Tag

Năm học 2020-2021 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới

Giáo dục 27/12/2018 18:56
aa
TTTĐ- Chiều ngày 27/12, Bộ GD-ĐT đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, áp dụng từ năm học 2020-2021.

Năm học 2020-2021 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới

Bộ GD-ĐT công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, lộ trình áp dụng chương trình mới như sau: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Những khác biệt với chương trình hiện hành

Theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình GDPT mới, Chương trình này mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kì vọng.

Ngoài ra, Chương trình GDPT mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404, chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm số môn học; đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình.

Chương trình GDPT mới cũng chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học…

"Giảm tải” trong Chương trình GDPT mới

Chương trình GDPT mới áp dụng 6 biện pháp “giảm tải” như sau:

1. Giảm số môn học và hoạt động giáo dục. Theo chương trình tiểu học mới, lớp 1 và lớp 2 có 7 môn học; lớp 3 có 9 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 10 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 1, lớp 2 và lớp 3 có 10 môn học; lớp 4 và lớp 5 có 11 môn học; Chương trình mới của các lớp THCS đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học; Chương trình mới của các lớp THPT đều có 12 môn học. Trong chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học.

2) Giảm số tiết học: Ở tiểu học, học sinh học 2.838 giờ. Theo chương trình hiện hành, học sinh học 2.353 giờ. Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học; có điều kiện tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nhiều hơn. Chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.

- Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ. Theo chương trình hiện hành, học sinh học 3.124 giờ.

- Ở THPT, học sinh học 2.284 giờ. Theo chương trình hiện hành, học sinh Ban cơ bản học 2.546 giờ; học sinh Ban A, Ban C học 2.599 giờ.

3) Giảm kiến thức kinh viện: Chương trình GDPT mới lấy việc phát triển phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh làm mục tiêu, cho nên xuất phát từ yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực ở từng giai đoạn học tập để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp, giảm bớt đáng kể kiến thức kinh viện, làm cho bài học nhẹ nhàng hơn.

4) Tăng cường dạy học phân hóa, tự chọn: Chương trình GDPT mới là một chương trình mở, tạo điều kiện cho học sinh được lựa chọn nội dung học tập và môn học phù hợp với nguyện vọng, sở trường của mình. Được chọn những nội dung học tập (ở cả ba cấp học) và môn học (ở cấp THPT) phù hợp với nguyện vọng, sở trường, học sinh sẽ không bị ức chế, dẫn tới quá tải, mà ngược lại, sẽ học tập hào hứng, hiệu quả hơn.

5) Thực hiện phương pháp dạy học mới: Chương trình GDPT mới triệt để thực hiện phương pháp dạy học tích cực; theo đó, học sinh được hoạt động để tự mình tìm tòi kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng vào đời sống, còn thầy cô không thiên về truyền thụ mà đóng vai trò hướng dẫn hoạt động cho học sinh.

6) Đổi mới việc đánh giá kết quả giáo dục: Chương trình GDPT mới xác định mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.

Nội dung giáo dục bắt buộc ở các cấp học

Cũng theo GS. Nguyễn Minh Thuyết, nội dung giáo dục ở cấp Tiểu học bao gồm 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2)). Thời lượng giáo dục 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút (có hướng dẫn cho các trường chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày).

Nội dung giáo dục cấp THCS bao gồm 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương) và 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2). Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

Nội dung giáo dục cấp THPT gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương); 2 môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2); 5 môn học lựa chọn từ 3 nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Thời lượng giáo dục 1 buổi/ngày, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút (có hướng dẫn các trường đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày).

Đọc thêm

Hà Nội quy định 7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh Giáo dục

Hà Nội quy định 7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, có 7 khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh các trường học ở Hà Nội không được thu của gia đình học sinh.
Lễ khai giảng không quá 60 phút, lấy học sinh làm trung tâm Giáo dục

Lễ khai giảng không quá 60 phút, lấy học sinh làm trung tâm

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng không quá 60 phút, từ 7h30 - 8h30.
Tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học Giáo dục

Tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học

TTTĐ - Ngày 30/8, Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức hội nghị tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học và quản trị nhà trường.
Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt Giáo dục

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt

TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 đang rộn ràng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh.
Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới Giáo dục

Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã sẵn sàng mọi điều kiện đón học sinh. Đặc biệt, các nhà trường đều chú trọng đảm bảo điều kiện tổ chức ăn bán trú.
Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới Giáo dục

Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, tình trạng thiếu giáo viên còn phổ biến ở nhiều địa phương trong đó, Hà Nội không phải là ngoại lệ. Các nhà trường đã chủ động khắc phục tình trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau để sẵn sàng bước vào năm học.
Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025 Giáo dục

Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang cho biết, năm học 2024-2025, Hà Nội tăng 39 trường mầm non, phổ thông các cấp, tăng 48.000 học sinh…
Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua Giáo dục

Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục triển khai trong năm học 2024 - 2025.
Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới Giáo dục

Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới

TTTĐ - Ngày 29/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học Giáo dục

Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học

TTTĐ - UBND huyện Phúc Thọ, Hà Nội, vừa tổ chức tổng kết năm học 2023 - 2024; triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Xem thêm