Nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ
Tuy nhiên số lượt nhập viện điều trị nội trú là 12.630 trường hợp tăng 12,8% so với dịp tết Đinh Dậu 2017; tổng số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông là 168 trường hợp, giảm 175 trường hợp so với tết 2017.
Bên cạnh đó, số ca khám, cấp cứu tai nạn do pháo nổ, chất nổ khác là 197 trường hợp, tăng 28,4% so với 141 ca trong 6 ngày Tết Đinh Dậu 2017, không có ca tử vong.
Nhiều bệnh nhân mất cả bàn tay vì tai nạn pháo nổ
Tình trạng đốt pháo còn diễn ra tại một số nơi ở các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Ngãi, Nghệ An… Tại vùng biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng đốt pháo lậu vẫn diễn ra trong đêm giao thừa.
Tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An, các bác sĩ cho biết, từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng Một Tết, Bệnh viện đã thực hiện phẫu thuật cấp cứu cho 6 trường hợp bị mất hẳn bàn tay do pháo nổ.
Tại tỉnh Quảng Bình, chỉ trong đêm giao thừa Tết Mậu Tuất, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới đã tiếp nhận 4 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch vì đốt pháo hoa nổ gây bỏng mắt. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam- Cu Ba Đồng Hới cho biết, giao thừa năm nay, số bệnh nhân do việc đốt pháo trái phép tăng đột biến.
Số ca tai nạn do pháo nổ tăng cao so với năm 2017 đặc biệt trong ngày 30 và mùng 1 tết; 75 trường hợp nhập viện do chất nổ khác, tăng 46,7% so với Tết Đinh Dậu 2017.
Tổng số ca đến cấp cứu do đánh nhau đến khám là 4.184 trường hợp giảm 19,2% so với 6 ngày Tết Đinh Dậu năm 2017 nhưng số ca phải nhập viện điều trị nội trú là 2.773 trường hợp, tăng 14,6 so với Tết Đinh Dậu năm 2017, có 559 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên; có 13 trường hợp tử vong.