Tag
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Không bao giờ quên ơn những người đã ngã xuống vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tin tức 16/07/2022 16:48
aa
TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Chúng ta, những thế hệ đi sau, xin hứa với anh linh, hương hồn những người đã mất rằng: Tổ quốc và Nhân dân không bao giờ quên ơn những thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đến với đồng bào dân tộc thiểu số
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 16/7, tại Nghệ An, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức Lễ trao bằng Tổ quốc ghi công.

Trong không khí trang trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường và các vị lãnh đạo bộ, ngành, địa phương đã trao Bằng Tổ quốc ghi công cho 75 thân nhân gia đình liệt sỹ, đại diện cho 387 liệt sỹ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 30 tỉnh, thành phố trong cả nước năm 2022.

Quan tâm chăm lo tốt cho người có công với cách mạng

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là một trong những hoạt động và sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa của cả nước kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022).

Trong không khí trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng, thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thân ái gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, gia đình thân nhân liệt sỹ và những người có công với nước lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc nhất.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, có biết bao nhiêu cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã ngã xuống nằm lại trong lòng đất quê hương, trong đó vô số người mới chỉ mười chín đôi mươi, nhiều người trở về không còn lành lặn hoặc bị di chứng nặng nề của chất độc hóa học. Sự hy sinh vô bờ bến đó của đồng chí, đồng bào đã đem lại niềm vui, hạnh phúc cho dân tộc, làm cho đất nước ta được “nở hoa độc lập kết quả tự do,” “máu đào của các thương binh, liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm.”

Từ năm 1947, vào ngày 27/7, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đầu được lựa chọn gọi là Ngày thương binh toàn quốc, sau này gọi là Ngày Thương binh-Liệt sỹ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào cả nước ngày 27 tháng 7 là dịp để đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái, tỏ lòng yêu mến thương binh. Người từng căn dặn, họ là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy.

Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn," "ăn quả nhớ người trồng cây" của dân tộc Việt Nam, trong suốt 75 năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn quan tâm chăm lo làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Các chủ trương, chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng đã được ban hành, sửa đổi và liên tục bổ sung phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhất là từ khi Ban Bí thư Ban hành Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng.

Vương Đình Huệ thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Kim Oanh (sinh năm 1933, có hai con là liệt sỹ, tại phường Hồng Sơn, thành phố Vinh). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Kim Oanh (sinh năm 1933, có hai con là liệt sỹ, tại phường Hồng Sơn, thành phố Vinh). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 với nhiều điểm mới nâng cao chế độ ưu đãi và mở rộng số người được hưởng ưu đãi cho người có công với cách mạng.

Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi cũng ngày càng được mở rộng; các chế độ ưu đãi từng bước được hoàn thiện và nâng lên, không chỉ chế độ trợ cấp, phụ cấp mà cả các chế độ chăm sóc, phục hồi sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, ưu đãi trong giáo dục đào tạo, việc làm...

Các phong trào Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, ủng hộ Quỹ đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, thể hiện sự trân trọng biết ơn chăm lo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với người có công và thân nhân những người có công với cách mạng.

Chỉ tính trong 5 năm gần đây, giai đoạn 2016-2021, Quỹ đền ơn đáp nghĩa của Trung ương và địa phương đã vận động được hơn 6.000 tỷ đồng. Phong trào tặng sổ tiết kiệm của cả nước đạt hơn 70.000 sổ với tổng kinh phí hơn 120,5 tỷ đồng; xây dựng mới gần 43.700 nhà tình nghĩa, sửa chữa gần 28.500 nhà tình nghĩa trị giá hơn 2.553 tỷ đồng.

Đến nay, đã có 9,2 triệu người có công bao gồm cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi, hơn 4 triệu người có công được tặng Huân chương, Huy chương và các phần thưởng, danh hiệu cao quý khác.

Đẩy mạnh công tác xác nhận người có công

Chủ tịch Quốc hội cho biết nhất quán chủ trương không để người có công nào không được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước, việc xem xét, xác nhận người có công với cách mạng, đặc biệt đối với các hồ sơ không còn giấy tờ gốc, những nhân chứng lịch sử không còn đã và đang tiếp tục được đẩy mạnh.

Đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng tập trung của toàn thể các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, nhất là các tổ chức chính quyền cơ sở, các chứng nhân lịch sử, các bậc lão thành cách mạng, sự tận tụy và trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thương binh xã hội các cấp.

Theo báo cáo, trong 5 năm (từ năm 2017-2022) triển khai theo quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng, xác nhận người có công với rất nhiều nỗ lực cùng cách làm sáng tạo, thận trọng, chặt chẽ, công khai, minh bạch, đến nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đã xem xét, giải quyết trên 7.000 hồ sơ người có công còn tồn đọng; trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với trên 2.200 liệt sỹ, trên 2.500 thương binh, những người được hưởng chính sách như thương binh.

Trong dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh liệt sỹ năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với 387 liệt sỹ trong phạm vi cả nước, trong đó có 105 liệt sỹ thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc và chống thực dân Pháp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh 3/4 Đoàn Minh Nguyệt (sinh năm 1932, tại xóm 9, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm gia đình Anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh 3/4 Đoàn Minh Nguyệt (sinh năm 1932, tại xóm 9, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Rất nhiều người trong số đó đã hy sinh cách đây từ rất lâu, từ thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc. Người lâu nhất như hôm nay, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và thân nhân liệt sỹ Phạm Khánh cũng đã nêu, cụ Phạm Khánh sinh từ năm 1869, là Tự vệ đỏ tại Nghệ An. Đến nay, sau 91 năm chúng ta mới có đủ điều kiện để công nhận liệt sỹ và cấp bằng Tổ quốc ghi công.

Cũng có nhiều người đã hy sinh cách đây hơn 80 năm, từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Họ là những đội viên du kích chống càn hoặc những trường hợp bị tra tấn đến chết trong tù từ những năm 40, 50 của thế kỷ trước hoặc là những người chiến sỹ thuộc các dân tộc anh em, tín đồ tôn giáo đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh kết quả đó khẳng định trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, là sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với những người đã cống hiến, đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng quang vinh của Tổ quốc, của dân tộc.

“Chúng ta, những thế hệ đi sau, xin hứa với anh linh, hương hồn những người đã mất rằng: Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên ơn những thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội gửi lời chia sẻ, động viên tới thân nhân liệt sỹ được đón nhận bằng Tổ quốc ghi công; mong rằng, bằng việc xác nhận liệt sỹ và nhận bằng Tổ quốc ghi công, các gia đình và thân nhân liệt sỹ sẽ được bù đắp phần nào những đau thương, mất mát không có gì có thể bù đắp được.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phát huy các kết quả đạt được trong công tác người có công; tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ và toàn diện Chỉ thị 14 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng và Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020.

Cùng với đó, Bộ tiếp tục rà soát, đề xuất, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật ưu đãi người có công phù hợp với sự phát triển của đất nước; tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong việc xác nhận hồ sơ tồn đọng trong thời gian vừa qua, đảm bảo chặt chẽ, thấu lý, đạt tình để những người có công và gia đình được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, địa phương, tổ chức tiếp tục phối hợp chặt chẽ, chủ động nắm bắt thông tin từ người dân, nhân chứng; ứng dụng công nghệ và khoa học phục vụ việc tìm kiếm, quy tập, xác minh thông tin hài cốt liệt sỹ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ và xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin để huy động mọi nguồn lực cùng chung sức thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa.

Các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, góp phần thực hiện đúng, đầy đủ và hiệu quả, kịp thời các chính sách ưu đãi người có công-những người đã có nhiều đóng góp hy sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc thêm

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Tin tức

Đồng chí Nguyễn Việt Phương làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở Tin tức

Quận Đống Đa đoạt giải Nhất tìm hiểu Luật dân chủ ở cơ sở

TTTĐ - Sáng 22/11, Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí Tin tức

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ quan báo chí

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội kiến nghị cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sâu hơn nữa, thậm chí là nên miễn thuế để các cơ quan báo chí vượt qua khó khăn cũng như phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp Tin tức

Hà Nội còn 526 phường, xã, thị trấn sau sắp xếp

TTTĐ - Ngày 21/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới Tin Y tế

Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm nội dung mới

TTTĐ - Chiều 21/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Xem thêm