Tag

Nguy hiểm khi uống paracetamol quá liều

Sức khỏe 14/09/2017 00:06
aa
TTTĐ.VN- Mới đây, một thanh niên trẻ đã bị hôn mê gan nặng dẫn tới tử vong do uống 19 viên paracetamol loại 500 mg để hạ sốt chỉ trong 2 ngày. Theo các bác sĩ, đây là tình trạng ngộ độc paracetamol rất nguy hiểm.

Nguy hiểm khi uống paracetamol quá liều

ThS - Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên- Phụ trách Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nam bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc cấp cứu vào ngày 6/9 trong tình trạng tổn thương gan, viêm gan rất nặng, có dấu hiệu suy gan.

Chàng trai trẻ (22 tuổi ở Sơn La) bị ngộ độc, hôn mê gan nặng và được chuyển đến Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Gia đình nam bệnh nhân cho biết, trước đó, người bệnh đã uống 19 viên thuốc paracetamol chỉ trong 2 ngày để hạ sốt, loại có hàm lượng 500 mg mỗi viên.

Nguy hiểm khi uống paracetamol quá liều
Nguy hiểm khi uống paracetamol quá liều

“Với số lượng này bệnh nhân đã dùng quá liều thuốc, dẫn đến ngộ độc; cộng thêm tiền sử viêm gan B làm tăng tình trạng nặng của bệnh”- BS Nguyên nói.

Ngày 12/9, nam sinh uống 19 viên parcetamol hạ sốt đã tử vong. Trước đó, ngày 11/9, các bác sĩ tiên lượng không thể cứu chữa nên gia đình đã đưa nam sinh về quê nhà ở Sơn La để chuẩn bị hậu sự.

Theo BS Nguyên, tình trạng ngộ độc paracetamol rất dễ gặp nếu người dân không để ý. Khác với ngộ độc do chủ định uống để tự tử, bệnh nhân được người thân biết ngay, đưa đến viện sớm.

Còn người bệnh ngộ độc paracetamol vì uống thuốc với mục đích giảm đau, hạ sốt nhiều khi ngay cả họ cũng không biết, không nghĩ mình ngộ độc. Chỉ đến khi cơ thể mệt mỏi, vàng da, viêm gan rồi mới đến viện thì đã quá muộn.

Thuốc paracetamol hay acetaminophen là một loại thuốc được bán khá thông dụng trên thị trường, chủ yếu dưới dạng viên nén hay viên sủi, với nhiều tên thương mại khác nhau như panadol, efferalgan, acemol, tylenol, hapacol...

Thuốc paracetamol là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin. Thuốc có hiệu quả nhất là làm giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.

Ngoài ra, thuốc paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt, người bệnh sẽ dễ chịu hơn. Tuy vậy, liệu pháp hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản, và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Paracetamol được sử dụng phổ biến, có thể mua mà không cần đơn của thầy thuốc. Hiện trên thị trường có hàng trăm loại thuốc chỉ chứa hoạt chất này hoặc phối hợp thêm với một hoặc vài dược chất khác.

Loại thuốc này còn có nhiều dạng bào chế, thuốc viên thì có nén thường, nén bao phim, nén nhai, rồi viên sủi, thuốc bột, thuốc cốm, thuốc đạn, dạng siro... với hàm lượng khác nhau, từ 80mg, 150mg, 250mg... đến 500mg.

“Có rất nhiều nguy cơ ngộ độc paracetamol khi tự ý dùng thuốc. Nhiều loại thuốc giảm đau, hạ sốt chỉ khác nhau về tên thuốc, còn hoạt chất là giống nhau. Nhiều người không để ý, vừa uống hạ sốt lại uống giảm đau sẽ làm tăng liều nạp vào cơ thể. Ngoài ra hay gặp nhất là do sốt cao tái diễn liên tiếp, dùng thuốc hạ sốt liên tục”- BS Nguyên nêu thực trạng.

Cũng theo BS Nguyên, trường hợp bị ngộ độc paracetamol rất nhanh, có thể chỉ sau vài giờ uống thuốc. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Sau 1, 2 ngày, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu.

Khi ngộ độc paracetamol, nồng độ paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, sẽ làm chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan. Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp, đến thận gây suy thận, thậm chí thấm vào não khiến trẻ bị hôn mê…Trong trường hợp nặng bệnh nhân kích động, mê sảng, suy hô hấp và có thể tử vong do suy đa tạng (thận, gan).

Cũng vì thế, nếu không để ý rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc paracetamol. Chỉ cần 2 ngày liền dùng trên 3g paracetamol là đã dẫn đến nguy cơ viêm gan ngay cả với người khoẻ mạnh. Trong trường hợp sốt cao; người bệnh nên kết hợp uống hạ sốt và chườm nóng, uống nhiều nước, không nên uống thuốc quá liều lượng; nếu không đỡ thì nên đến viện.

Khi dùng thuốc phải tuân thủ liều lượng. Với trẻ em dưới 12 tuổi, liều paracetamol được khuyến cáo là 10-15 mg/kg uống hoặc đặt hậu môn mỗi 4-6 giờ, tối đa không vượt quá 5 lần dùng mỗi ngày. Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc cân nặng nhỏ hơn 11 kg nên dùng paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc. Với người lớn, liều khuyến cáo là 60-80 mg/kg/ngày và không được quá 4 g một ngày.

BS Nguyên nêu rõ: Người Việt trưởng thành tốt nhất là mỗi ngày chỉ 2g trở lại, có thể cho phép đến 3g nhưng có nguy cơ; đặc biệt là với người có tiền sử viêm gan, thể trạng yếu, nghiện rượu...

Khi bị ngộ độc, người bệnh có các biểu hiện: chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong do suy đa tạng (thận, gan).

Ngay khi biết uống quá liều paracetamol cần tìm cách xử lý, có thể là gây nôn. Ngoài ra, có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối hay nước chè đặc để làm giảm hấp thu lượng độc cho gan. Với các trường hợp có triệu chứng rõ ràng của nhiễm độc, cần được đưa đến cơ sở y tế.

Phương Thu

Tin liên quan

Đọc thêm

Đáp ứng thực tiễn, bệnh nhân hài lòng và giảm tải bệnh viện Tin Y tế

Đáp ứng thực tiễn, bệnh nhân hài lòng và giảm tải bệnh viện

TTTĐ - Thông tư 26/2025/TT-BYT cho phép kê đơn tối đa 90 ngày cho một số bệnh mạn tính, giúp người bệnh đỡ đi lại, giảm tải bệnh viện, nhưng kèm theo nhiều yêu cầu quản lý chặt chẽ. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) để làm rõ hơn những nội dung quan trọng xung quanh chính sách này.
Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện Tin Y tế

Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, bé gái co giật, tim đập nhanh nguy kịch tính mạng được lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) mở đường đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời đã được xuất viện.
Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu Tin Y tế

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân 43 tuổi (Hà Nội) bị chém rách sâu vùng mông, mất máu nhiều do tai nạn hy hữu với thiết bị bay điều khiển từ xa - drone nông nghiệp khi đang phun thuốc trừ sâu.
Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường Tin Y tế

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

TTTĐ - Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, tên V. H. H. (25 tuổi, Hải Phòng) trong tình trạng mệt nhiều, lơ mơ, buồn nôn, nôn. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 1 được chẩn đoán cách đây ba năm, điều trị bằng insulin Mix 16-16 nhưng không tuân thủ đều đặn.
Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện Tin Y tế

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

TTTĐ - Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng điều trị và trải nghiệm chăm sóc, Tổ hợp Y tế Phương Đông nổi bật với hướng phát triển đa tầng - đa chuyên khoa, quy mô đầu tư lớn cùng chiến lược phát triển dài hạn. Đây là một trong những đơn vị tiên phong theo đuổi xu hướng y tế tích hợp: Kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng trong cùng một hệ sinh thái.
Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo Nhịp sống phương Nam

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

TTTĐ - Trong những ngày làm việc đầu tiên của Ban Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (mới), chủ đề nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo đã được lãnh đạo Sở Y tế quan tâm và thảo luận với các chuyên gia đầu ngành về các giải pháp. Cuộc họp đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng nhằm chủ động nâng cao năng lực y tế tại Côn Đảo.
Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp Tin Y tế

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành các quyết định về việc tiếp nhận và chuyển đổi cơ quan quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Dương và Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) thành trực thuộc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (mới), kể từ ngày 1/7/2025.
Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập Tin Y tế

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

TTTĐ - PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng tiếp tục làm Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau hợp nhất 3 Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm Sức khỏe

Thanh Xuan Valley và những điểm chạm chăm sóc sức khỏe giữa triệu tán thông 50 năm

TTTĐ - Với sự kết hợp giữa thiên nhiên lâu đời, lối sống lành mạnh và hệ thống y tế cao cấp, Thanh Xuan Valley đang viết lại định nghĩa về một miền an trú dành cho cộng đồng thượng lưu mới. Tại đây, cư dân sống khỏe mỗi ngày, trong một hệ sinh thái toàn diện và bền vững.
Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 2/7, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Xem thêm