Tag

Ngành Giao thông vận tải phải tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí, tiêu cực

Tin tức 13/01/2023 23:01
aa
TTTĐ - Chiều 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải tổ chức theo hình thức trực tuyến từ đầu cầu Hà Nội với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ Giao thông Vận tải mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại Bộ Giao thông Vận tải mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu ngành giao thông vận tải
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành giao thông vận tải - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành giao thông vận tải - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nỗ lực khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tại Hội nghị cho biết, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành, địa phương; sự đồng thuận, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp và người dân; ngành GTVT đã nỗ lực khắc phục khó khăn để cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trên tất cả các mặt công tác.

Bộ GTVT đã hoàn thành, trình Chính phủ ban hành 8/8 nghị định, ban hành 49 thông tư theo thẩm quyền, đạt 100% kế hoạch. Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã thực hiện tổng kết các luật chuyên ngành theo đúng chương trình, kế hoạch đề ra. Bộ GTVT đã hoàn thành 5/5 quy hoạch ngành quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/5 quy hoạch.

Hoạt động vận tải đã phục hồi trên cả 5 lĩnh vực. Sản lượng các loại hình vận tải đều tăng trưởng ấn tượng. Đến hết 31/12/2022, so với cùng kỳ, khối lượng hàng hóa tăng 23,7%; luân chuyển hàng hóa tăng 29,4%, khối lượng vận chuyển hành khách tăng 52,8%; luân chuyển hành khách tăng 78,3% so với cùng kỳ.

Trong năm qua, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT); xây dựng, ban hành nhiều văn bản, công điện, kế hoạch để thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về bảo đảm TTATGT.

Việc triển khai đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được đặc biệt chú trọng với tư duy mới, cách làm mới đảm bảo cả 3 mục tiêu "chất lượng, tiến độ, hiệu quả". Chỉ riêng năm 2022, Chính phủ đã trình và được Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia, trong đó chỉ riêng Kỳ họp lần thứ III, đã thông qua 5 dự án.

Ngành GTVT vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để hoàn thành và đưa vào khai thác đảm bảo chất lượng 22 dự án; trong đó có nhiều dự án quan trọng như đường cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn, đường cất hạ cánh tại 2 cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, 2 dự án đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM, thông xe tuyến chính 3 dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1.

Hoàn thiện toàn bộ thủ tục theo đúng quy định pháp luật để khởi công 18 dự án động lực như nhà ga T3 CHK Quốc tế Tân Sơn Nhất, cầu Rạch Miễu 2 và đặc biệt lần đầu tiên ngành GTVT tổ chức khởi công đồng loạt theo hình thức trực tuyến dự án đường bộ cao tốc Bắc -Nam phía đông với 12 dự án thành phần.

Tính đến 31/12/2022, Bộ GTVT giải ngân lên đến 47.905 tỷ, khoảng 87% kế hoạch, cao hơn mức bình quân cả nước khoảng hơn 75%; dự kiến hết năm tài chính, sẽ giải ngân được 95,7% tổng kế hoạch được giao.

Công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; phòng, chống lụt bão; công tác xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số; công tác tổ chức, cán bộ; cải cách hành chính; hợp tác quốc tế... được quan tâm và đạt kết quả tích cực.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng báo cáo tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng báo cáo tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả"

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phát biểu ghi nhận, phân tích kết quả nổi bật mà ngành GTVT đạt được trong năm qua. Đặc biệt, sự phối hợp có hiệu quả của Bộ GTVT đối với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch; xây dựng, triển khai các dự án, nhất là trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực GTVT...

Hội nghị thống nhất, năm 2023, ngành GTVT hành động với phương châm "Đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả", tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng xây dựng thể chế, bảo đảm minh bạch, nhất quán, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hiệu quả hoạt động vận tải trong nước, tập trung phục hồi vận tải quốc tế.

Đặc biệt, ngành hoàn thiện thủ tục đầu tư để khởi công 23 dự án, hoàn thành 29 dự án; phấn đấu giải ngân tối thiểu 90% kế hoạch năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao là khoảng 94.161 tỷ đồng...

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, năm 2022, tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng cả nước đã đạt được nhiều kết quả, thành tích đáng ghi nhận, trong đó có đóng góp quan trọng, thiết thực của ngành GTVT với vai trò và truyền thống "đi trước mở đường". Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của ngành GTVT trong năm 2022.

Theo Thủ tướng, trong năm 2022, Bộ GTVT đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bộ làm tốt công tác quy hoạch; triển khai các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia, với nhiều dự án mới được phê duyệt, khởi công mới cũng như hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều tuyến cao tốc.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được Bộ GTVT triển khai quyết liệt, hiệu quả. Công tác điều hành hoạt động vận tải trong năm vừa qua tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Sản lượng vận tải các lĩnh vực đều tăng rất cao so với cùng kỳ.

Thủ tướng cũng biểu dương nỗ lực của Bộ Giao thông vận tải trong việc hoàn thành 4 dự án thành phần của dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2016-2020; khởi công 12 dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025 ngày 1/1 vừa qua.

Cùng với đó, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế được quan tâm và đạt kết quả, nhiều quy định mới được cộng đồng đón nhận. Việc triển khai công tác xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số đã đạt được những kết quả khả quan.

Bộ GTVT đã hoàn thành tốt Đề án 06; triển khai mở rộng dịch vụ công mức độ 4 "đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp" trên phạm vi toàn quốc; công tác phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chặt chẽ hơn...

Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của ngành GTVT trong năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những kết quả đạt được của ngành GTVT trong năm 2022 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn

Thủ tướng nêu rõ, qua đây, chúng ta đã rút ra bài học đoàn kết thống nhất, chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn; phân cấp, phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm, phân bổ nguồn lực, nâng cao khả năng thực thi các cấp gắn với kiểm tra, giám sát; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ rõ, công tác quản lý nhà nước ở nhiều mảng còn chưa theo kịp thực tiễn; còn chồng chéo giữa các quy định pháp luật như chính sách; các dự án triển khai còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, một số dự án chậm tiến độ, tình trạng bán thầu; vẫn còn xảy ra những vụ việc tham nhũng, tiêu cực như tại các trung tâm đăng kiểm…

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo ngành giao thông vận tải cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý về chính sách đầu tư BOT, BT trên tinh thần đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực đầu tư của xã hội. Tích cực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, nỗ lực đóng góp vào thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Đối với việc đầu tư các dự án thì phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, tăng cường giám sát, nhất là trong công tác đấu thầu, giám sát thi công. Các Ban quản lý dự án cần rà soát, xem xét lại, rút kinh nghiệm, hạn chế việc bán thầu, chia nhỏ các dự án, tránh tham nhũng, tiêu cực; rút kinh nghiệm, kiểm điểm sâu sắc trong công tác đăng kiểm ô tô, tổ chức lại công tác này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định, năm 2023 tình hình thế giới tiếp tục có nhiều khó khăn, phức tạp, ảnh hưởng tới trong nước, trong đó có ngành GTVT. Do đó, ngành GTVT phải nắm chắc tình hình để ứng phó, thích ứng kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GTVT và ngành GTVT quán triệt các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngay từ đầu năm cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch cụ thể của Bộ, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao; phấn đấu năm 2023 ngành giao thông phải đạt kết quả cao hơn năm 2022 về mọi mặt.

Thủ tướng chỉ đạo ngành giao thông vận tải cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý về chính sách đầu tư BOT, BT trên tinh thần đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực đầu tư của xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chỉ đạo ngành giao thông vận tải cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý về chính sách đầu tư BOT, BT trên tinh thần đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, kích hoạt mọi nguồn lực đầu tư của xã hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm

Thủ tướng nhấn mạnh, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu cần được ưu tiên thực hiện trong năm 2023; đề nghị Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc để huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bằng các hình thức BT, BOT, nếu vướng mắc ở đâu cần nỗ lực tháo gỡ, vấn đề là phải làm nghiêm túc, không được tham ô, tham nhũng; phải có cơ chế, công cụ kiểm soát chặt chẽ.

Ngành GTVT và các địa phương chủ động, tích cực, đổi mới sáng tạo hơn nữa trong phát triển hạ tầng, không trông chờ, ỷ lại; phối hợp triển khai bài bản, có trọng tâm, trọng điểm.

Thủ tướng cho biết, cả nhiệm kỳ trước huy động được khoảng 136 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng GTVT, nhiệm kỳ này dự kiến đạt gần 500 nghìn tỷ đồng. Nhiệm kỳ này tập trung cho phát triển hệ thống đường cao tốc, nhiệm kỳ tới tập trung cho hệ thống đường sắt.

Bộ và ngành GTVT tiếp tục tăng cường quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng các công trình, dự án; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng tham nhũng, thất thoát, lãng phí, tiêu cực; kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng dự án nhưng cũng có những hình thức khen thưởng kịp thời để cổ vũ, động viên những tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

"Nhiều lĩnh vực vẫn còn tình trạng xin – cho, dễ nảy sinh tiêu cực; đề nghị ngành GTVT và các địa phương xem xét, những việc, lĩnh vực mà nhân dân và xã hội làm được và làm tốt thì khuyến khích xã hội hóa, khuyến khích hợp tác công tư", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị ngành GTVT xây dựng các dự án, hoàn thiện thể chế, hoàn thiện thủ tục khuyến khích hợp tác công tư trong xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm như nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường bộ cao tốc, kết nối các vùng trong nước và với các nước lân cận.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; đẩy mạnh hơn nữa công tác phân cấp, phân quyền, nhất là những nội dung còn chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của người dân, doanh nghiệp, những vướng mắc trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; Đặc biệt, tiếp tục theo dõi, bám sát, hoàn thiện, kịp thời trình cấp có thẩm quyền xem xét đối với dự thảo Luật Đường bộ.

Thủ tướng lưu ý trong quý I này, Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề thôi không quản lý luồng lạch ở các địa phương nữa mà giao địa phương trực tiếp quản lý; tăng cường quản lý bằng điện tử từ kinh nghiệm áp dụng thu phí điện tử không dừng.

Nghiên cứu xây dựng các dự án kết nối với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia; phát huy tối đa các dự án hợp tác đối tác công tư; đẩy nhanh nghiên cứu dự án đường sắt tốc độ cao (khoảng 200 km/giờ), trước tiên, nghiên cứu đoạn Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ trên tinh thần tìm hướng tuyến thẳng nhất, tạo không gian phát triển mới; hoàn thiện các thủ tục, đề xuất các dự án PPP về phát triển các tuyến cao tốc kết nối, cảng biển... Tập trung cao độ với tỉnh Đồng Nai để hoàn thành giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành; các bộ, ngành phải chủ động vì đây là công trình trọng điểm quốc gia.

Thủ tướng lưu ý trong quý I này, Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề thôi không quản lý luồng lạch ở các địa phương nữa mà giao địa phương trực tiếp quản lý - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng lưu ý trong quý I này, Bộ phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ vấn đề thôi không quản lý luồng lạch ở các địa phương nữa mà giao địa phương trực tiếp quản lý - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bộ và ngành GTVT tập trung đổi mới hoạt động vận tải để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu đi lại của người dân.

Đồng thời, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và Bộ Công an để triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như chở quá khổ, quá tải, xe dù, bến cóc, vi phạm quy định về nồng độ cồn…

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý ngành GTVT chú trọng công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, trong đó tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, đơn vị sự nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số theo hướng lấy người dân là trung tâm phục vụ; xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng dùng chung và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hướng tới quản lý, điều hành dựa trên dữ liệu số.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ GTVT chặt chẽ hơn nữa, kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình để thúc đẩy GTVT phát triển, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Nhiệm vụ năm 2023 rất nặng nề song Thủ tướng tin tưởng với sự đoàn kết, tập trung trí tuệ, quyết liệt chỉ đạo của tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ GTVT và nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động, ngành GTVT sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong năm 2023, với mức cao hơn năm 2022, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng bảo vệ đất nước.

Đọc thêm

Quốc hội “chốt” quy định về nồng độ cồn khi lái xe Tin tức

Quốc hội “chốt” quy định về nồng độ cồn khi lái xe

TTTĐ - Sáng 27/6, với 388/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 79,84% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó thống nhất quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Tăng lương từ 1/7, phải đặc biệt quan tâm kiểm soát giá Tin tức

Tăng lương từ 1/7, phải đặc biệt quan tâm kiểm soát giá

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh, tăng lương lần này phải đặc biệt quan tâm đến kiểm soát được giá, chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong đó, khả năng CPI tăng khoảng 0,77%, chủ yếu là do tâm lý.
Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2% Tin tức

Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân đầu tư công chỉ đạt 21,2%

TTTĐ - Lũy kế đến ngày 15/6, giải ngân đầu tư công của TP Hà Nội là 17.175 tỷ đồng (đạt 21,2% kế hoạch). Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, tỷ lệ này là tương đối thấp và có một số khó khăn vướng mắc, song vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Hà Nội phấn đấu nâng cao thứ hạng Chỉ số PCI và PGI Tin tức

Hà Nội phấn đấu nâng cao thứ hạng Chỉ số PCI và PGI

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 190/KH-UBND về việc nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2024.
Tích cực triển khai thử nghiệm các mô hình xây dựng TP thông minh Tin tức

Tích cực triển khai thử nghiệm các mô hình xây dựng TP thông minh

TTTĐ - 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội tích cực triển khai thử nghiệm một số hệ thống thông tin, ứng dụng phục vụ công dân, doanh nghiệp nhằm xây dựng TP thông minh, hiện đại. Một số mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình cũng đã được các quận, huyện triển khai tích cực...
Đa dạng hoá các mô hình bảo tàng, hướng tới bảo tàng số Tin tức

Đa dạng hoá các mô hình bảo tàng, hướng tới bảo tàng số

TTTĐ - Trước ý kiến của đại biểu đề nghị tạo điều kiện cho bảo tàng tư nhân hoạt động , Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết: Trong lần sửa đổi này, Luật Di sản văn hoá có hướng tiếp cận mở rộng hơn, cho phép đa dạng hóa các mô hình bảo tàng để cung cấp dịch vụ và phục vụ tốt hơn việc hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Cơ quan soạn thảo đã bổ sung quy định trưng bày trên không gian mạng, khi có đủ “độ chín” sẽ có Bảo tàng số.
Không gian mạng là trận địa chính của công tác tuyên truyền tư tưởng Tin tức

Không gian mạng là trận địa chính của công tác tuyên truyền tư tưởng

TTTĐ - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ các giá trị văn hóa của đất nước, của dân tộc giờ đây khó khăn nhất là trên không gian mạng.
Bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu Nhân sự

Bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc bổ nhiệm chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Thủ tướng chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI Tin tức

Thủ tướng chia sẻ các ưu tiên của Việt Nam cho tăng trưởng và thu hút FDI

TTTĐ - Sáng 26/6, tại thành phố Đại Liên (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên thảo luận theo hình thức ăn sáng làm việc với GS. Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và khoảng 20 lãnh đạo các tập đoàn lớn của WEF.
Cho phép thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng Tin tức

Cho phép thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ - Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu, Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu, bao gồm khu sản xuất, trung tâm logistics, khu thương mại - dịch vụ... Các khu chức năng được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan.
Xem thêm