Tag

Nhiều bài học kinh nghiệm phòng chống bão sau cơn bão Noru

Môi trường 28/09/2022 17:00
aa
TTTĐ - Bão Noru - một trong những cơn bão nguy hiểm nhất trong 20 năm gần đây - đã đi qua. Nhờ vào năng lực cảnh báo dự báo sớm, chủ động ứng phó với siêu bão, các cơ quan, địa phương liên quan đã nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị. Nhờ đó, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của người dân và nhà nước.
PV GAS tích cực chuẩn bị, ứng phó với cơn bão Noru EVN đảm bảo vận hành nguồn và lưới điện sau khi cơn bão số 4 đổ bộ vào miền Trung Khôi phục lại giao thông đường sắt, hàng không sau cơn bão Noru Khẩn trương, quyết liệt ứng phó cơn bão số 4 (Noru) theo phương châm "4 tại chỗ"

Nâng cao năng lực dự báo sớm

Trưa 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình, khắc phục thiệt hại do bão số 4 (Noru) gây ra.

Thủ tướng đánh giá với tinh thần “phòng hơn chống”, các cơ quan, địa phương liên quan đã nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị và ứng phó bão với kết quả khả quan và tích cực, dù cơn bão được dự báo rất mạnh, rất nhanh và phức tạp. Nhờ đó, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của người dân và nhà nước, chỉ có 4 người bị thương.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão

Theo người đứng đầu Chính phủ, có 6 bài học kinh nghiệm về công tác ứng phó bão: Thứ nhất, cương quyết, quyết liệt, nhất quán vận động, di dời nhân dân ra khỏi nơi nguy hiểm là yếu tố quyết định để không bị thiệt hại về người. Thứ hai, nắm chắc diễn biến, bám sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp để phòng chống bão nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Ba là xây dựng kịch bản, phương án phù hợp tình hình và khi xảy ra tình huống thì vận hành các kịch bản, phương án này theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, chủ động, tích cực, bám sát tình hình, từ sớm, từ xa, từ cơ sở; Thông tin, hướng dẫn kịp thời, thông suốt, toàn diện, đầy đủ tới người dân, các cấp ủy, chính quyền và doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng, quy luật tự nhiên ở miền Trung là nơi thường xuyên có mưa lũ, bão gió vào tháng 9, 10, 11. Vì vậy, phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác, không lơ là, chủ quan, cũng không lo sợ, hoang mang, hốt hoảng, mất bình tĩnh cùng sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, sự hỗ trợ của cả nước với tinh thần đoàn kết, thống nhất, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Đánh giá về công tác dự báo, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết việc dự báo bão Noru được triển khai từ rất sớm và nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Dự báo về hướng di chuyển, thời gian đổ bộ, khu vực đổ bộ của bão Noru là chính xác, riêng cường độ khi đổ bộ thì nhỏ hơn 1 - 2 cấp so với dự báo ban đầu.

Toàn bộ hệ thống các trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn của tổng cục, đặc biệt là các radar thời tiết ven biển tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4 đã thực hiện quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo bão.

Ngay từ ngày 23/9, khi bão còn ở ngoài khơi Philippines, Tổng cục đã có công văn gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai. Khi bão vừa vào Biển Đông, đã phát tin khẩn cấp kèm theo thông báo từng giờ với 33 tin chính thức và 44 tin bổ sung.

Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia đã thường xuyên giữ liên lạc và thảo luận với các cơ quan khí tượng Philippines, Nhật Bản để trao đổi đặc điểm bão và những tác động ở Philippines, về dự báo quỹ đạo, cường độ và ảnh hưởng có thể có của bão số 4.

Sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đồng lòng, chủ động của người dân

Không có thiệt hại về người sau cơn bão Noru cũng nhờ vào sự chủ động ứng phó, sơ tán người dân của chính quyền địa phương cùng với sự đồng lòng, tin tưởng và có ý thức phòng chống thiên tai của người dân.

Tại Đà Nẵng, ngay khi có dự báo bão đổ vào, ngoài công việc của chính quyền thì nhờ có kinh nghiệm chống bão nhiều năm nên người dân, các cơ quan công sở, trường học đã chủ động gia cố, chèn chống nhà cửa vững chắc trước mùa mưa chứ không đợi khi bão đến.

Thành phố Đà Nẵng đã ban bố lệnh cấm ra đường lúc 20h nhưng từ chiều tối khi thấy gió giật mạnh thì người dân đã chủ động không ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn tính mạng của mình. Đó chính là ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ chính bản thân mình trước thiên tai của người dân ngày càng cao.

Tỉnh Quảng Nam cũng kịp thời sơ tán người dân tránh trú bão, hỗ trợ nhu yếu phẩm, thức ăn, nước uống cho dân trong thời gian tránh trú. Các đội xe lưu động cũng chạy dọc đường ven biển cả ngày lẫn đêm để phát đi những bản tin cảnh báo bão, vận động người dân sơ tán. Cùng với đó, lực lượng chức năng cũng tới từng nhà vận động, giúp người dân gói ghém đồ đạc lên xe đến nơi trú ẩn.

Tỉnh Quảng Nam sơ tán gần 46 nghìn hộ dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền, hoàn thành trước 9h ngày 27/9 (Ảnh chụp màn hình)
Tỉnh Quảng Nam sơ tán gần 46 nghìn hộ dân đến nơi an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền, hoàn thành trước 9h ngày 27/9 (Ảnh chụp màn hình)

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, nhấn mạnh: "Ngay từ khi bão chuẩn bị đổ bộ qua Philippines để đi vào Biển Đông, toàn bộ hệ thống từ trung ương tới địa phương đã chỉ đạo rất quyết liệt. Thủ tướng đã có ba công điện, trực tiếp hai lần họp với các địa phương, quyết định lập ban chỉ đạo tiền phương do Phó thủ tướng Lê Văn Thành làm trưởng Ban phòng chống bão tiền phương".

"Chúng tôi đi kiểm tra thì đến từng người dân đều biết nguy cơ cao của bão Noru, chính vì vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo của địa phương đã ngấm đến từng người dân và chính sự chủ động này là yếu tố quan trọng để thiệt hại do bão gây ra giảm đi rất nhiều", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 (bão Noru)

Trong đó, bài học quan trọng nhất để giảm thiểu thiệt hại trong các cơn bão nói chung và bão Noru nói riêng vẫn là sự chủ động của người dân.

"Nếu chúng ta xây dựng được cộng đồng an toàn và mỗi người dân trong cộng đồng an toàn này ý thức được người dân phải làm gì trước bão thì chắc chắn sẽ đảm bảo giảm thiểu thiệt hại, sự chủ động này cũng giúp chúng ta khắc phục rất nhanh nếu có thiệt hại", ông Hiệp nhấn mạnh.

Đọc thêm

Nhiều khu vực ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào Môi trường

Nhiều khu vực ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, sáng ngày 7/5, khu vực các tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn tiếp tục có mưa, lượng mưa phổ biến từ 10-35mm, có nơi trên 50mm; đồng thời cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Quản Bạ, Bắc Quang, Yên Minh của tỉnh Hà Giang và Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì, Pác Nặm của Bắc Kạn.
Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè Xã hội

Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè

TTTĐ -Theo dự báo, trong những tháng cao điểm của mùa hè, nhu cầu tiêu thụ nước sạch của người dân Thủ đô tăng cao. Để đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn và ứng phó với các tình huống thiếu nước cục bộ có thể xảy ra, UBND thành phố Hà Nội có các giải pháp đảm bảo nước sạch phục vụ Nhân dân.
Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 6 và 7/5, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình được dự báo có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Khởi tố điều tra vụ đổ chất thải nguy hại ở Gia Lâm Pháp luật

Khởi tố điều tra vụ đổ chất thải nguy hại ở Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, đã khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi đổ chất thải nguy hại ra môi trường (xã Thiên Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội) của Bùi Quốc Giang.
Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc Xã hội

Phế thải tuồn vào dự án, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc

TTTĐ - Phế thải xây dựng được doanh nghiệp tuồn vào thi công dự án tại Cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Sơn, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến người dân bức xúc.
Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 5/5 có mưa dông, lốc xoáy và gió giật mạnh trên biển.
Thời tiết ngày 2/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông Môi trường

Thời tiết ngày 2/5: Nhiều khu vực mưa rào và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/5, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông vào chiều tối và đêm.
Đoàn kiểm tra rời đi, doanh nghiệp lại tuồn chất thải vào dự án Xã hội

Đoàn kiểm tra rời đi, doanh nghiệp lại tuồn chất thải vào dự án

TTTĐ - Thị xã Điện Bàn và xã Điện Tiến đã cử lực lượng đến trực tiếp kiểm tra việc dùng chất thải xây dựng để san lấp dự án của Công ty Quang Nguyễn.
Hà Nội nâng mức phạt vi phạm về môi trường và đất đai Môi trường

Hà Nội nâng mức phạt vi phạm về môi trường và đất đai

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn TP (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô) và quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).
Quảng Nam: Chất lượng đất đắp nền tại mỏ Hóc Tra có bảo đảm? Xã hội

Quảng Nam: Chất lượng đất đắp nền tại mỏ Hóc Tra có bảo đảm?

TTTĐ - Việc công trình trọng điểm sử dụng đất đắp nền có lẫn đất, đá phong hoá được lấy từ mỏ Hóc Tra khiến người dân lo lắng về chất lượng mỏ được cấp phép.
Xem thêm