Tag

Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa

Văn hóa 26/04/2020 20:33
aa
TTTĐ - Cuộc chiến chống Mỹ đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng các ca khúc, hành khúc về đề tài chiến tranh luôn sống mãi với thời gian. Mang trên mình tấm áo xanh người lính, nhạc sĩ Huy Thục đã từng có nhiều năm tháng sống cùng các chiến sĩ. Chính cuộc sống gian khổ và hình ảnh cao đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ đã giúp ông sáng tác nên những ca khúc bất hủ.

Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa

Khu tập thể văn công Mai Dịch hầu như ai cũng biết nhà của Đại tá Huy Thục. Nhạc sĩ có tên thật là Lê Huy Thục, sinh năm 1935, quê ở Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Ông và gia đình lên Hà Nội từ nhỏ. Ông hoạt động cách mạng từ tháng 8/1945, bắt đầu đi vào con đường âm nhạc từ năm 1950 bằng chơi đàn violon.

Cũng như bao thanh niên khác, cậu thiếu sinh quân Huy Thục lúc đó mới 12 tuổi đã lên đường tòng quân, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. Rời Hà Nội mến yêu, nơi tuổi thơ của ông gắn với bao kỷ niệm êm đềm, đơn vị điều động ông về vùng quê chiêm trũng Ý Yên (Nam Định) và chính tại nơi đây, ông đã có tác phẩm đầu tay “Chống càn bảo vệ xóm làng” (1952). Tác phẩm đầu tay không có tiếng vang nhưng đó là một bài hát ca ngợi dân quân, du kích chống trả một đợt càn quét của giặc Pháp, được khá nhiều người yêu thích.

Nhạc sĩ Huy Thục bên cây đàn piano của mình
Nhạc sĩ Huy Thục bên cây đàn piano của mình

Từ năm 1954 - 1956, ông vào đoàn văn công Quân khu Hữu Ngạn. Sau đó ông theo học lớp sáng tác âm nhạc đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Một thời gian sau, ông lại được cử đi tu nghiệp tại Nhạc viện Liszt ở Hungary. Về nước, ông tham gia giảng dạy ở Trường Nghệ thuật Quân đội.

Trong thời kỳ Kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hoạt động của ông chủ yếu tại chiến trường Đường 9 - Khe Sanh - Quảng Trị - Thừa Thiên. Chính tại nơi chiến trường khốc liệt đó, sống giữa bom đạn hiểm nguy, người lính - nghệ sĩ Huy Thục đã không ngừng sáng tác, cho ra đời những tác phẩm “Tiếng đàn Ta-lư”, “Người con gái Pa kô”, “Ơi dòng suối La La”…

Nhạc sĩ Huy Thục (giữa) cùng đồng đội tại mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, tháng 7/1967 (Ảnh do gia đình nhạc sĩ cung cấp)
Nhạc sĩ Huy Thục (giữa) cùng đồng đội tại mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, tháng 7/1967 (Ảnh do gia đình nhạc sĩ cung cấp)

Người dân địa phương nơi ông đóng quân là người dân tộc Vân Kiều và Pa kô, khi nghe những bài hát này đã vui sướng thốt lên: “Ồ, tại sao bộ đội Huy Thục là người Kinh, sống ở nơi khác về đây với buôn làng mà hiểu về dân tộc của bọn mình thế? Nhờ có bài hát này mà nhiều người trong cả nước biết về dân tộc mình”. Hình ảnh người con gái Vân Kiều lưng gùi gạo giúp bộ đội, tay cầm cây đàn Ta-lư đã đi vào bài hát của Huy Thục như thế.

Trong số các tác phẩm âm nhạc của Huy Thục, rất nhiều người biết đến ca khúc nổi tiếng “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Nhạc sỹ Huy Thục ngậm ngùi: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể quên cái đêm 2/9/1969, cả Hà Nội mưa tầm tã ấy. Biết tin Bác Hồ mất, từ già đến trẻ, không ai không khóc tiếc thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”".

Lúc bấy giờ, đã có nhiều nhạc sĩ viết lên những bài ca bi tráng để “khóc Bác”. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã lấy lời ví dặm “Trông cây lại nhớ đến người”, nhạc sĩ Chu Minh có bài “Người là niềm tin tất thắng”... Những nhạc sĩ đó viết hay quá, “khóc Bác” mà nghe bi hùng nên Huy Thục đã thôi, không sáng tác theo đề tài đó nữa. Vừa lúc ông nhận lệnh điều động, bổ sung quân vào miền Nam. Để lại đứa con nhỏ mới lên 3 tuổi cho vợ, Huy Thục lập tức đeo ba lô trở lại mặt trận cùng với mong muốn được chứng kiến và ghi lại những cảm xúc của các chiến sĩ ngoài mặt trận đau khổ thế nào khi Bác đi xa.

Nhạc sĩ Huy Thục kể: “Trên đường ra mặt trận, tôi thấy tất cả chiến sĩ cùng khẳng định quyết tâm: “Chúng em nhất định giải phóng miền Nam, nhất định đi theo con đường của Bác”. Ở Hà Nội không tìm được ra ý tưởng sáng tác thì vào đây, đề tài cho ca khúc lại xuất hiện trong tôi. Thật tuyệt vời. Thế là bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” đã ra đời dựa trên tinh thần “Biến đau thương thành hành động”.

Lúc đó Bác mới mất nên ca khúc bị ách lại, cho tới ngày 26/3/1970 thì được đăng trên báo Thanh Niên và phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi thật sự xúc động khi các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt bài hát này. Đối với thanh niên chúng tôi khi đó, phải có niềm tin mới hành động thắng lợi. Có lẽ, tất cả các nhạc sĩ đều ước mong làm thế nào đưa được lời dạy của Bác Hồ vào ca từ của bài hát và tôi đã vinh dự làm nên điều đó: “Vì độc lập tự do, quyết giành ấm no...” và “...quét sạch nó đi, lời Bác đang giục chúng ta...”".

Nhạc sĩ Huy Thục không chỉ thành công trong sáng tác hành khúc mang tính chiến đấu mà ông còn có nhiều ca khúc đầy chất lãng mạn. Sau trận chiến thắng của quân đội ta ở “Ngọn đồi không tên”, giữa vô số vết bom B52 cày xới, giữa bao nhiêu xác Mỹ ngụy, dòng suối La La hiện lên trong lời ca, điệu nhạc của Huy Thục thật êm đềm, thơ mộng như chưa từng có chiến tranh (Ơi dòng suối La La). Sau này, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào công tác tại Quảng Trị, đi qua dòng suối La La đã thốt lên: “Dòng suối La La nhỏ như thế này mà Huy Thục viết lãng mạn thế”.

Nhạc sĩ Huy Thục có không ít tác phẩm được lưu danh và đó là niềm tự hào đối với một người làm nghệ thuật, sống với nghệ thuật.

Các tác phẩm của nhạc sĩ Huy Thục:

Kèn xuất trận (thơ Tô Đức Chiêu), Tiếng hát trên đường quê hương, Ơi dòng suối La La, Tiếng đàn Ta-lư, Tiến lên chiến sĩ đồng bào (phổ thơ Bác Hồ), Đợi (thơ Vũ Quần Phương), Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Hợp xướng Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.

Về tác phẩm khí nhạc: Độc tấu đàn bầu Vì miền Nam (giải Nhì UNESCO), Độc tấu trống dân tộc Nhịp điệu nước non, âm nhạc cho vũ kịch Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (viết cùng Nguyễn Thành và Lương Ngọc Trác, đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh), Tiến lên giành toàn thắng (chương I)...

Ngoài ra ông còn viết phần âm nhạc cho kịch nói, phim truyện, phim tài liệu, múa...

Tin liên quan

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm