Tag

Nhìn lại 1 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Giáo dục 20/08/2021 12:07
aa
TTTĐ - Sáng 20/8, Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tổng kết một năm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tạo điều kiện thuận lợi phát hành sách giáo khoa phục vụ năm học mới Kiến nghị coi sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu

Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Đức Vinh tại điểm cầu Trung ương.

Một năm đầy khó khăn và thử thách

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển con người Việt Nam, đào tạo và cung cấp nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước ta xác định và kiên trì chỉ đạo, triển khai qua nhiều nhiệm kỳ Đại hội, đặc biệt là Đại hội Đảng lần thứ XII và XIII. Đã có một số Nghị quyết chuyên đề, nhiều văn bản chỉ đạo từ phía Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhằm triển khai chủ trương lớn này.

Nhìn lại 1 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Hội nghị tổng kết một năm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông điểm cầu Bộ GD&ĐT

Trong đó, Quốc hội ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là khâu đổi mới quan trọng nhằm đổi mới giáo dục phổ thông, từng bước đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Từ đó đến nay, Bộ GD&ĐT đã triển khai nhiều hoạt động để triển khai Nghị quyết 88 và các chỉ đạo của Chính phủ; Từ các khâu như triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn sách giáo khoa, bồi dưỡng giáo viên, chuẩn bị các điều kiện về mọi mặt để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai ở lớp 1. Thời điểm này, cần thiết phải có đánh giá, nhìn nhận để phát huy trong những năm tiếp theo kinh nghiệm tốt, cách làm hiệu quả, đồng thời rút kinh nghiệm khâu còn có vướng mắc.

Báo cáo những kết quả đáng ghi nhận sau 1 năm thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, toàn ngành Giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép trong năm học 2020-2021: Vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; vừa triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1. Vì vậy, năm học được triển khai trong bối cảnh có những yếu tố khó khăn và khác biệt so với các năm học trước.

Trước khi vào lớp 1 trẻ 6 tuổi chủ yếu ở nhà nên các em học sinh hầu như không được trực tiếp học chương trình mầm non cho trẻ 5 tuổi trên lớp, việc được học nhận biết các mặt chữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần cho các em trước khi vào lớp 1 rất khó khăn và hầu như không thực hiện được

Do tình hình dịch Covid-19, ngành giáo dục và các địa phương đã rất cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, được thực hành trên môi trường mạng, nhiệm vụ mới, tập huấn với hình thức mới, giáo viên ít được tương tác với đồng nghiệp và các giảng viên, trong khi đó Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi giáo viên, nhà trường tự chủ nhiều hơn; Cha mẹ học sinh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình nên có biểu hiện lo lắng...

Tiếp tục hoàn thiện điều kiện thực hiện chương trình GDPT 2018

Chia sẻ những kết quả cơ bản triển khai Chương trình GDPT 2018, theo Thứ trưởng, Bộ GD&ĐT đã Ban hành Chương trình tổng thể và các Chương trình môn học: Chương trình GDPT kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 đã đáp ứng được mục tiêu đổi mới. Cách tiếp cận trong việc xây dựng Chương trình GDPT 2018 khác biệt căn bản so với chương trình hiện hành. Đó là chuyển từ Chương trình định hướng nội dung sang Chương trình định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Nhìn lại 1 năm đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị

Trong việc tổ chức việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa: Chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK đã bước đầu có kết quả tích cực; Đã có 5 NXB với đội ngũ các nhà khoa học, giáo viên, cán bộ quản lý tham gia biên soạn và trình thẩm định 5 bộ SGK lớp 1, 3 bộ SGK lớp 2, 3 bộ SGK lớp 6 đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm chất lượng..

Việc triển khai thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã đạt được những kết quả tích cực. Mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại trường qua mạng với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán và giảng viên sư phạm chủ chốt của các trường đại học sư phạm tham gia Chương trình ETEP đã bước đầu được triển khai hiệu quả.

Các nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học đối với lớp 1; Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn...

Bên cạnh đó, việc triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ, liên quan đến biên soạn SGK; Tổ chức thực hiện lựa chọn, phát hành, tập huấn sử dụng SGK ở các địa phương; Tài liệu giáo dục địa phương; Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất…

Triển khai Chương trình, sách giáo khoa GDPT thời gian tới, Thứ trưởng cho biết: Tiếp tục ban hành các chính sách sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành Trung ương và địa phương rà soát, đánh giá để tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm đảm bảo lộ trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo Nghị quyết 51, trong đó tập trung chuẩn bị về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và những điều kiện đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Bộ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản: Trong đó, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tích cực rà soát đánh giá tham mưu Chính phủ ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ; Chủ động hoàn thiện hệ thống văn bản theo thẩm quyền tạo hành lang pháp lý triển khai hiệu quả Chương trình, SGK GDPT…

Các giải pháp bảo đảm thực hiện Chương trình GDPT: Phối hợp với các Bộ ngành trung ương chỉ đạo địa phương tiếp tục tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng và thẩm quyền được Chính phủ giao nhiệm vụ tại Quyết định 404; tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành và địa phương tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện đổi mới Chương trình, SGK GDPT.

Bộ tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung vào giáo dục phổ thông; Đẩy mạnh công tác truyền thông giúp xã hội, nhân dân hiểu và đồng thuận, đồng hành với Ngành trong quá trình triển khai CT, SGK mới; Chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng GV và CBQL đảm bảo chất lượng, hiệu quả; hoàn thành việc xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, ban hành chuẩn chương trình đào tạo giáo viên các trình độ; Thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trường sư phạm; Chỉ đạo các trường sư phạm thực hiện đào tạo, bồi dưỡng GV đảm bảo yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng theo lộ trình thực hiện.

Các địa phương rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới cơ sở giáo dục; Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng CSVC hiện có, trên cơ sở đó điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng; xác định nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, bảo đảm đủ điều kiện thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Đọc thêm

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm