Tag

Nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ mỹ phẩm Halora

Sức khỏe 09/06/2020 10:00
aa
TTTĐ - Quy định của Bộ Y tế về nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn mỹ phẩm, bao gồm: Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Tên nước sản xuất; Số lô sản xuất; Ngày sản xuất hoặc hạn dùng của sản phẩm... nhưng rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm Halora lại không thể hiện đầy đủ theo quy định trên. Điều này đã khiến người tiêu dùng hoang mang về nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng của sản phẩm.

Nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ mỹ phẩm Halora

Trang myphamhalora.com giới thiệu sản phẩm mỹ phẩm Halora có tác dụng như trị mụn, trị nám, tàn nhang...

Bài liên quan

Làm rõ dấu hiệu vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm Halora

Mỹ phẩm N-Collagen ghi nhập nhằng công dụng giống thuốc để “lừa mị” người tiêu dùng?

Nhập lậu hơn 5.000 sản phẩm mỹ phẩm Trung Quốc, chủ thẩm mỹ viện Thảo Vy khai gì?

Đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Sở Y tế Bình Dương chưa cấp phép

Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin trước đó, mặc dù còn nhiều nghi vấn về nguồn gốc xuất xứ nhưng thời gian qua, rất nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu Halora vẫn được Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora (địa chỉ tại 14 Phạm Ngũ Lão, phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) phân phối, bán ra thị trường.

Không những vậy, mặc dù có một số sản phẩm chỉ là mỹ phẩm nhưng trên nhiều diễn đàn, mạng xã hội công ty này lại quảng cáo và “tung hô” giống như thuốc chữa bệnh.

Cụ thể, với hai sản phẩm phóng viên có được, gồm: “Thuốc trị mụn đông y, đặc trị mụn - mờ thâm mụn - đặc trị dị ứng” (loại 10g) và “Serum mụn, đặc trị mụn - mờ thâm mụn - đặc trị dị ứng” (loại 10ml), tuy có tên gọi khác nhau nhưng về công dụng lại gần như trùng khớp nhau, đều là “đặc trị mụn - mờ thâm mụn - đặc trị dị ứng”.

Với cách ghi nhãn mác trên, nếu không phải là khách hàng am hiểu thì sẽ rất khó phân biệt đâu là thuốc, đâu là mỹ phẩm.

Đặc biệt, cả hai sản phẩm này đều có những thông tin khá sơ sài, không thể hiện rõ nơi sản xuất, xuất xứ; Không có số lô, số công bố; Không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định. Việc này không những trái quy định pháp luật mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước khi cần kiểm tra hậu mại về sản phẩm.

Một số sản phẩm mỹ phẩm Halora được quảng cáo, trong đó có một số sản phẩm ghi
Một số sản phẩm mỹ phẩm Halora được quảng cáo, trong đó có một số sản phẩm ghi "trị" như thuốc chữa bệnh

Ngoài hai sản phẩm nói trên, còn nhiều sản phẩm khác cũng có dấu hiệu quảng cáo thổi phồng công dụng, ghi nhãn không đúng quy định. Chẳng hạn như kem trị nám, tàn nhang, tái tạo da (ban ngày và ban đêm)... cũng được giới thiệu có tác dụng “ngăn ngừa và điều trị nuôi dưỡng trắng da, phục hồi da hư tổn”.

Trong khi đó, theo Công văn số 1609/QLD-MP của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về hướng dẫn phân loại mỹ phẩm và công bố tính năng mỹ phẩm thì các từ mang ý nghĩa chữa khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” đều không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm.

Theo Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung sau: Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Cảnh báo theo quy định của các hiệp định quốc tế; Không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc…

Do đó, việc một số website, mạng xã hội đang quảng cáo cho các sản phẩm này nhưng không đúng bản chất của sản phẩm hoặc cường điệu hóa công dụng, dễ gây hiểu nhầm cho khách hàng trong việc lựa chọn đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quảng cáo.

Tuy có tên gọi khác nhau nhưng công dụng của hai sản phẩm Halora lại gần như giống nhau, khó phân biệt được đâu là thuốc, đâu là mỹ phẩm
Tuy có tên gọi khác nhau nhưng công dụng của hai sản phẩm Halora lại gần như giống nhau, khó phân biệt được đâu là thuốc, đâu là mỹ phẩm

Để làm rõ nghi vấn liên quan đến việc Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora lưu thông sản phẩm khi chưa được cấp phép, mới đây, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã có văn bản phản hồi báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc.

Theo đó, tại Công văn số 1145/SYT-NVD ngày 25/5, Sở Y tế Bình Dương thông tin: “Sở Y tế chưa từng cấp phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm cho Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora; Chưa từng cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho công ty này cũng như quảng cáo nhãn hàng này”.

Sở Y tế Bình Dương cũng khẳng định, chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cho Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora. Do đó, sau khi có kết quả thanh tra, Sở sẽ có thông tin phản hồi cho báo.

Sản phẩm “Thuốc trị mụn đông y” của Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora đang bộc lộ nhiều dấu hiệu vi phạm về ghi nhãn mỹ phẩm
Sản phẩm “Thuốc trị mụn đông y” của Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora đang bộc lộ nhiều dấu hiệu vi phạm về ghi nhãn mỹ phẩm

Có thể thu hồi sản phẩm

Theo quy định, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường chỉ được phép lưu thông sản phẩm khi đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mãi khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Trường hợp một số sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm hoặc đã được cấp nhưng có những hành vi vi phạm khác thì căn cứ quy định pháp luật có thể thu hồi mỹ phẩm theo quy định.

Cụ thể, theo luật sư Phan Mạnh Thăng (Đoàn Luật sư TP HCM), Điều 45, Thông tư 06/2011/BYT của Bộ Y tế nêu rõ: Mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi khi: “Mỹ phẩm lưu thông khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; Mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho ngư­ời sử dụng; Mỹ phẩm l­ưu thông có nhãn ghi công dụng không phù hợp với hồ sơ công bố hoặc không đáp ứng quy định về ghi nhãn sản phẩm của Thông tư này, tùy mức độ vi phạm có thể bị đình chỉ lưu hành và thu hồi…”.

Theo đó, ngoài việc chưa được cấp Phiếu công bố như Sở Y tế Bình Dương đã khẳng định thì mỹ phẩm Halora còn thể hiện nhiều bất cập trong cách ghi nhãn mỹ phẩm, khiến người tiêu dùng hoàn toàn có quyền hoài nghi về nguồn gốc xuất xứ, cũng như chất lượng của sản phẩm liệu có được đảm bảo và an toàn?

Địa chỉ Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora cũng là nơi kinh doanh spa có tên “Viện điều trị mụn Vân Nguyễn”
Địa chỉ Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora cũng là nơi kinh doanh spa có tên “Viện điều trị mụn Vân Nguyễn”

Liên quan vụ việc, ngày 15/5, phóng viên đã liên hệ đến Công ty TNHH Mỹ phẩm Halora, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi chính thức từ đơn vị này.

Trong khi đó, liên hệ qua số điện thoại của công ty, phóng viên được một người xưng tên Đạt cho biết: Các sản phẩm của công ty đã được cấp Phiếu công bố nhưng không phải do Sở Y tế Bình Dương cấp.

Ông Đạt cũng cho biết thêm, Thanh tra Sở Y tế Bình Dương vừa làm việc với công ty, nếu phóng viên muốn cung cấp thông tin gì cứ liên hệ Sở Y tế Bình Dương để biết.

Ngày 5/6, phóng viên tiếp tục liên hệ Phòng Thanh tra Sở Y tế Bình Dương để nắm thêm thông tin. Theo đó, đại diện nơi đây cho biết, đơn vị vừa mới kiểm tra công ty trên. Hiện Sở đang xử lý, đồng thời sẽ tiếp tục mời đại diện công ty đến làm việc, khi có kết quả sẽ có văn bản phản hồi tới báo.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập Tin Y tế

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành kết luận số 233/KL-TTr thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tại các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng Tin Y tế

Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng

TTTĐ - Trong tuần qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập và 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm với số tiền trên 181 triệu đồng.
Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại Tin Y tế

Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân tự ý dừng thuốc kháng virus viêm gan B, chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc khiến tế bào gan bị hủy hoại rất nặng.
Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Xem thêm