Tag

Khi thảm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà: Nỗi ám ảnh amiăng của người dân “làng ung thư” (Kỳ 1)

Sức khỏe 20/12/2016 19:49
aa
(TTTĐ) - Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO), amiăng là chất gây ung thư nguy hiểm cho người. Nhưng tại Việt Nam, hơn 90% tấm lợp fibro xi măng ở nước ta làm từ chất này. Điều đó khiến nhiều người lo sợ về hiểm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà.

Khi thảm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà: Nỗi ám ảnh amiăng của người dân “làng ung thư” (Kỳ 1)

(TTTĐ) - Theo cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC, thuộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO), amiăng là chất gây ung thư nguy hiểm cho người. Nhưng tại Việt Nam, hơn 90% tấm lợp fibro xi măng ở nước ta làm từ chất này. Điều đó khiến nhiều người lo sợ về hiểm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà.

Khi thảm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà: Nỗi ám ảnh amiăng của người dân “làng ung thư” (Kỳ 1)

Nhà ông Đỉnh có 4 người thì 3 người đã mắc ung thư, chờ “đến lượt”

Nỗi lo này không phải không có lý khi có nơi, hai khu phố cách nhau một con đường rộng vài mét, ở phố có nhà máy sản xuất tấm lợp fibro xi măng, tỉ lệ người dân mắc ung thư cao gấp nhiều lần phố bên kia. Rồi tại một ngôi làng ung thư, rất nhiều người dân và cả chính quyền đều khẳng định nguyên nhân gây bệnh có liên quan tới amiăng.

Sổ tử hãi hùng của người viết điếu văn

Làng Thổ Vị (xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) có 460 hộ, với khoảng 1.700 dân, mới được “xếp hạng” là một trong mười làng có người mắc bệnh ung thư nhiều nhất cả nước.

Ông Trần Minh Hán là cựu sỹ quan quân đội đã có ba mươi năm hoạt động trong nhiều lĩnh vực ở địa phương, làm trưởng làng Thổ Vị, rồi làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Mặt trận Tổ quốc xã Tế Thắng.

Chính vì hoạt động nhiều, cũng lại là người có chữ nghĩa ở làng nên hễ Thổ Vị có người nằm xuống là ông “đảm nhiệm” việc viết và đọc điếu văn. Cứ có người nằm xuống là ông ghi vào một cuốn sổ.

Ông Hán lật giở cuốn sổ ghi chép bìa xanh, đó là sổ theo dõi hộ khẩu Thổ Vị từ khi ông còn làm trưởng làng. Giấy sổ đã chuyển màu vàng, nét mực đã phần nào mờ đi cùng mưa nắng suốt hơn hai mươi năm ròng. Trang nào cũng có những cái tên được gạch chân, kéo dài bằng mực đỏ với chú thích: K (ung thư). Có những trang sát nhau hai, ba dấu gạch.

Cứ vài trang lại có một hộ mất từ 3-5 người với cùng một nguyên nhân: K. Ông Hán nói:“Nhà Tân Dung 4 suất, nhà bà Tào hai vợ chồng và một đứa cháu, nhà bà Úy 3 suất, nhà ông Bưởi 3 suất.

Nhà anh Tạo 4 suất: Lê Văn Tạo, ông bố là Lê Văn Duyên, anh trai là Lê Văn Miên, chị vợ là Đỗ Thị Thu. Hai vợ chồng Lê Huy Nghĩa và Lê Thị Thuỷ cùng bị K. Còn cái góc chợ bé tẹo đầu đường kia cũng có đến 5-6 bà goá, chồng đều chết vì ung thư”.

Cách nhà ông Hán mấy con ngõ, nhà ông Đỗ Ngọc Đỉnh có bốn thành viên, 6 năm trước ông Đỉnh “nhận án” K tiền liệt tuyến. Hai năm sau bà vợ Lê Thị Hương phải đi cắt bỏ u. Hai năm sau nữa cô con gái Đỗ Thị Liên đang học hành giỏi giang ngoài Hà Nội bỗng nằm bẹp vì não, bây giờ Liên đã không còn nhận biết được bất cứ thứ gì.

Khi thảm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà:
Một trang trong cuốn sổ tử với gia đình có 5 người chết vì ung thư

Ông Hán vừa dò từng dòng mực đỏ vừa nói:“Bắt đầu từ năm 1993, tôi thấy có nhiều người chết vì ung thư quá, cả người lớn, cả trẻ con, nhiều hơn các làng khác một cách bất thường nên tôi lập sổ theo dõi, so sánh không ngờ con số cứ ngày một tăng lên không ngừng”.

Năm 2005, ông Hán báo cáo tình hình “K hàng loạt” ra trạm y tế xã, rồi báo cáo ra cả Phòng Y tế huyện Nông Cống, nhưng ông bảo“bấy giờ chưa ai quan tâm, chưa ai sợ”.

Mấy chục năm ăn, uống amiăng

Thổ Vị “chết danh” là “làng ung thư” từ khi nào không rõ. Sở Y tế Thanh Hoá đã xét nghiệm mẫu nước của Thổ Vị, 70 mẫu nước khắp trong xã, chỉ có 2 mẫu là dùng được, hầu hết các mẫu nước đều nhiễm vi khuẩn, vi trùng và các chất độc hại (23 chất).

Bà con bàng hoàng hơn khi Sở Y tế đưa ra các chỉ số về ung thư của Thổ Vị: số người mắc bệnh ung thư gan, phổi trong làng chiếm tới hơn 80% so với các loại ung thư khác, trong đó số bệnh nhân nam chiếm 80%. Số người mắc các bệnh ung thư dưới 30 tuổi (đã chết) chiếm 8%, số người từ 30 - 55 tuổi chết vì bệnh này chiếm tới 54% và số người từ 55 tuổi trở lên là 38%.

“Chị gái và anh rể tôi cũng đã ra đi vì bệnh ung thư quái ác, quanh nhà tôi có 7-8 người chết vì ung thư. Từ năm 1993 đến nay, cả Thổ Vị là gần 100 suất (người chết vì ung thư)”– ông Hán xót xa nói.

Không cơ quan nào đưa ra kết luận cái gì trong nước là nguyên nhân chính khiến người Thổ Vị chết dây chết chùm vì K, nhưng ông Hán thì khẳng định là do amiăng. Ông bảo từ mấy chục năm trước, khi ông còn trong quân ngũ, ông đã được học kiến thức về amiăng rồi, nó là loại chất mà người ta hay dùng trong xây dựng, sản xuất vật liệu cách nhiệt, amiăng chỉ bị đốt ở nhiệt độ ngang với dung nham núi lửa: 4.3000C.

Mọi sự bắt đầu từ những năm 1960. Bấy giờ một xí nghiệp của Nhà nước về khai mỏ đá phong hoá (bà con gọi là đá mồ côi) ở dãy núi Nưa, cách Thổ Vị chỉ một cây số. Nhưng rồi khi tính toán thì hiệu quả kinh tế không cao nên họ bỏ dở dang, bao nhiêu là đá nằm lăn lóc dưới chân núi. Đá ấy chứa amiăng.

Bấy giờ Thổ Vị phát động phong trào bỏ dùng nước mặt (ao hồ), đào giếng khơi lấy nước sinh hoạt. Sẵn đá xí nghiệp kia bỏ lại, nhà nào cũng vào chân núi lấy đá amiăng về xây giếng, kè bờ ao. Đến khi thả gàu múc nước, nước vỗ vào đá, các sợi amiăng bị bào mòn, hoà lẫn vào nước.

Những bờ ao được kè bằng đá có chứa amiăng ở Thổ Vị vẫn còn nhiều. Ông Hán vừa cầm hòn đá, vừa lấy dao rựa băm, bụi trắng bay lả tả, ông bảo:“Loại đá này có rất nhiều vỉa bột trắng là các sợi amiăng. Lúc khô thì không sao, chứ theo thời gian, các vỉa amiăng gặp mưa là vữa ra, hòa vào nước chảy xuống ao, hồ và ngấm vào lòng đất”.

Suốt bốn mươi năm trời, khắp Thổ Vị ăn, uống nước đầy những sợi amiăng mà không hề hay biết. Đến tận năm 2000, bà con mới dần bỏ giếng khơi để dùng nước giếng khoan, thế nhưng dưới mấy chục mét đất sâu kia, không ai biết được là nước có bị nhiễm amiăng hay không. Chỉ biết, hằng năm số người mắc và chết vì ung thư vẫn cứ tăng.

Khi thảm họa ung thư rơi xuống từ… mái nhà:
Ông Trần Minh Hán khẳng định nguyên nhân là vì nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm amiăng

Chủ tịch xã Tế Thắng – ông Hoàng Văn Khánh cho biết:“Sở Y tế, Sở Nông nghiệp, Sở Tài nguyên và Môi trường đã về Thổ Vị lấy mẫu nước mang đi xét nghiệm nhiều lần nhưng chỉ kết luận là do ô nhiễm chung. Điều này tôi thấy không thuyết phục lắm. Theo tôi, nguyên nhân là do nguồn nước bị nhiễm amiăng.

Năm 2011, khi đó tôi là Phó Chủ tịch xã, có một dự án nước sạch khoảng ba mươi tỉ đồng dành cho “làng ung thư”, nhưng không hiểu sao lại dừng. Bộ hồ sơ đề nghị được cấp nước sạch tôi vẫn giữ đây. Người dân thì họ sợ những điều tiếng, thanh niên sẽ khó lấy vợ lấy chồng nên họ cũng hơi ái ngại khi được hỏi”.

Trưởng thôn Thổ Vị, ông Trần Văn Bông thì bảo:“Ung thư thì bao năm nay… vẫn thế, người chết vì ung thư vẫn cứ đều đều, chỉ khác là bây giờ người dân khám sớm, phát hiện sớm để điều trị”.

Rất nhiều lần bà con gửi đơn từ đến các cơ quan chức năng kêu cứu, đề nghị các cấp, các ngành vào cuộc giúp đỡ ngăn chặn cái án ung thư. Mấy năm nay, Ngân hàng Chính sách cho mỗi hộ vay 8 triệu đồng để xây bể nước mưa.

Nước ngầm đã ô nhiễm, đã dính amiăng rồi thì bà con chỉ còn biết trông vào nước từ trời đổ xuống. Mà cứ dùng thế thôi chứ có ai lấy nước mưa đi xét nghiệm bao giờ đâu mà biết được là an toàn hay không.

Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có đủ bằng chứng để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm là một trong các chất gây ung thư ở người. Các nước Mỹ, Đức, Úc, Liên minh Châu Âu cũng đều khẳng định điều đó.

Amiăng gây bệnh bụi phổi, ung thư phổi, ung thư trung biểu mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi, ung thư thực quản, buồng trứng. Người tiếp xúc với amiăng thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất lâu từ 20-30 năm.

Amiăng xâm nhập vào cơ thể và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người lao động và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phát tán trong môi trường.

Các công việc phát sinh bụi chủ yếu trong quy trình sản xuất hoặc trong sử dụng tại cộng đồng (khoan, cắt, phá dỡ đập các tấm lợp, vật liệu có chứa amiăng, sử dụng các vật liệu amiăng để làm đường, đổ làm móng nhà…).

Sơn Nam Thượng

Tin liên quan

Đọc thêm

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh Sức khỏe

PVcomBank hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Mới đây, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) ký kết thành công thỏa thuận hợp tác toàn diện với Bệnh viện Y học cổ truyền TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh thiết lập mối quan hệ chiến lược hướng đến thúc đẩy thanh toán không tiền mặt và sử dụng tiện ích tài chính hiện đại, PVcomBank đã tài trợ 100 triệu đồng cho Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2024 do bệnh viện tổ chức.
Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ xếp loại Xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Năm 2024, toàn quận Tây Hồ, Hà Nội có 1.982 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; 1 trung tâm thương mại; 42 siêu thị; 10 chợ. Giai đoạn 2018 - 2024, quận đã hoàn thành mục tiêu đánh giá phân hạng được 40 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.
Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Long Biên xếp loại xuất sắc về công tác an toàn thực phẩm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc tại quận Long Biên về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chấm điểm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Gia Lâm

TTTĐ - Chiều 19/11, Đoàn phúc tra kết quả đánh giá, chấm điểm công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, Phó Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Gia Lâm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024.
Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 100 trẻ được phẫu thuật khe hở môi, vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 100 trẻ em bị khe hở môi – vòm miệng.
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa Sức khỏe

Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa

TTTĐ - Trong các bệnh tim mạch (CVDs), nhồi máu cơ tim và đột quỵ là các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Một diễn biến đáng lo ngại trong những năm gần đây là đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc xác định nguyên nhân và phát triển các phương pháp điều trị mới đang được nhiều chuyên gia đặc biệt chú trọng.
5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025 Sức khỏe

5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện áp dụng từ 1/1/2025

TTTĐ - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 35/2024/TT-BYT quy định Tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xử phạt hành chính 4 cơ sở về lĩnh vực an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa công bố 14 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (từ ngày 11/11/2024 đến ngày 15/11/2024) xử phạt các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm với số tiền trên 207 triệu đồng.
98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã Tin Y tế

98,9% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã

TTTĐ - Theo thống kê của Sở Y tế, toàn thành phố Hà Nội đã có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ Tin Y tế

Bệnh viện Nghi Lộc đồng hành cùng hành trình làm mẹ

TTTĐ - Sinh con là hành trình thiêng liêng nhưng cũng đầy lo lắng, đặc biệt với các mẹ bầu lần đầu làm mẹ. Tại Bệnh viện Đa khoa Nghi Lộc, những dịch vụ chăm sóc toàn diện cho mẹ và bé sẽ giúp hành trình vượt cạn trở nên an toàn, nhẹ nhàng và đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Xem thêm