thể Thành phố Đà Nẵng; Các trường đại học...

Phát biểu khai mạc cuộc thi, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Sự bùng nổ tri thức, công nghệ sản xuất mới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi các nội dung trong giáo dục đào tạo, yêu cầu người học phải thay đổi cách học, người dạy phải thay đổi cách dạy và nhà trường phải thay đổi cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học.

Trước bối cảnh đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm vừa qua, giáo dục phổ thông nói chung và công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng đã có rất nhiều đổi mới cả về mục tiêu, nội dung, phương thức giáo dục, đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục và đã thu được những kết quả rất quan trọng.

Bên cạnh tiềm năng sáng tạo của học sinh Việt Nam đã được khẳng định qua thành công của các em trong các kì thi Olympic quốc tế hằng năm, từ năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (VISEF) thu hút hàng ngàn học sinh tham gia; đã cử học sinh tham dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (Intel ISEF) và các cuộc thi, hội trợ, triển lãm quốc tế về sáng tạo khoa học, kỹ thuật và thu được những kết quả khả quan.

Liên tục trong các cuộc thi Intel ISEF ở Hoa Kỳ những năm vừa qua, học sinh Việt Nam đã khẳng định khả năng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật ở tầm quốc tế: Năm 2012 đoạt giải Nhất; Năm 2013 đoạt 2 giải Tư; Năm 2014 đoạt 2 giải Tư và 1 giải đặc biệt; Năm 2015 đoạt 1 giải Tư và 1 giải đặc biệt; Năm 2016 đoạt 4 giải Ba; năm 2017 có 1 giải Ba; 4 giải Tư và 4 dự án đoạt giải đặc biệt; Năm 2018 có 1 giải Ba và 1 giải đặc biệt; Năm 2019 có 1 giải Ba.

Tỷ lệ dự án đoạt giải của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình 26% của Intel ISEF. Bên cạnh đó, học sinh của chúng ta cũng đạt nhiều giải, nhiều huy chương khi tham dự các cuộc thi, triển lãm sáng tạo khoa học của khu vực và quốc tế.

Tại những cuộc thi này, từ việc xác định đề tài đến quá trình triển khai nghiên cứu đề tài cho thấy nhiều em đã thực sự có phẩm chất và năng lực của nhà khoa học. Các ý tưởng sáng tạo của các em đã được hiện thực hóa và giải quyết nhiều vấn đề này nảy sinh trong thực tiễn.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Đối với học sinh, nghiên cứu khoa học kỹ thuật khuyến khích các em quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống, liên hệ kiến thức học được ở trường phổ thông với thực tế sinh động của thế giới tự nhiên và xã hội, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức tổng hợp đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn; Góp phần giáo dục STEM và tạo nền tảng cho các hoạt động khởi nghiệp trong tương lai.

Để cuộc thi đạt mục tiêu và đúng yêu cầu của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị Ban tổ chức có kế hoạch hoạt động chi tiết, đảm bảo cuộc thi khách quan, công bằng, đúng quy chế. Ban giám khảo cần tập trung làm việc chính xác, công bằng, lựa chọn được những đề tài tốt nhất để trao giải.

Đọc thêm

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường Giáo dục

Xuất hiện nhiều câu chuyện đẹp, xúc động về thầy cô và mái trường

TTTĐ - Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 diễn ra lúc 10h ngày 22/11, tại Hà Nội.
Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình Giáo dục

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình

TTTĐ - Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội tổng kết và trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024 - 2025.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai Giáo dục

Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai

TTTĐ - Ngày 19/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2004-2024).
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Xem thêm