Kỷ niệm ngày chiến thắng "Binh đoàn Bất tử" tại Hà Nội
![]() |
Buổi diễu binh diễn ra sáng 8/5 tại Hà Nội
Bài liên quan
"Đại lộ di sản" giới thiệu di sản Việt Nam và thế giới
Chương trình thiếu nhi "Mầm Chồi Lá" tìm kiếm thế hệ tài năng mới cho mùa 5
Giúp bạn trẻ "Trở thành người ảnh hưởng"
Sống lại hào khí Trường Sơn qua chương trình nghệ thuật "Người không hát tình ca"
Những người tham gia hoạt động này là công dân Nga và các nước SNG tạm trú tại Việt Nam; học sinh Trường THPT thuộc Đại sứ quán Nga, các công dân Việt Nam là hội viên các chi hội cựu chiến binh Bộ Nội vụ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Hà Nội, các đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sinh viên các trường đại học và phổ thông Việt Nam đang học tiếng Nga với tổng số khoảng hơn 1.000 người. Sự kiện được tổ chức bởi Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội.
Theo truyền thống, trước khi bắt đầu hoạt động, tất cả những người tham gia sự kiện đã được trao dải băng St. George - biểu tượng chính của Chiến thắng. Đáng chú ý là tại sự kiện và trong lễ rước chân dung long trọng của "Binh đoàn" đã vang lên những giai điệu và khúc ca "Lời tạm biệt của cô gái Slavơ", "Ngày Chiến thắng", "Cuộc chiến tranh thần thánh" và nhiều bài khác do dàn nhạc của Trung đoàn nghi lễ, Bộ Tổng tham mưu Bộ Quốc phòng Việt Nam thực hiện.
![]() |
Cũng trong khuôn khổ của sự kiện đã khai trương triển lãm ảnh dành riêng cho các ngày kỷ niệm: 80 năm Ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai; 75 năm Ngày dỡ bỏ hoàn toàn vòng phong tỏa Leningrad và 75 năm Ngày giải phóng Belarus khỏi quân Đức xâm lược.
![]() |
Sự kiện quan trọng của lễ kỷ niệm 74 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và 44 năm Ngày giải phóng miền Nam Việt Nam là buổi biểu diễn văn nghệ “Lời ca Chiến thắng”.
![]() |
Phát biểu đầu tiên trước những người tham dự, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Nga tại Việt Nam K.V. Vnukov nêu ý nghĩa đặc biệt của hoạt động yêu nước-xã hội mang tên "Binh đoàn bất tử". Ông nhấn mạnh rằng, nhiệm vụ chung của chúng ta là giữ gìn hòa bình và lưu danh muôn thuở ký ức về những người anh hùng của hai nước chúng ta, khắc sâu trong lòng cái giá phải trả để giành được Chiến thắng.
Trong bài phát biểu của mình, Tùy viên quân sự Nga tại Việt Nam, Đại uý Hải quân R.V. Boitsov chúc mừng tất cả mọi người nhân ngày lễ và cảm ơn những người có mặt đã tham gia lễ kỷ niệm.
Phát biểu trước các khách mời của sự kiện, đại diện Hội Cựu chiến binh Hà Nội, đại tá Nguyễn Khánh Duy bày tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ của Liên Xô, mà nhờ đó người dân Việt Nam đã giành thắng lợi không chỉ trong cuộc chiến đấu giành độc lập, mà cả trong công cuộc khôi phục đất nước do những hậu quả chiến tranh tàn phá, và chúc mừng tất cả những người có mặt nhân ngày lễ, chúc họ sức khoẻ dồi dào và đạt nhiều thành tích.
![]() |
![]() |
![]() |
Chương trình biểu diễn văn nghệ giới thiệu các điệu múa và bài ca được thực hiện bởi các sinh viên, học sinh và giáo viên Trường Trung học phổ thông Nga thuộc Đại sứ quán Nga tại Việt Nam cũng như các học viên và giáo viên của Học viện An ninh Nhân dân và Học viện Cảnh sát Nhân dân Việt Nam.
![]() |
Đỉnh điểm của sự kiện lễ hội là tiết mục trình diễn của các nhà ngoại giao Nga một trong những bài hát nổi tiếng và mang tính biểu tượng nhất là "Ngày Chiến thắng".
![]() |
Kết thúc buổi biểu diễn, những người có mặt đã dành một phút mặc niệm tôn vinh ký ức những người đã ngã xuống. Sự kiện này đã tạo tiếng vang rộng rãi trong công chúng và thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan truyền thông Việt Nam và Nga, trong đó có TASS và Sputnik, Russia 24, Zvezda, NTV, cũng như các kênh truyền hình “Quốc phòng Việt Nam”, Truyền hình Hà Nội, VTV-4, VTV-6, VTC-10, các báo "Nhân dân”, “Việt Nam News” và nhiều cơ quan truyền thông khác.
![]() |
Nhân dịp này, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội bày tỏ lòng biết ơn đến các tổ chức đã ủng hộ toàn bộ hoạt động nói trên là Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Ban lãnh đạo Hoàng thành Thăng Long, Hội cựu chiến binh Hà Nội, Dàn nhạc Trung đoàn nghi lễ Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cũng như tất cả các cơ quan đối tác và những người không quên chiến công của những người lính Liên Xô và Việt Nam đã tham gia lễ diễu hành “Binh đoàn bất tử”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia
