Nghệ An: Khởi tố nguyên cán bộ thuộc Văn phòng đăng ký và quản lý đất đai huyện Quỳ Hợp
Nghệ An: Triệt xóa 4 điểm phức tạp về ma túy tại các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu 3 cán bộ hải quan Nghệ An nhận 2 tỷ đồng để 'làm luật' hơn 5.000 lượt xe Nghệ An: 8X lừa đảo gần 11 tỷ đồng |
Đối tượng Nguyễn Quang Trường |
Trường nguyên là cán bộ hợp đồng thuộc Văn phòng Đăng ký và Quản lý đất đai huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
Trước đó, vào tháng 10/2022, qua công tác nắm tình hình nghi vấn có cán bộ tại Văn phòng Đăng ký và Quản lý đất đai huyện Quỳ Hợp có biểu hiện “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Công an huyện đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An để xác lập chuyên án đấu tranh.
Sau một thời gian điều tra, ngày 4/1/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳ Hợp đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quang Trường về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, theo Điều 355, Bộ luật Hình sự. Khám xét khẩn cấp tại chỗ ở của đối tượng Nguyễn Quang Trường, lực lượng công an thu giữ 2 điện thoại di động, 2 máy laptop, 3 thẻ ngân hàng mang tên Nguyễn Quang Trường và nhiều hồ sơ liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các quyết định nêu trên đã được Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Nguyễn Quang Trường nguyên là cán bộ hợp đồng lao động tại Văn phòng Đăng ký và Quản lý đất đai huyện Quỳ Hợp. Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 10/2022, lợi dụng công việc của mình, đối tượng Nguyễn Quang Trường đã nhận hồ sơ và tiền của khoảng 30 người dân tại xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp với hứa hẹn sẽ làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho họ. Tuy nhiên, Trường đã dùng số tiền các nạn nhân chuyển cho mình để tiêu xài cá nhân. Số tiền mà Nguyễn Quang Trường chiếm đoạt của người dân lên tới gần 1 tỉ đồng.
Hiện, chuyên án đang tiếp tục được điều tra, mở rộng.
Điều 355 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định về tôi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: 1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Phạm tội 02 lần trở lên; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng e) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng; c) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động; d) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |