Tag
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang:

Mỗi cá nhân muốn thành công đều phải vượt lên được chính mình

Giáo dục 16/01/2024 22:00
aa
TTTĐ - Chiều 16/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tham dự Chương trình Đại sứ Thanh thiếu niên, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác nông nghiệp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm trẻ em khuyết tật tại TP Hồ Chí Minh Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề xuất 4 trụ cột hợp tác và 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm Festival thanh niên ASEAN - Nhật Bản diễn ra trong 4 ngày
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tham dự Chương trình Đại sứ Thanh thiếu niên - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tiếp đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tham dự Chương trình Đại sứ Thanh thiếu niên - Ảnh: VGP/Hải Minh

Cùng dự buổi tiếp có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Takio Yamada, Chủ tịch Quỹ Câu lạc bộ Aeon 1% Mori Yoshiki.

Tăng cường tình cảm và hiểu biết lẫn nhau

Chương trình "Đại sứ Thanh thiếu niên" do Quỹ Câu lạc bộ Aeon 1% tổ chức từ năm 1990 tại Nhật Bản và các nước với mục tiêu tăng cường tình cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ trẻ Nhật Bản và các nước thông qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hoá. Đến nay, Chương trình đã được tổ chức 43 lần, thu hút gần 2.500 học sinh trung học phổ thông từ 18 nước tham gia, trong đó có 4 lần được tổ chức tại Việt Nam.

Năm 2023, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, Chương trình được tổ chức tại Nhật Bản từ ngày 13-18/11/2023 và tại Việt Nam từ ngày 15-20/1/2024 với sự tham gia của 50 học sinh Việt Nam và 50 học sinh Nhật Bản.

Phó Thủ tướng chia sẻ vốn sống với các bạn học sinh - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng chia sẻ vốn sống với các bạn học sinh - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự tương đồng về văn hoá và những liên hệ lịch sử là chất keo tự nhiên gắn kết hai dân tộc và là nền tảng bền vững cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản.

Phó Thủ tướng nhắc lại kỷ niệm cùng Hoàng Thái tử Akishino và Công nương Kiko thưởng thức vở opera "Công nữ Anio" tại Hà Nội hồi cuối tháng 9/2023; hay xa hơn nữa là Phong trào Đông Du với khoảng 200 thanh niên sang Nhật Bản học tập, cho thấy mối liên hệ giữa hai nước được xây dựng từ rất lâu trên cơ sở giao lưu văn hoá, thương mại và cả những mối lương duyên giữa hai dân tộc.

Dẫn số liệu thống kê cho thấy Việt Nam hiện có 51.000 lưu học sinh tại Nhật Bản, đứng thứ 2 về số lượng lưu học sinh các nước tại "xứ sở hoa anh đào", Phó Thủ tướng mong muốn Chương trình sẽ phát triển hơn nữa để ngày càng có nhiều học sinh, sinh viên có cơ hội sang tham quan, học tập tại Việt Nam và Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tham dự Chương trình Đại sứ Thanh thiếu niên - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tham dự Chương trình Đại sứ Thanh thiếu niên - Ảnh: VGP/Hải Minh

Phải biết chia sẻ với người khác

Phó Thủ tướng mong muốn các bạn học sinh nỗ lực trong học tập để trở thành những có tri thức, và rèn luyện để trở thành những người tử tế, những công dân tốt, công dân có ích để phụng sự cho đất nước mình đồng thời vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống rất lâu đời giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chia sẻ vốn sống với các bạn học sinh, Phó Thủ tướng cho rằng mỗi cá nhân muốn thành công đều phải tự nỗ lực, cố gắng vượt lên được chính mình, đồng thời phải có hoài bão, ước muốn lớn lao vì chính điều này giúp tạo ra động lực để phấn đấu vươn lên.

Từ kinh nghiệm của bản thân, Phó Thủ tướng chia sẻ trong cuộc sống cũng như trong công việc, phải biết chia sẻ với người khác vì khi gặp khó khăn sẽ nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và khi biết chia sẻ sẽ học được rất nhiều điều. Bên cạnh đó, cuộc sống còn cần có may mắn.

Chia sẻ suy nghĩ về ngành ngoại giao, Phó Thủ tướng cho rằng điều đầu tiên là phải có cái tâm trong nghề mà mình theo; muốn trưởng thành thì phải học tập suốt đời nhưng với ngoại giao thì tốc độ phải nhanh hơn mới đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Cùng với đó, người làm ngoại giao phải tự tin khi chia sẻ câu chuyện của mình với bạn bè quốc tế, mà muốn vậy phải có đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm