Tag

Người thầy mẫu mực của ngôi trường bên thành Cửa Bắc

Giáo dục 16/11/2021 20:25
aa
TTTĐ - Tại ngôi trường THCS Nguyễn Tri Phương - nơi đất thiêng lịch sử nằm trên địa bàn phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, thầy giáo Lê Đức Lượng luôn được các giáo viên và học sinh dành những lời khen ngợi.
Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình) và bí quyết khiến học sinh yêu thể thao Học sinh THCS Nguyễn Tri Phương "gặt" thành tích xuất sắc ở Ngày hội "Trạng nguyên nhỏ tuổi" Học sinh THCS Nguyễn Tri Phương đạt thành tích ấn tượng tại Kỳ thi Vô địch các đội tuyển Toán thế giới

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau khi tốt nghiệp THPT, thầy Lượng trở thành sinh viên ưu tú khoa Tin học - Công nghệ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ra trường, thầy đem bao hoài bão ước mơ, mở ra chân trời tri thức cho các thế hệ học sinh.

Mỗi ngôi trường thầy công tác đều trở thành một điểm sáng của giáo dục, đặc biệt đối với bộ môn Tin học - Công nghệ do thầy phụ trách bởi mỗi bài giảng là tâm huyết, là kiến thức và bằng cả tình yêu môn học nhiệt thành.

Thầy giáo Lê Đức Lượng
Thầy giáo Lê Đức Lượng

Trải qua những năm tháng cống hiến cho nghề, thầy Lượng khẳng định rõ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình qua những kiến thức đã được học ở trường, kinh nghiệm đúc kết từ công việc thực tế và không ngừng học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, những thế hệ đi trước.

Trong các đợt thi giáo viên cấp quận, thành phố, thầy Lượng luôn được đánh giá cao về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kĩ năng xử lí tình huống của mình. Khi đã là một giáo viên cốt cán, thầy vẫn hăng say cống hiến, tìm tòi hết mình với bài giảng hằng ngày.

Người thầy mẫu mực của ngôi trường bên thành Cửa Bắc
Thầy Đức Lượng cũng trở thành tấm gương sáng cho học trò bởi những thành tích nổi bật của mình

Bằng phương pháp giảng dạy sáng tạo của mình, thầy đã gieo mầm kiến thức và không ít lần gặt hái được những vụ mùa bội thu. Bởi sự tận hiến và say nghề, thầy Lượng đã được ngành Giáo dục quận Ba Đình tin tưởng và giao trọng trách trở thành một trong 34 chiến sĩ đầu tiên khai mở cho ngôi trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Có mặt trong đội ngũ khai mở trường THCS Nguyễn Tri Phương thời điểm năm 2014 đầy gian khó, người anh lớn ấy đã đảm trách một cách xuất sắc vai trò Chủ tịch Công đoàn đầu tiên, tiếp đó là Phó Chủ tịch Công đoàn của trường và tham gia BCH Công đoàn ngành của quận Ba Đình, trở thành cán bộ Công đoàn tiêu biểu được các cấp khen tặng cho những đóng góp vì cộng đồng.

Thầy Lượng bên các học trò của mình
Thầy Lượng bên đồng nghiệp và các học trò của mình

Thầy Lượng còn là Thư ký Hội đồng sư phạm và là Trưởng ban Truyền thông của trường THCS Nguyễn Tri Phương. Thầy phụ trách thực hiện các bản tin, kết nối các nhiếp ảnh gia, cây bút trong và ngoài trường, để đưa công tác truyền thông trở thành một thế mạnh, thực hiện đúng và tốt trọng tâm nhiệm vụ truyền thông của trường, của ngành.

Việc duy trì và phát triển website với bản sắc riêng, góp phần quan trọng xây dựng hình ảnh nhà trường là một nhiệm vụ không dễ dàng. Trang thông tin điện tử của trường thực sự đã góp phần đưa hình ảnh ngôi trường non trẻ đến với nhân dân và xây dựng một gam màu riêng trong bức tranh của giáo dục Ba Đình.

Người thầy mẫu mực của ngôi trường bên thành Cửa Bắc
Thầy Lượng tặng điện thoại cho học sinh trong chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Phụ trách công nghệ thông tin của trường, thầy Lượng hóa giải mọi tơ vò tơ rối trên không gian mạng, từ kỹ thuật nhập các loại hồ sơ dữ liệu trong công việc của một giáo viên đến những công việc lớn khi triển khai các khóa tập huấn CNTT. Người anh lớn ấy đã cùng Ban Giám hiệu trực tiếp vất vả kết nối để thầy trò nhà trường có gần 2.000 tài khoản học trên ứng dụng phần mềm Teams Office 365 của Công ty Microsoft Việt Nam.

Hiện, dù vừa đảm nhận nhiều vai trò quan trọng của trường Xanh khi vừa là giáo viên, Thư kí Hội đồng, vừa là Trưởng ban Truyền thông nhưng thầy vẫn đang miệt mài cùng "nhóm phản ứng nhanh" của trường, hỗ trợ kỹ thuật cho Hội đồng sư phạm để dạy học hiệu quả.

Làm sao để học trò thích học môn học Tin học và yêu ứng dụng công nghệ? Sự trăn trở đó đã trở thành động lực để thầy dạy học sáng tạo nhất có thể. Giờ học Công nghệ của thầy luôn gắn bài học trong SGK với thực tế cuộc sống gần gũi, với việc thực hành, tạo ra sản phẩm.

Bản thân thầy Đức Lượng cũng trở thành tấm gương sáng cho học trò bởi những thành tích nổi bật của mình: Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”; Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” năm học 2011 - 2012; Danh hiệu “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” năm 2016 2017; Giấy khen “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” giai đoạn 2007 - 2017; Giấy khen “Đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn” năm học 2016-2017; Giấy khen “Gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2019”; Liên tục nhiều năm đạt danh hiệu LĐTT cấp cơ sở, cấp quận...

Không chỉ miệt mài, tận tụy trong công tác chuyên môn và các hoạt động của nhà trường, người thầy ấy còn có tấm lòng nhân ái, luôn giúp đỡ cho những học sinh yếu kém, học sinh nghèo, học sinh là con em thương binh... chiếm được tình cảm và sự trân trọng của đồng nghiệp trong ngành Giáo dục.

Trong 2 năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021, do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thầy đã hỗ trợ cho 6 học sinh của nhà trường có hoàn cảnh khó khăn, con thương binh liệt sỹ mỗi tháng 834.000 đồng để có các con có thêm động lực học hành, có điều kiện phấn đấu vươn lên, với tổng số tiền 7.506.000 đồng.

Các em học sinh Bùi Tuấn Tú lớp 7A9, Nguyễn Diệu Linh lớp 7A8, Hứa Bảo Ngọc lớp 7A7, Chu Thành Đạt lớp 8A2, Trần Thanh Tuấn lớp 6A1, Nguyễn Thị Khánh Linh lớp 6A7 đều từ việc đỡ đầu, lòng yêu thương, sẻ chia khi khó khăn của thầy mà yên tâm học tập, chăm chỉ cố gắng. Những việc làm nhân văn đó cũng là bài học dạy cho học sinh, đồng nghiệp trong nhà trường về lòng nhân ái, tình yêu thương và sự thấu hiểu.

Thầy Lê Đức Lượng chia sẻ: “Trẻ em đến trường không phải chỉ để học chữ mà còn để được hạnh phúc”. Suy nghĩ ấy đã tiếp bước cho từng hành động trong cuộc sống để hình ảnh người thầy của ngôi trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành hình mẫu cho lý tưởng sống cao đẹp, một tấm gương sáng cho các thế hệ học trò và đồng nghiệp noi theo.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm