Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu - "bà Nghị Quế của điện ảnh Việt" qua đời
Điện ảnh Việt Nam gây ấn tượng tại Cannes Từ “Sám hối” muốn làm nhiều bộ phim thật tốt cho điện ảnh Việt Nam |
![]() |
Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu là gương mặt tài danh của điện ảnh cách mạng Việt Nam. |
Theo thông tin từ gia đình, bà trút hơi thở cuối cùng nhẹ nhàng, thanh thản bên các con, cháu, chắt.
Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu tên thật là Mai Thị Châu, sinh ngày 10/1/1927 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Gia đình bà có truyền thống kinh doanh rất nổi tiếng và giàu có.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 bùng nổ, gia đình bà được chính quyền vận động phá nhà, nhằm thực hiện kế sách "vườn không nhà trống." Đây cũng chính là khoảng thời gian bà gặp chiến sỹ Vũ Kỳ Lân trong đoàn quân Nam tiến tham gia chiến dịch. Ông là một chàng trai phong nhã, tri thức, học trường Tây, con út trong gia đình tư sản ở phố Yên Ninh, Hà Nội. Họ nhanh chóng nên duyên vợ chồng khi Mai Châu mới 19 tuổi.
![]() |
Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu đóng phim đến năm hơn 80 tuổi |
Sau năm 1954, ông Vũ Kỳ Lân làm Chính ủy đặc khu Vĩnh Linh, rồi làm Giám đốc Điện ảnh Quân đội.
Tháng 12/1945, bà Mai Châu cùng chồng hòa vào đoàn quân Nam tiến. Năm 1946, bà làm thư ký của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (chú ruột ông Vũ Kỳ Lân), khi đó ông là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính miền Nam Việt Nam, Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4.
Năm 1947, bà bén duyên với sân khấu kịch, là một trong những diễn viên đầu tiên của Đoàn kịch Tiền tuyến. Bà đã cùng Đoàn tuyên truyền Giải phóng quân đi phục vụ bộ đội tại khắp chiến trường miền Nam chống thực dân Pháp.
![]() |
Năm 1956, bà được biên chế về Đoàn Kịch điện ảnh, tham gia lồng tiếng cho phim nước ngoài.
Khi Trường Điện ảnh Việt Nam mở lớp Đào tạo diễn viên khóa 1, bà cùng một số đồng nghiệp đã tham gia thi tuyển và được chọn làm diễn viên chính thức của Xưởng Phim truyện Việt Nam.
Từ đây, bà tham gia đóng “Chung một dòng sông” (1959) - tác phẩm đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Sau vai diễn này, bà tiếp tục xuất hiện trong hàng loạt bộ phim đình đám “Cô gái công trường” (1960), “Chị Tư Hậu” (1963), “Đi bước nữa” (1964).
![]() |
Đặc biệt, vai chính Lệ Mỹ trong tác phẩm “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn” (1966) là một dấu ấn khó quên của điện ảnh Việt Nam. Bà được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen nhờ đóng góp trong bộ phim này.
Khán giả màn ảnh nhỏ không thể quên bà Nghị Quế keo kiệt, thủ đoạn trong “Chị Dậu”, bà Phó Đoan đầy mưu mô trong “Sao Tháng Tám”, vợ Bá Kiến của “Làng Vũ Đại” ngày ấy, hay Hoàng Thái Hậu trong “Đêm hội Long Trì”…
Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu đóng phim đến năm hơn 80 tuổi, với bộ phim cuối cùng “Bi, đừng sợ”.
Tin liên quan
Đọc thêm

"Dịu dàng màu nắng" và khát vọng vươn lên giữa đời thường

"Bố ơi mình đi đâu thế?" ra mắt với diện mạo mới hấp dẫn

Háo hức với “Trạng Quỳnh nhí” - phim hoạt hình "made in Việt Nam"

Johnny Trí Nguyễn mời "anh hùng hào kiệt" tham gia "Hộ linh tráng sĩ"

"Vầng trăng thơ ấu" - phim điện ảnh về tuổi thơ của Bác Hồ

Đà Nẵng: Lần đầu chiếu phim lịch sử bằng 3D Mapping ngoài trời

Cái kết trong phiên bản đặc biệt "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối"

TP Hồ Chí Minh: Âm vang đại thắng mùa Xuân 1975

"Chiếc kén" - cơ hội kết nối điện ảnh Việt Nam và quốc tế
