Nhạc sĩ Minh Kỳ, người cầm bút viết nên ca khúc bất hủ “Xuân đã về”
![]() |
“Xuân đã về, xuân đã về
Kìa bao ánh xuân về tràn lan mênh mông
Trên cánh đồng, chim hót mừng,
Đang thướt tha từng đàn tung bay vui say”
Đây là giai điệu quá đỗi thân quen, khiến cho bất cứ ai khi cũng cảm thấy bồi hồi, háo hức khi nhắc đến, mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình mỗi dịp Tết đến xuân sang. Cha đẻ của ca khúc này, không ai khác chính là nhạc sĩ Minh Kỳ, cháu đời thứ năm của dòng dõi vua Minh Mạng.
Cuộc đời tài hoa bạc mệnh của nhạc sĩ Minh Kỳ
Sinh năm 1930 trong một gia đình thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, nhạc sĩ Minh Kỳ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ. Ông có có tuổi thơ và trải qua thuở thiếu thời nhiều kỷ niệm tại thành phố biển miền duyên hải. Cho đến năm 1959, ông chuyển vào Sài Gòn sinh sống, đồng thời bắt đầu sự nghiệp hoạt động văn nghệ. Thời gian này, ông cũng đã cho ra lò nhiều tác phẩm được đông đảo quần chúng Nhân dân đón nhận. Rất nhiều ca khúc là sự kết hợp của ông và nhạc sĩ Anh Bằng, Lê Dinh đã được giới thiệu lên đài phát thanh thành phố cùng nhiều chương trình ca nhạc nổi tiếng.
Khi cuộc chiến bắt đầu bước vào thời kỳ gay go, khốc liệt nhất, ông gia nhập lực lượng cảnh sát. Sau ngày 30/4/1975, ông phải đi học tập cải tạo tại Trại An Dưỡng, Biên Hoà ngày nay. Một đêm khuya thinh vắng ngày 31/8/1975, một quả lựu đạn được ném thẳng vào nhà số 3 của trại tù An Dưỡng cướp đi sinh mạng của 3 người sĩ quan cảnh sát và làm 8 người bị thương nặng. Ông Minh Kỳ là một trong những người không qua khỏi.
Chặng đường làm nghệ thuật của nhạc sĩ Minh Kỳ
Được sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Nha Trang, mảnh đất duyên hải này chính là nơi nuôi dưỡng cảm xúc của người nghệ sĩ tài hoa. Những sáng tác đầu tay của ông có thể kể đến như “Tiễn bạn”, “Nha Trang”, “Dòng thời gian”, “Nhớ Nha Trang”. Những ca khúc này được viết theo giai điệu chậm rãi, từ tốn, những quãng âm rộng được ví như cách mà ông thổn ổn vào tiếng sóng dập dờn nơi đây.
Là người nhạc sĩ hoạt động trong thời chiến, ông hiểu được tâm tình sâu nặng giữa người lính và hậu phương quê nhà. Đây là nguồn cảm hứng vô tận để ông tiếp tục cho ra đời một loạt những bài hát hay, bài ca bất hủ khác như “Anh tiền tuyến, em hậu phương”, “Biệt động quân”, “Tình hậu phương”...
Với chủ đề cảnh đẹp quê hương đất nước, ông cũng đã để lại những ca khúc đi cùng năm tháng, làm say đắm biết bao thế hệ người Việt. Có thể kể đến như “Người em Vỹ Dạ”, “Thương về xứ Huế”, “Mưa trên phố Huế”, “Đà Lạt hoàng hôn”, “Thương về miền đất lạnh”. Minh Kỳ đã thành công trong việc vẽ tái hiện bức tranh non nước hữu tình, chan chứa tình yêu thương vô bờ bến bằng những ngôn từ thân thương nhất. Không phải ngẫu nhiên mà những giai điệu này lại trở nên bất hủ, được học thuộc lòng qua nhiều thế hệ. Có thể, bạn đã quá quen với những ca khúc tâm tình này, nhưng bạn có biết, tác giả cầm bút viết nên những câu ca đó chính là nhạc sĩ Minh Kỳ.
Cuối cùng, về chủ đề mùa xuân, một chủ đề được rất nhiều danh nghệ sĩ khai thác. Đối với Minh Kỳ, chúng ta biết đến ông thông qua 2 bài hát quá đỗi thân quen đó là “Xuân đã về” ra đời năm 1954 và “Cánh thiệp đầu xuân” ra đời năm 1963. Đặc biệt, ca khúc “Xuân đã về” đã thực sự in sâu vào tâm trí của bất cứ người dân Việt Nam nào. Vào mỗi độ Tết đến xuân về, những lời ca Xuân đã về lại vang vọng khắp đường làng ngõ xóm, khắp phố phường đô thị.
Nói về bài hát “Xuân đã về”, tác giả đã phác hoạ lại khung cảnh mùa xuân mang tia nắng ấm tràn ngập muôn nơi cùng bao niềm hy vọng tươi mới hướng về tương lai. Muôn đoá hoá nở rộ đón gió xuân được ví như những người thiếu nữ duyên dáng, kiều diễm. Đâu đó là hình ảnh đám trẻ cười khúc khích, đón chào một năm mới an lành. Tất cả là bức tranh xuân sôi động, rực rỡ, ngập tràn hy vọng, ngập tràn niềm vui.
Với ngôn từ mộc mạc, giai điệu dễ nhớ dễ thuộc, nhạc sĩ Minh Kỳ với ca khúc bất hủ “Xuân đã về” thực sự sẽ còn đọng mãi trong tâm khảm người Việt rất nhiều thế hệ về sau.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thêm yêu nước qua tác phẩm điện ảnh “Địa đạo”

'Địa đạo' thu 20 tỷ đồng trong một ngày, kỷ lục chưa từng có

Phim “Bác sĩ tha hương” - nỗi niềm người Việt xa xứ

Trương Ngọc Ánh làm phim về họa sĩ, nhà điêu khắc Daniel K. Winn

NSND Trà Giang kể chuyện những ngày vượt mưa bom bão đạn

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

Quảng Trị: Từ chối tiếp nhận phim trường “Mưa đỏ”

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại bất ngờ và bùng nổ tiếng cười

Nhà báo Long Vũ dẫn "dàn Táo" trở lại "Cuộc hẹn cuối tuần"
