Tag

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Giáo dục 05/11/2019 09:23
aa
TTTĐ – Sử dụng một cách hiệu quả, phát huy tối đa sức mạnh của mạng lưới truyền thông, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền… là những biện pháp được đề ra nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các nhà trường.

Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh

Các em học sinh trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sân khấu hóa những kiến thức, hiểu biết về pháp luật

Bài liên quan

Học sinh THCS Nguyễn Du hào hứng hưởng ứng Ngày Pháp luật 2019

Khai mạc phiên giải trình về an toàn thực phẩm

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trường Tiểu học, THCS và THPT thực nghiệm Khoa học giáo dục

Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai bị khai trừ Đảng

Ngày 4/11 diễn ra phiên giải trình về an toàn thực phẩm

Bộ trưởng Lê Thành Long: Hệ thống pháp luật đóng góp thầm lặng vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Giáo dục pháp luật cho học sinh – vấn đề cấp bách

Bạo lực học đường vẫn là vấn đề nhức nhối. Tình trạng học sinh vi phạm luật an toàn giao thông liên tục tiếp diễn. Thực tế đó vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống đặt ra yêu cầu cấp bách đối với gia đình, nhà trường và xã hội về tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh.

Chị Nguyễn Thị Hoa Mai – phụ huynh có con đang học ở trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Xã hội càng phát triển, những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi càng cảm thấy lo lắng cho con mình hơn. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến chúng đối mặt với nhiều cám dỗ, cạm bẫy. Ở lứa tuổi ẩm ương, chỉ cần thầy cô, cha mẹ xao nhãng một chút là con có thể sa ngã vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”.

Học sinh trường Tiểu học Giang Biên (quận Long Biên) thể hiện hiểu biết về pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa
Học sinh trường Tiểu học Giang Biên (quận Long Biên) thể hiện hiểu biết về pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa

Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức, pháp luật cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. “Học sinh, sinh viên là những công dân đang trên bước đường trưởng thành, những người lao động, chủ nhân tương lai của đất nước. Đối với các con, hiểu biết pháp luật là một bộ phận của học vấn và ý thức pháp luật là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của nhân cách. Thông qua giáo dục pháp luật trong nhà trường, các con được trang bị những tri thức pháp luật, xây dựng, hình thành lối sống lao động và học tập theo pháp luật với đầy đủ ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân”, chị Hoa Mai nhấn mạnh.

Nhằm mục đích đưa pháp luật đến gần hơn với học sinh, hướng tới Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11, những ngày đầu tháng 11, đồng loạt các trường học trên địa bàn TP Hà Nội đồng loạt tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.

Chia sẻ trong Ngày Pháp luật 2019 tại trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), ông Trần Thanh Long - Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm cho biết: “Trong nhiều năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức và hiểu biết cho cán bộ, nhân dân và góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức. Việc phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học, là hoạt động thường xuyên của ngành giáo dục và đào tạo”.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

Theo cô Nguyễn Thị Lý – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, công tác phổ biến pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, sân khấu hóa với các tiểu phẩm, các trò chơi…

“Phổ biến pháp luật là công việc vô cùng quan trọng đối với các nhà trường, góp phần củng cố tri thức, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định cho học sinh. Phổ biến pháp luật trong nhà trường giúp người học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản”, cô Lý nhấn mạnh.

Học sinh trường Tiểu học Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được khen thưởng trong Ngày Pháp luật 2019
Học sinh trường Tiểu học Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được khen thưởng trong Ngày Pháp luật 2019

Tại trường Tiểu học Đông Dư (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật 9/11 cũng diễn ra vô cùng sôi nổi. Thầy Nguyễn Văn Trương – Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Dư cho biết: “Trong các năm học vừa qua, Ngày pháp luật đã được nhà trường hưởng ứng tích cực bằng những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Xác định hưởng ứng Ngày pháp luật là việc làm hàng ngày, thường xuyên của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh các nhà trường, Ban Giám hiệu nhà trường mong muốn mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh sẽ là những tuyên truyền viên phổ biến kiến thức pháp luật tới tất cả mọi người để sự hiểu biết và chấp hành pháp luật được nhân rộng hơn nữa, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong mỗi người dân, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung giàu mạnh, thanh lịch và văn minh”.

Phó Trưởng phòng GD - ĐT quận Long Biên Nguyễn Thị Hằng nhấn mạnh tầm quan trọng của hiến pháp, pháp luật và ý nghĩa của Ngày pháp luật Việt Nam, từ đó kêu gọi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trên địa bàn quận hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam bằng các hành động cụ thể, thiết thực như: tổ chức đọc sách về hiến pháp, pháp luật Việt Nam tại thư viện của nhà trường; giáo viên lồng ghép các nội dung tuyên truyền về hiến pháp, pháp luật Việt Nam trong các giờ dạy; tuyên truyền về các bản hiến pháp trong chương trình "Phát thanh măng non" của trường.

Bằng hình thức sân khấu hóa, thi vẽ tranh, chương trình giao lưu tìm hiểu kiến thức pháp luật, hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam diễn ra tại các nhà trường đã thu hút sự tham gia tích cực, hiệu quả của đông đảo cán bộ, giáo viên và học sinh.

Em Trương Gia Bình, học sinh lớp 5A1 (trường Tiểu học Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Qua Ngày Pháp luật 2019, bản thân em thêm hiểu hơn về các quy định của pháp luật, những việc làm được và không được làm để phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, ngăn chặn tệ nạn ma túy. Em và các bạn sẽ tích cực học tập, tìm hiểu và tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước; tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động cụ thể của nhà trường để hưởng ứng có hiệu quả cao Ngày pháp luật Việt Nam năm 2019”.

Đọc thêm

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Xem thêm