Tag

Nên hay không cho trẻ học tiền tiểu học?

Giáo dục 09/02/2023 08:44
aa
TTTĐ - Còn khoảng hơn 6 tháng nữa năm học mới 2023 - 2024 bắt đầu. Thời điểm này, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 bày tỏ băn khoăn, lo lắng về việc nên hay không nên cho trẻ học tiền tiểu học.
Cách để cha mẹ giúp trẻ 5 tuổi sẵn sàng chinh phục lớp 1 giữa mùa dịch Vì sao các lớp tiền tiểu học cho trẻ nở rộ?

Nhiều ý kiến trái chiều

Trên các diễn đàn làm cha mẹ, nhiều phụ huynh bày tỏ những ý kiến trái ngược nhau về việc cho trẻ học tiền tiểu học trước thềm vào lớp 1. Chị Trần Thị Tuyến (Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Chỉ còn vài tháng nữa con sẽ chính thức bước vào cấp học đầu tiên. Tôi khá lo lắng và bối rối trước quyết định nên hay không nên cho con học tiền tiểu học.

Nhiều người nói không cần cho đi học trước vì chương trình lớp 1 không quá nặng nề. Tuy nhiên, tôi thấy phụ huynh cứ nháo nhào cho con đi học. Nếu con tôi không đi học thì liệu vào năm học có theo kịp các bạn hay không?”.

Nên hay không cho trẻ học tiền tiểu học?
Việc cho con học tiền tiểu học nên được cân nhắc dựa trên năng lực, sở trường và sự yêu thích của trẻ thay vì việc ép buộc, lo lắng...

Cũng chung lo lắng ấy, chị Hoàng Thị Thanh Thảo (Hà Đông, Hà Nội) sớm tìm lớp học tiền tiểu học cho con với thời lượng 3 buổi/tuần, mỗi buổi 90 phút. Sau mỗi bữa tối, chị Thảo vội vàng chở cô con gái 5 tuổi đến lớp học thêm.

Chị Thảo mong con thi vào trường tư thục chất lượng cao, điều kiện thi tuyển của trường đưa ra là các bé phải nhận biết mặt chữ, số, cầm bút, có các kỹ năng vẽ, hát và tự lập. Đó là lý do chị tìm hiểu và đăng ký cho con lớp tiền tiểu học. “Tuy nhiên, con tỏ ra rất mệt mỏi khi đi học, không mấy hào hứng. Chỉ ngồi được 20 - 30 phút là tìm mọi lý do để được dừng học”, chị Thảo lo lắng.

Đã từng có kinh nghiệm từ khi bé đầu vào lớp 1 nên năm nay, chị Nguyễn Thị Lý quyết định cho con thứ 2 đi học tiền tiểu học khi vừa ăn Tết xong. Cách đây 3 năm, chị không cho con học tiền tiểu học, chủ yếu ở nhà bố mẹ tự dạy kết hợp với cô giáo mầm non trên lớp. Tuy nhiên, khi vào đến lớp 1 - chương trình giáo dục phổ thông mới, con vất vả để bắt kịp chương trình học.

"Các bạn cùng lớp đều đọc thông viết thạo ngay từ đầu lớp 1 vì được đi học trước, trong khi con tôi vẫn ê a từng chữ chưa xong. Cô giáo cũng nhắc nhở gia đình kèm thêm tại nhà để bắt kịp tốc độ học của các bạn trong lớp", chị Lý nói và cho biết đó là lý do chị quyết cho con học lớp tiền tiểu học.

Trên hội nhóm phụ huynh, nhiều người chia sẻ kinh nghiệm học lớp tiền tiểu học, giá thấp nhất khoảng 70.000 đồng/học sinh/buổi học, cao nhất có thể lên đến 300.000 đồng/học sinh.

Giáo viên khuyên phụ huynh thế nào?

Nên hay không nên cho con học tiền tiểu học là nỗi lo chung của các phụ huynh có con chuẩn bị bước vào lớp 1. Nhiều phụ huynh vì điều kiện kinh tế eo hẹp nên cân nhắc, đắn đo. Cũng có phụ huynh vì sợ con không còn hào hứng khi chính thức bước vào năm học mới nên ngại ngần, suy nghĩ. Lại nhiều phụ huynh chọn cho con học trước vì sợ con không theo kịp chương trình, không theo kịp bạn, bị bỏ lại phía sau khi năm học mới bắt đầu.

Vậy ở góc nhìn của những người làm công tác giáo dục, các thầy cô khuyên phụ huynh như thế nào?

Cô Nguyễn Thị Quỳnh, giáo viên tiểu học ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) chia sẻ: “Việc cho trẻ học tiền tiểu học quá sớm là không nên. Tuy nhiên, ở thời điểm trước năm học mới từ 5 - 6 tháng là tương đối hợp lý”.

Lý giải điều này, cô Quỳnh cho biết, hiện nay khối lượng kiến thức với học sinh lớp 1 tương đối nhiều, phương pháp dạy học thay đổi nên nếu phụ huynh không có nhiều thời gian để kèm cặp con hoặc không biết phương pháp dạy thì nên cho con học. Khi con có nền tảng là biết mặt chữ, đọc thì bước vào năm học sẽ bớt áp lực đối với cả phụ huynh, giáo viên và học sinh”.

Trong khi đó, cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông, Hà Nội) khuyên phụ huynh không nên vì quá lo lắng mà cho con đi học tiền tiểu học một cách tràn lan, ồ ạt. “Tôi cho rằng việc cho con học trước hay không không quá quan trọng.

Việc cân nhắc cho con học nên dựa trên sở trường, sự yêu thích, ham học của con hơn là việc ép con đi học chỉ vì sợ không theo kịp bạn bè. Trên thực tế, nhiều học sinh dù không đi học tiền tiểu học cũng bắt kịp được với chương trình và bạn bè khi chính thức bước vào năm học mới.

Mục tiêu khi hoàn thành chương trình lớp 1 là học sinh biết đọc, biết viết nên các giáo viên sẽ hỗ trợ, kèm cặp học sinh một cách tối đa để các con đạt được điều này”, cô Thìn chia sẻ.

Còn cô Lê Thanh Hương - Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong thì cho rằng, việc cho các con học tiền tiểu học không cần thiết. "Chỉ cần khi vào năm học các bố mẹ cùng cô đồng hành với con, hướng dẫn con sắp xếp thời gian biểu học hợp lý và kết hợp cùng cô rèn con ý thức học trên lớp cũng như ở nhà. Khi các con có nếp học rồi thì mọi chuyện sẽ trở lên dễ dàng hơn. Các con bắt nhịp được với cô và các bạn nhanh hơn", cô Hương chia sẻ.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm