Khẩn trương xác minh vụ việc sản phụ tử vong nghi do thuốc gây tê
![]() |
Ảnh minh hoạ
Bài liên quan
Cứu sống hai mẹ con sản phụ bị dị dạng mạch thận hiếm gặp
Nỗ lực cứu con của sản phụ ung thư giai đoạn cuối
Tỷ lệ sinh đẻ tuổi vị thành niên vẫn còn cao
Đỡ đẻ thành công cho một sản phụ mắc tim bẩm sinh phức tạp
Sản phụ tử vong do nghi dùng thuốc gây tê
Ngày 20/11, báo chí phản ánh trường hợp sự cố y khoa nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng vào ngày 17/11/2019. Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã thực hiện mổ lấy thai bằng phương pháp gây tê tủy sống cho sản phụ VTNS và sản phụ NTH; sau đó sản phụ S tử vong cùng ngày, sản phụ H trong tình trạng rất nguy kịch.
Vì vậy, Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em đề nghị Sở Y tế thành phố Đà Nẵng kiểm tra, xác minh thông tin về nội dung báo đăng và gửi báo cáo nhanh quá trình theo dõi, chăm sóc, xử trí của Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng đối với sản phụ S và sản phụ H.
Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng thành lập Hội đồng chuyên môn. Nếu bệnh viện không đủ điều kiện thì Sở Y tế thành lập Hội đồng chuyên môn; thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn đến gia đình các sản phụ và cơ quan truyền thông đại chúng; Xử lý nghiêm tập thể và cá nhân nếu có sai phạm về chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp theo quy định.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp dịch vụ sản phụ khoa và sơ sinh nghiêm túc thực hiện công văn số 5069/BYT-BM-TE ngày 29-8-2019 về sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai.
Trường hợp có nghi ngờ liên quan đến thuốc sử dụng trong quá trình điều trị cho các sản phụ, cần chỉ đạo đơn vị lập báo cáo phản ứng có hại của thuốc theo hướng dẫn, khẩn trương gửi về Trung tâm DI&ADR quốc gia, đồng gửi Cục Quản lý dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Vụ Sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Những biến chứng nguy hiểm sản phụ có thể gặp phải khi gây tê tủy sống
Theo các chuyên gia y tế, gây tê là biện pháp giảm đau khi sinh mang lại nhiều ưu điểm. Theo đó, gây tê tủy sống là kỹ thuật giảm đau được thực hiện trước khi tiến hành mổ lấy thai nhằm giúp sản phụ vượt cạn dễ dàng, không cảm thấy đau đớn.
Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào tủy sống của sản phụ khiến sản phụ bất động, mất cảm giác hoàn toàn ở nửa thân dưới. Sản phụ vẫn tỉnh táo, nhìn thấy, nghe được và cảm nhận các thao tác của bác sĩ nhưng không có cảm giác đau. Tuy nhiên, sau gây tê, sản phụ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tức ngực, đau lưng…
Có những trường hợp, thai phụ đau lưng, đau đầu… chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi sinh mổ. Tuy nhiên, một số thai phụ sẽ xuất hiện những tác dụng phụ kéo dài vài ngày và lâu nhất là 2 tuần sau sinh.
Cũng theo các bác sĩ, tác dụng phụ của thuốc gây tê không chỉ xuất hiện trong vài tuần đầu sau sinh mà còn có thể kéo dài 1 năm, thậm chí vài năm sau sinh.
Hiện tượng phổ biến nhất của tác dụng phụ sau khi gây tê đó là đau đầu. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ của dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng làm giãn mạch máu và tăng áp lực não tủy.
Bên cạnh đau đầu, phụ nữ sau sinh thường đau lưng, có nhiều người đau dữ dội đến mức khó ngồi dậy sau khi nằm hay ngồi chỉ vài phút là đau lưng dù đã sinh xong được một thời gian dài.
Khoảng 30 – 40% phụ nữ sau sinh thực hiện gây tê tủy sống bị ngứa toàn thân, thay đổi thính lực, tổn thương hệ thần kinh. Nhiều trường hợp nặng còn có thể bị nhiễm trùng quanh cột sống, tê liệt toàn thân.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Phát động các chiến dịch tương tác về phòng, chống dịch bệnh

Cấp cứu cô gái trẻ sốc nhiễm khuẩn, biến chứng viêm phổi cấp

Khẩn trương thống nhất bổ sung nguồn vốn ngân sách nhà nước triển khai mua sắm thiết bị y tế
