Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật
Hà Nội tiên phong lan tỏa tinh thần học tập, kiến tạo tri thức Con ong chăm chỉ gặt "mùa vàng" tri thức |
Trường Đại học Việt Nhật (VJU), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiên phong kiến tạo những chương trình đào tạo tiến sĩ mang tính đột phá, nơi tri thức không chỉ gắn với lý thuyết mà còn là nền tảng hành động để hướng tới một tương lai bền vững, kết nối và nhân văn.
Khoa học và Công nghệ bền vững: Vì tương lai xanh
Là một trong những chương trình đào tạo tiến sĩ liên ngành hiếm hoi tại Việt Nam, chương trình Tiến sĩ Khoa học và Công nghệ bền vững tại VJU đã nhanh chóng khẳng định vai trò tiên phong trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển bền vững. Chương trình tích hợp các lĩnh vực từ môi trường, năng lượng, nông nghiệp, đến chính sách, quản lý và đô thị, tất cả được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, hướng tới chuẩn học thuật quốc tế và khả năng công bố toàn cầu.
![]() |
TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật (Ảnh: VJU) |
Điểm đặc biệt của chương trình là phương pháp đào tạo chú trọng vào tư duy hệ thống, phân tích liên ngành và giải quyết vấn đề trong bối cảnh thực tế. Đối tượng học viên đa dạng, từ kỹ sư, cán bộ nghiên cứu đến nhà quản lý được trang bị kiến thức nền tảng và sau đó phát triển đề tài nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của các giáo sư hàng đầu đến từ Đại học Tokyo, Kyoto, Osaka (Nhật Bản) và các trường đại học, viện nghiên cứu uy tín trong nước.
Anh Nguyễn Trung Dũng, nghiên cứu sinh chương trình, chia sẻ: “Trước đây tôi giải quyết các dự án năng lượng theo hướng kỹ thuật. Học tại VJU giúp tôi nhận ra sự cần thiết của việc kết hợp công nghệ, chính sách và yếu tố xã hội. Giải pháp từ đó cũng thực tiễn và bền vững hơn”.
![]() |
Giảng đường tại VJU cơ sở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: VJU) |
Nhiều đề tài nghiên cứu đang được triển khai có tính ứng dụng cao như: Tái chế nhựa thải trong xây dựng, mô hình đô thị sinh thái vùng ven Hà Nội, hay ứng dụng AI trong giám sát chất lượng nước nông nghiệp. Các đề tài này không chỉ có giá trị học thuật mà còn trực tiếp phục vụ nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam và khu vực, với sự đồng hành từ doanh nghiệp, địa phương và tổ chức quốc tế.
![]() |
Học viên, sinh viên trường Đại học Việt Nhật thực hành tại phòng thí nghiệm (Ảnh: VJU) |
Tích hợp Nhật Bản học và Giáo dục tiếng Nhật
Song song với lĩnh vực khoa học, công nghệ, VJU cũng đang mở ra một cánh cửa mới trong lĩnh vực nhân văn, ngôn ngữ khi chính thức triển khai chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Nhật Bản học tích hợp Giáo dục tiếng Nhật, chương trình đầu tiên tại Việt Nam kết hợp cả hai chuyên ngành vốn có mối liên hệ mật thiết nhưng lâu nay vẫn đào tạo riêng biệt.
Trong bối cảnh hợp tác Việt - Nhật ngày càng mở rộng, đặc biệt trong đầu tư, chuyển giao công nghệ và giáo dục, nhu cầu về đội ngũ nhân lực chất lượng cao, am hiểu sâu sắc văn hóa, xã hội Nhật Bản và giỏi tiếng Nhật là rất lớn. Được biết, Việt Nam hiện là quốc gia có số lượng người học tiếng Nhật đứng thứ 6 toàn cầu. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu có trình độ tiến sĩ trong cả hai lĩnh vực Nhật Bản học và giáo dục tiếng Nhật vẫn còn thiếu hụt nghiêm trọng.
![]() |
Sinh viên VJU tham gia chương trình trao đổi tại Nhật Bản (Ảnh: VJU) |
TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Nhật chia sẻ: “Thực tế hiện nay, nhiều chuyên gia Nhật Bản học cũng tham gia giảng dạy tiếng Nhật và ngược lại nhưng thiếu nền tảng liên ngành khiến việc đào tạo và nghiên cứu còn bị giới hạn. Chúng tôi muốn tạo ra một chương trình tiến sĩ tích hợp, giúp người học vừa hiểu sâu về Nhật Bản, vừa có kỹ năng sư phạm chuyên nghiệp, từ đó đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong giáo dục và hợp tác quốc tế”.
Chương trình mới này không chỉ góp phần giải bài toán nhân lực chất lượng cao cho giáo dục tiếng Nhật tại Việt Nam, mà còn là cầu nối văn hóa quan trọng trong mối quan hệ Việt - Nhật đang phát triển mạnh mẽ. Người học sẽ được tham gia các hội thảo chuyên sâu, kết nối với chuyên gia hai nước và phát triển đề tài nghiên cứu có khả năng tác động đến chính sách giáo dục, đào tạo và hợp tác quốc tế.
![]() |
Trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VJU) |
Cả hai chương trình tiến sĩ của Trường Đại học Việt Nhật đều thể hiện rõ triết lý đào tạo xuyên suốt: Liên ngành - Gắn thực tiễn - Hướng toàn cầu. Dù ở lĩnh vực kỹ thuật hay nhân văn, người học không chỉ được trang bị tri thức mà còn được khơi dậy tinh thần trách nhiệm xã hội, năng lực hành động vì cộng đồng và khả năng kết nối tri thức xuyên biên giới.
Với sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản, sự đồng hành từ các đại học hàng đầu thế giới, mạng lưới học thuật rộng mở và chính sách học bổng hấp dẫn, VJU đang từng bước khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo tinh hoa khu vực, nơi những nhà khoa học, nhà lãnh đạo tương lai được ươm mầm để cùng kiến tạo một Việt Nam phát triển bền vững, hiện đại và hội nhập.
Hình thức tuyển sinh trình độ tiến sĩ của VJU: Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đối tượng tuyển sinh: Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành. Người dự tuyển tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc kỹ sư có khối lượng học tập gần tương đương với chương trình thạc sĩ sẽ được Hội đồng tuyển sinh xem xét, quyết định số lượng học phần bổ sung dựa trên hồ sơ dự tuyển. Người dự tuyển cần có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố. Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc thí sinh dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả của tối thiểu một công bố khoa học... Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu… Có thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực tuyển sinh… |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Dạy nghề, chọn nghề phải đổi mới nhanh, đáp ứng nhu cầu thời đại

Phải hiện thực hóa đề án xây dựng Khu Đại học Nam Cao

Gia Lai: Chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức, lối sống của cán bộ

Chuyến xe hướng nghiệp chở triệu ước mơ

Ngành Ngôn ngữ Anh: Lựa chọn lý tưởng cho tương lai toàn cầu

Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học sau sáp nhập

Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương khen thưởng giáo viên giỏi, học sinh xuất sắc

Phút xúc động của học sinh được kết nạp Đảng trong ngày sinh nhật Bác

Hà Nội chuẩn bị tuyên dương 852 học sinh tiêu biểu, xuất sắc
