Tag

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các cơ sở y tế công lập

Tin Y tế 15/07/2024 13:00
aa
TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Tăng cường quản lý chất thải y tế, giảm thiểu chất thải nhựa Hải Dương: Xây dựng cơ chế thu hút nhân lực ngành y tế Hơn 200 cán bộ y tế tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn Toàn ngành Y tế cài đặt và tạo tài khoản trên ứng dụng iHanoi

Hà Nội làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe người dân

Theo báo cáo Sở Y tế, tình hình dịch bệnh trong 6 tháng đầu năm 2024 vẫn được kiểm soát. Về công tác khám chữa bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2024, khối bệnh viện thực hiện được hơn 4,1 triệu lượt khám chữa bệnh; công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch đạt 90%; tổng số lượt điều trị nội trú tăng 11,7% so với cùng kỳ 2023. Khối các Trung tâm Y tế đã thực hiện trên 1,3 triệu lượt khám chữa bệnh.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các cơ sở y tế công lập
Hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

Sở Y tế Hà Nội triển khai thí điểm mô hình "Bệnh viện chị - em" giữa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và các đơn vị y tế tuyến huyện, xã tại huyện Ba Vì.

Trong đó, các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ toàn diện đơn vị tuyến huyện trong việc phát triển, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật, phát triển nguồn lực, hỗ trợ cải tiến quy trình vận hành bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh.

Hà Nội duy trì hoạt động sàng lọc, khám phát hiện, quản lý điều trị bệnh tim mạch - tăng huyết áp, đái tháo đường tại các cơ sở y tế, kết quả: Phát hiện mới 46.327 người tiền tăng huyết áp, 12.726 người tăng huyết áp; có tổng số trên 370.000 người bệnh được quản lý, điều trị (96,6%);

Ngoài ra, hơn 29.100 người tiền đái tháo đường được quản lý can thiệp dự phòng (83,4%); tổng số người bệnh được quản lý, điều trị là 118.007 người (96,5%); 11.781 người thừa cân béo phì được tư vấn kiểm soát; 25.248 người cơ nguy cơ tim mạch được tư vấn điều trị dự phòng.

TP duy trì hoạt động 23 cơ sở điều trị Methadone (19 cơ sở thuộc ngành y tế quản lý, 04 cơ sở thuộc ngành Sở Thương binh và Xã hội quản lý) đang điều trị cho 4.882 bệnh nhân Methadone (đạt 91,5% so với chỉ tiêu thành phố giao).

Năm 2023, UBND Thành phố đã công nhận 488/579 (đạt 84,3%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia của Bộ Y tế.

Trong năm 2024, Sở Y tế đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế năm 2024 theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 9/3/2023 của Bộ Y tế của 14 quận, huyện, thị xã, với tổng số hồ sơ đề nghị là 85 xã, phường, thị trấn.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các cơ sở y tế công lập
Ảnh minh họa

Như vậy, đến thời điểm hiện tại có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Thành phố duy trì công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, 60 tuyến phố văn minh bảo đảm an toàn thực phẩm tại 30 quận, huyện, thị xã; duy trì 20 tuyến phố an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố có kiểm soát tại 16 quận, huyện, thị xã.

TP triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường học thuộc hai phường Tràng Tiền, Hàng Trống của quận Hoàn Kiếm…

Về công tác dân số, trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ đạt 68%; 79% phụ nữ mang thai được tầm soát từ 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tầm soát từ 5 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến trở lên đạt 82%.

Phát triển hệ thống cơ sở khám chữa bệnh theo vùng và các cấp khám bệnh

Ngành Y tế tham mưu Thành phố xây dựng Đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030, với mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo vùng và theo các cấp khám bệnh, chữa bệnh được phân công (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu), chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cụ thể:

Trong đó, toàn TP sẽ hình thành 4 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn; phát triển các bệnh viện đa khoa hạng I và bệnh viện chuyên khoa đáp ứng khám chữa bệnh cấp chuyên sâu; phát triển các bệnh viện đa khoa hạng II đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản theo quy định Bộ Y tế.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh các cơ sở y tế công lập
Ảnh minh họa

Cùng với đó, TP sẽ phát triển các phòng khám đa khoa và trạm Y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu; củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện đáp ứng nhu cầu cấp cứu của người dân trên địa bàn thành phố; phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý.

Thành phố cũng triển khai nhiệm vụ và giải pháp trong việc nâng cao chất lượng kỹ thuật chuyên môn trong khám chữa bệnh; công tác cấp cứu ngoại viện; chuyển đổi số toàn diện hướng tới y tế thông minh; tăng cường hợp tác quốc tế; nâng cao hiệu quả truyền thông, giáo dục sức khỏe…

Sở Y tế cũng đã ban hành kế hoạch về chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh năm 2024 của ngành Y tế Hà Nội, triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Chính phủ.

Trong đó, Hà Nội triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn thành phố; kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa, 297 trạm y tế với trên 3,5 triệu hồ sơ đã được đẩy thành công lên cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm để sẵn sàng hiển thị trên ứng dụng VNeID; hơn 16,2 triệu lượt khám chữa bệnh được đồng bộ từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh lên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe thành phố…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời;

Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân số cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp và chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ thực hiện các Đề án, Kế hoạch nâng cao chất lượng dân số.

Các đơn vị tiếp tục tham mưu, triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030”, Luật Thủ đô (sửa đổi); đảm bảo quyền lợi của người dân tham gia Bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh; mở rộng triển khai mô hình “Bệnh viện chị - em” nhằm hỗ trợ chuyên môn giữa các bệnh viện, trung tâm y tế.

Đọc thêm

Bệnh thêm trầm trọng do tự ý điều chỉnh liều thuốc Tin Y tế

Bệnh thêm trầm trọng do tự ý điều chỉnh liều thuốc

TTTĐ - Do sự chủ quan, bất cẩn, không ít người dân tự ý mua thuốc về uống, hay tự ý bỏ giữa chừng đều là nguyên nhân gây hậu quả khôn lường sức khỏe.
Eximbank trao tặng nhiều thiết bị y tế cho Bệnh viện Bình Dân Tin Y tế

Eximbank trao tặng nhiều thiết bị y tế cho Bệnh viện Bình Dân

TTTĐ - Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa trao tặng thiết bị y tế với tổng trị giá 400 triệu đồng cho Bệnh viện Bình Dân.
Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè Tin Y tế

Hà Nội tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đã có Công văn số 2364/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024.
Phẫu thuật lấy hàng trăm viên sỏi túi mật cho bệnh nhân người Brazil Tin Y tế

Phẫu thuật lấy hàng trăm viên sỏi túi mật cho bệnh nhân người Brazil

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã tiếp nhận bệnh nhân nữ (29 tuổi, quốc tịch Brazil) phát hiện sỏi túi mật 3 năm nay đến khám do kích thước ngày càng lớn dần, đặc biệt 2 tuần nay thấy đau bụng vùng hạ sườn phải.
Tăng cường quản lý mỹ phẩm trên thị trường Tin Y tế

Tăng cường quản lý mỹ phẩm trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế đã có văn bản 3313/SYT-NVD gửi các phòng, ban Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường quản lý mỹ phẩm.
Nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu thành dịch thấp Tin Y tế

Nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu thành dịch thấp

TTTĐ - Trước tình hình bệnh dịch bạch hầu đã xuất hiện ở một số địa phương, trao đổi với báo chí, TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tình hình bạch hầu năm 2024 ở nước ta đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Cứu sống nam thanh niên bị đa chấn thương do tai nạn giao thông Tin Y tế

Cứu sống nam thanh niên bị đa chấn thương do tai nạn giao thông

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 21 tuổi (trú tại Thụy An, huyện Ba Vì) vào viện vì đa chấn thương do tai nạn giao thông.
Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy Sức khỏe

Bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 90/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế Tin Y tế

Người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc bảo đảm thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh.
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao chất lượng dân số Tin Y tế

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao chất lượng dân số

TTTĐ - UBND quận Thanh Xuân luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao đối với công tác dân số và phát triển. Do đó, công tác dân số của quận đã đạt được những thành tựu quan trọng góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số Thủ đô nói chung và quận Thanh Xuân nói riêng.
Xem thêm