Khẳng định vị thế ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trên thế giới
Định hướng tương lai phát triển ngành hoa, cây cảnh Việt Nam Phát triển hoa cây cảnh: Điểm nhấn trong xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh |
Kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD mỗi năm
Ngành hoa, cây cảnh Việt Nam không chỉ tô điểm cho cuộc sống, làm đẹp không gian, mang lại giá trị tinh thần to lớn mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu người dân.
![]() |
Sự kiện là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nghệ nhân và người sản xuất cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm |
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, dịch chuyển ngành nghề và biến đổi khí hậu, ngành Hoa, cây cảnh đang đối mặt với nhiều thách thức về nguồn ngân lực, giống, kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại, liên kết chuỗi giá trị và thị trường tiêu thụ. Hội thảo Quốc gia: Phát triển bền vững ngành Hoa cây cảnh Việt Nam do Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tổ chức đã thu hút nhiều sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp chiến lược trong phát triển công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thị trường hoa, cây cảnh Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, trong những năm gần đây, ngành hoa, cây cảnh Việt Nam đã có những bước phát triển đầy ấn tượng, trở thành một trong những ngành kinh tế có tiềm năng lớn, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân mà còn đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch và văn hóa đô thị.
![]() |
GS.TS Phạm Văn Cường – Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Tính đến năm 2024, cả nước có gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh – tăng gấp 8 lần so với năm 2000. Giá trị sản lượng toàn ngành đạt trên 45.000 tỷ đồng mỗi năm. Kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, với các sản phẩm chủ lực như hoa lan, hoa hồng, hoa cúc… Điều đó cho thấy vị thế ngày càng được khẳng định của ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trong khu vực và trên thế giới…
Hội thảo hôm nay được kỳ vọng sẽ là diễn đàn học thuật và thực tiễn quan trọng, nơi quy tụ các ý tưởng, sáng kiến, kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn từ các nhà khoa học, nghệ nhân, nhà quản lý và doanh nghiệp. Thông qua các tham luận và tọa đàm, chúng ta sẽ cùng thảo luận và đề xuất các giải pháp thiết thực, đồng bộ nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành hoa cây cảnh một cách bền vững.
Để ngành hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển bền vững
Dù ngành hoa, cây cảnh Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, quy mô thị trường hoa tươi Việt Nam ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD nhưng thị trường trong nước vẫn còn không ít khó khăn, thách thức.
Theo bà Dương Thị Ngà, Phó Phó Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phía Bắc (Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật), hiện tại, ngành hoa, cây cảnh trong nước còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ nghiên cứu chuyên sâu còn hạn chế, ứng dụng công nghệ cao còn manh mún, chưa đồng bộ…
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Anh Trụ (Học viện Nông nghiêp Việt Nam) cũng nêu ra những khoăn, thách thức của ngành hoa, cây cảnh Việt Nam hiện nay như: Định hướng phát triển vùng hoa cây cảnh còn nhiều vướng mắc, bất cập; Kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; Hầu hết các giống hoa, cây cảnh đang được trồng ở Việt Nam được nhập theo con đường không chính thức từ nước ngoài nên không có bản quyền; Nguồn nhân lực phục vụ quản lý, sản xuất kinh doanh hoa, cây cảnh công nghệ cao còn thiếu và yếu, tỷ lệ qua đào tạo thấp; Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới; Biến đổi khí hậu…
![]() |
Nhiều tác phẩm nghệ thuật được chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao |
Trước những thách thức nêu trên, để xây dựng ngành hoa, cây cảnh Việt Nam phát triển bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, có khả năng cạnh tranh cao, bà Ngà đã đề xuất một số giải pháp để phát triển ngành hoa cây cảnh Việt Nam. Cụ thể về khoa học công nghệ: Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn tạo, nhập nội những giống hoa, cây cảnh có tính trạng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao giá trị về vẻ đẹp, về văn hóa và mục đích sử dụng của khách hàng trong và ngoài nước; Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh từ khâu nhân giống, trồng, chăm sóc, tạo tán, thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm; khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác bền vững.
Về thị trường tiêu thụ: Cần nghiên cứu văn hoá sử dụng hoa, cây cảnh trong các gia đình người Việt Nam; Đa dạng các sản phẩm hoa phục vụ các đối tượng; nghiên cứu văn hoá, thị hiếu người tiêu dùng tại một số thị trường tiềm năng như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Khuyến khích các doanh nghiệp lên kết với hợp tác xã…
Ở góc độ là người nghiên cứu khoa học, ông Nguyễn Anh Trụ cho rằng, với những lợi thế về thị trường, khí hậu, đất đai, lao động, khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ... sản xuất hoa ở Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng về mặt số lượng, chất lượng, giá thành, để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm hoa, cây cảnh Việt Nam so với các nước khác.
“Để phát triển bền vững ngành hoa, cây cảnh Việt Nam, chúng ta cần phát triển sản xuất hoa, cây cảnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, chúng ta cần phát triển sản xuất hoa, cây cảnh gắn với chế biến dược liệu và chiết xuất, chế biến hương liệu. Ngoài ra, phát triển sản xuất hoa, cây cảnh gắn với du lịch sinh thái và thị trường”, ông Trụ nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

8 học sinh Việt Nam giành huy chương Olympic Vật lý Châu Á

Học sinh Việt Nam thi khoa học kỹ thuật quốc tế ở Mỹ

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Bước tiến chiến lược nâng cao chất lượng giáo dục

Quảng Ngãi chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Rộng mở tương lai nghề nghiệp

Nhiều đại học không đổi chứng chỉ ngoại ngữ thành điểm thi tốt nghiệp

Từ vườn ươm Việt Đức tới sân chơi khoa học kỹ thuật quốc tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam "chắp cánh" ước mơ ngành Du lịch
