Tag

Nhanh chóng đề xuất giải pháp ứng phó với hạn mặn tại khu vực ĐBSCL

Kinh tế 27/02/2020 19:36
aa
TTTĐ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo tình hình ảnh hưởng của hạn mặn đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mùa khô năm 2019-2020. Theo đó, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Nhanh chóng đề xuất giải pháp ứng phó với hạn mặn tại khu vực ĐBSCL

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh

Bài liên quan

Cà Mau chủ động triển khai nhiều giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn mặn

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt

Việt Nam kêu gọi quốc tế hỗ trợ nhân đạo ứng phó với hạn, mặn lịch sử

Hơn 1.000 khối nước ngọt tặng bà con vùng hạn, mặn

Mang nước ngọt về cho vùng hạn mặn Tây Nam

Diễn biến xâm nhập mặn khá phức tạp

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tại, xâm nhập mặn đang trong thời gian lên cao (từ ngày 8/2 đến ngày 16/2/2020) theo kỳ triều cường giữa tháng 1 Âm lịch, đây là đợt xâm nhập mặn cao nhất từ đầu mùa khô đến nay với ranh mặn 4 g/l tại các cửa sông đạt cao nhất.

Cụ thể, tại vùng 2 sông Vàm Cỏ, phạm vi xâm nhập mặn từ 100-110km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 20-22km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4-6km, thấp hơn 15-17km so với mức sâu nhất năm 2016.

Vùng cửa sông Cửu Long: xâm nhập mặn tại Cổ Chiên 68km, Hàm Luông 75km và sông Hậu 66km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 20-30km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-10km, sâu hơn khoảng 4km so với mức sâu nhất năm 2016.

Vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn hạn mặn xâm nhập sâu 61km, sâu hơn trung bình nhiều năm khoảng 12km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5km, thấp hơn khoảng 7km so với mức sâu nhất năm 2016.

Trong thời gian tiếp theo của mùa khô, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường. Cụ thể, từ ngày 21-27/2, ranh mặn vào sâu cao nhất khoảng 55km, giảm khoảng 20km so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng 2/2020.

Đặc biệt, từ ngày 7-15/3 xâm nhập mặn ở mức rất cao, ranh mặn 4g/lít ở mức 80km, sâu hơn 5km so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng 2/2020. Từ cuối tháng 3 xâm nhập mặn sẽ giảm dần do các hồ chứa thượng nguồn tăng lưu lượng xả nước như tương tự một số năm gần đây. Ở vùng các sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 4/2020.

Trên lưu vực sông Mê Công, năm 2019-2020 thuộc năm ít nước, lưu lượng về ĐBSCL bị thiếu hụt nghiêm trọng so với trung bình nhiều năm, thậm chí thấp hơn cả năm 2015-2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục). Điển hình, mực nước bình quân từ đầu mùa khô đến nay tại trạm Kratie (thuộc Campuchia) đạt 6,67m, thấp hơn 1,43m so với trung bình nhiều năm, thấp hơn 0,5m so với cùng kỳ năm 2015.

Dung tích trữ Biển Hồ (Campuchia) đến ngày 10/2/2020 ước khoảng 1,9 tỷ m3, giảm khoảng 35,7 tỷ m3 so với thời điểm cao nhất (ngày 1/10/2019), thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 3,6 tỷ m3, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 gần 30 triệu m3. Đây là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019-2020.

Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh
Tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô, tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh

Tình trạng xâm nhập mặn kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân tại các tỉnh ĐBSCL. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, tổng cộng thiệt hại lúa vụ Mùa 2019 và Đông Xuân 2019 - 2020 khoảng gần 33.500ha. Trong đó, vụ Mùa 1.600ha, vụ Đông Xuân 17.500ha. Mức thiệt hại bằng 8,3% so với tổng cộng thiệt hại mùa khô 2015 - 2016 (năm có tổng diện tích bị thiệt hại là 405.000ha).

Đáng chú ý, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt. Hiện nay, đã có tổng cộng khoảng 79.700 hộ dân đang gặp khó khăn về nguồn nước. Cụ thể, Bến Tre 12.700 hộ, Sóc Trăng 24.000 hộ, Kiên Giang 11.300 hộ, Cà Mau 11.900 hộ, Bạc Liêu 3.300 hộ, Long An 7.900 hộ, Tiền Giang 2.200 hộ, Trà Vinh 8.600 hộ). Các hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt đang được các địa phương tăng cường giải pháp để cung cấp nước…

Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Để chủ động đối phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp và không để người dân thiếu nước sinh hoạt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã đưa ra một số giảm pháp hữu hiệu. Trong đó, về giải pháp trước mắt, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và ĐBSCL; tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi, trong công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp.

Các địa phương chủ động tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép để tăng cường tích trữ nước vào nội đồng, khẩn trương đóng cống ngăn mặn xâm nhập khi độ mặn lên cao. Đồng thời rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại 9 tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn.

Đối với nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên; hạn chế cho ăn khi độ mặn tăng; chủ động thu hoạch khi thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm trước khi xâm nhập mặn xảy ra.

Đối với cấp nước sinh hoạt nông thôn, các địa phương cần chủ động khoan giếng bổ sung nguồn nước ngọt, kéo dài các đường ống từ các nhà máy nước tập trung ở vùng nước ngọt cấp cho các vùng dân cư bị ảnh hưởng, lắp thêm các vòi nước công cộng để cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn sử dụng.

Đặc biệt, cần chuẩn bị phương án huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt cho khoảng 40.000 hộ dân sống phân tán, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, hải đảo, tập trung tại các tỉnh: Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Trà Vinh... Đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ trữ nước ngọt tại kênh cụt và dẫn dòng cũ, đập tạm ngăn mặn để giữ nguồn nước ngọt cho các trạm cấp nước tập trung nông thôn, tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.

Về các giải pháp lâu dài, các địa phương cần khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triển nông nghiệp đa dạng (thủy sản - cây ăn quả - lúa), đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.

Cùng với đó, nhanh chóng xây mới, nâng cấp, sửa chữa các công trình cấp nước tập trung (Cà Mau 30 công trình, Sóc Trăng 3 công trình, Kiên Giang 5 công trình); mở rộng, kéo dài tuyến ống cấp nước cho cho các hộ dân khu vực lân cận (Long An mở rộng cho 32.350 hộ dân, Bến Tre mở rộng 40 km đường ống, Kiên Giang mở rộng cho 7.880 hộ dân), Tiền Giang mở rộng 200 km đường ống.

Các địa phương cũng lên phương án đề xuất Ngân hàng Thế giới hỗ trợ dự án cấp nước và vệ sinh nông thôn cho các tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện dự án cấp nước cho các đô thị khu vực đồng bằng sông Cửu Long (có mở rộng cho khu vực nông thôn).

Đọc thêm

Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia Thị trường - Tài chính

Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất đối với công trình trọng điểm quốc gia, nên mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư nhân để tăng tỷ trọng đầu tư tư đối với toàn xã hội.
Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc Kinh tế

Ưu đãi tới 30% khi thanh toán thẻ NAPAS Agribank tại Hàn Quốc

TTTĐ - Từ ngày 1/11/2024 tới 28/02/2025, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai chương trình ưu đãi hoàn tiền hấp dẫn trên toàn hệ thống BC Card tại Hàn Quốc. Vi vu xứ Kim Chi, tiết kiệm hơn, an toàn hơn cùng NAPAS.
Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12 vướng nhiều vi phạm Doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Quận 12 vướng nhiều vi phạm

TTTĐ - Thanh tra TP Hồ Chí Minh xác định Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Quận 12 có nhiều tồn tại và vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản.
Doanh nghiệp, doanh nhân “kêu” điều kiện kinh doanh quá khắt khe Doanh nghiệp

Doanh nghiệp, doanh nhân “kêu” điều kiện kinh doanh quá khắt khe

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân vẫn phản ánh về những rủi ro, khó khăn khi bắt đầu khởi nghiệp do các điều kiện kinh doanh quá khắt khe, không phù hợp.
Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ Nông thôn mới

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ

TTTĐ - Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao, kết quả xã đạt chuẩn Nông thôn mới ở một số vùng vẫn còn chênh lệch lớn...
Nút thắt, sức cản lớn với người dân và doanh nghiệp Doanh nghiệp

Nút thắt, sức cản lớn với người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, những thủ tục hành chính không cần thiết, rườm rà trong kinh doanh là nút thắt, sức cản lớn đối với người dân và doanh nghiệp...
Giới trẻ đổi mới thói quen tiêu dùng, quản lý tài chính cùng MyVIB Doanh nghiệp

Giới trẻ đổi mới thói quen tiêu dùng, quản lý tài chính cùng MyVIB

TTTĐ - Sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng ngân hàng số đã mang đến một cuộc cách mạng trong cách quản lý tài chính của giới trẻ.
Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank Doanh nghiệp

Agribank chính thức ra mắt Giải pháp Open Smartbank

TTTĐ - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa ra mắt Giải pháp Open Smartbank (OSB). Theo đó, Agribank phát triển dịch vụ Tài khoản Plus - một bước đột phá mới trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Hơn 2.000 sinh viên tham gia "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương" Khởi nghiệp sáng tạo

Hơn 2.000 sinh viên tham gia "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương"

TTTĐ - Để tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, Khoa Quan hệ Công chúng - Truyền thông (Đại học Văn Lang) tổ chức workshop "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" thu hút hơn 2.000 sinh viên toàn trường tham dự.
BSR tối ưu hiệu quả hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Doanh nghiệp

BSR tối ưu hiệu quả hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất

TTTĐ - Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã cổ phiếu trên sàn UpCom - BSR) đã áp dụng nhiều giải pháp đột phá, tối ưu hóa năng lượng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm vượt thách thức giá dầu đang giảm sâu.
Xem thêm