Lần đầu tiên công bố ba tác phẩm quý của Nhà văn Tô Hoài
![]() |
Giữ gìn 36 phố phường là tập hợp những bài viết của Tô Hoài về Hà Nội: thực trạng đã xảy ra ở Hà Nội những thế kỉ trước và nhu cầu giữ gìn các di tích lịch sử, nét đẹp văn hóa, nếp sống tốt đẹp,... của Hà Nội xưa.
![]() |
Những ký ức không chịu ngủ yên là tuyển tập những hồi tưởng của Tô Hoài về những ngày đã qua. Tác phẩm gồm 5 bài tự truyện viết trong những năm 1944 - 1947 về Hà Nội, về cuộc sống của chính tác giả, về những người bạn một thuở, về những người thợ cửi... Là những dòng hồi ức đầy xúc động và lắng đọng của Tô Hoài.
Người con gái xóm Cung là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Tô Hoài viết về cuộc sống của những con người Việt Nam đang sống ở quê hương và cả những người Việt xa xứ. Đó là những nỗi buồn khi trầm lắng, khi rõ rệt, được viết bằng bút pháp linh hoạt của nhà văn Tô Hoài.
![]() |
Tác giả Nữ Lâm nhận xét: Tô Hoài thể hiện khả năng kiểm soát hồi ức của mình, từ chỗ tích lũy những kỷ niệm để biến nó thành những con chữ trên trang giấy. Truyện hay ký, thì chất hiện thực trong những tác phẩm của Tô Hoài vẫn ngồn ngộn. Ngồn ngộn mà nhẹ bẫng.
Đọc Tô Hoài ta có cảm tưởng như ông viết thật dễ dàng, cứ như ông ngồi trước bàn, chiêm nghiệm lại quá khứ, những cảnh, những người, đã lướt qua đời ông, rồi cứ thế những hình, những ảnh ấy tự hóa thành chữ, cứ hiện ra trên trang giấy.
Sự nhẹ nhàng ấy chỉ đạt được đến sự điêu luyện qua quá trình rèn giũa lâu dài từ lúc mới bắt đầu cầm bút.
![]() |
Ở Tô Hoài không có sự cầu kỳ về chữ. Không hoa mỹ mà cũng không lãnh đạm, giống như cách một câu chuyện được kể bằng giọng điềm nhiên, nhấn nha. Văn Tô Hoài là thứ văn không thể đọc vội vàng, nó ngấm từng chút một, trở thành một thứ rượu cứ ngỡ là nhẹ độ mà khiến ta say.
Sự hấp dẫn này đến từ một cuộc đời vất ngang qua hai thế kỷ, với những tư liệu phong phú biến thành chất liệu quý giá để ông hình thành nên những tác phẩm của mình.
Đặc sắc nhất trong sự nghiệp Tô Hoài vẫn là thể ký. Trong thể loại này, Tô Hoài đã thể hiện khả năng quan sát của mình, vừa nghiêm túc, vừa dí dỏm, ông nhìn lại quá khứ, ghi nhận lại những chuyện hôm qua, hiện thực mà như một câu chuyện cổ tích được truyền miệng được lưu truyền trong dân gian, trở thành một kết cấu vừa hư vừa thực.
![]() |
Độc giả sẽ nhận ra rằng mình thường xuyên bị đánh bẫy bởi Tô Hoài, sự xóa nhòa ranh giới hư cấu trong sáng tác của ông khiến ta không thôi nghĩ ngợi để đi tìm giữa những ngỗn ngang chữ nghĩa và sự kiện kia một mẩu hình của sự thật.
Tô Hoài là người sót lại của một thời, chứng nhân của những dấu móc trong lịch sử dân tộc mà khó có ai có thể kể lại. Vượt ra ngoài phạm vi của một tác phẩm văn học, sáng tác của Tô Hoài trở thành dữ liệu, dẫu dữ liệu ấy phủ một lớp sương mờ, tựa hồ như một câu chuyện dã sử.
Những gì Tô Hoài làm được cho thời đại mình chính là lời chứng của một chứng nhân, tủm tỉm chuyện trò cùng thế hệ hôm nay câu chuyện của hôm qua.
Thời cuộc. Biến động. Thăng trầm. Chính Tô Hoài đã góp nhặt, gìn giữ lấy, một chút hương xưa, một âm thanh vọng về từ quá khứ, một khung cảnh thoảng qua, một cái nhìn thực tại.
Cùng với thời gian, văn chương Tô Hoài cũng đứng trước những thách thức về sự tồn tại của nó. Đó là sự công bằng tất yếu trong quá trình phi huyền thoại hóa của một bậc đại thụ văn học, và đến lúc ấy, những gì còn lại ở Tô Hoài chính là bóng hình của dĩ vãng mà ông từng sống trong đó.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

Tủ sách trên vai, người lính vượt chông gai bảo vệ Tổ quốc

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

Đọc sách - con đường hướng đến thành công
