Tag

Những đề xuất của cán bộ, giảng viên đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Giáo dục 15/08/2023 15:50
aa
TTTĐ - Tự chủ đại học, tăng học phí ở đại học, đạo đức nhà giáo, nghiên cứu khoa học là những vấn đề “nóng” được cán bộ, giảng viên các trường đại học trao đổi với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trong buổi gặp gỡ chiều 15/8.
5.000 việc làm cho sinh viên tại Ngày hội Chuyển đổi số hướng nghiệp và việc làm Nhiều trường đại học không tăng học phí năm 2023 - 2024

Tăng cường truyền thông về tự chủ đại học

Trao đổi tại buổi gặp mặt, PGS.TS Phạm Thị Huyền - Trưởng bộ môn Marketting, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đưa ra những kiến nghị về vấn đề tự chủ đại học trong các nhà trường.

PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketting, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại cuộc gặp gỡ.
PGS.TS Phạm Thị Huyền, Trưởng bộ môn Marketting, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu tại cuộc gặp gỡ.

Từ thực tế trường Đại học kinh tế Quốc dân, PGS.TS Phạm Thị Huyền cho rằng tự chủ trong đại học hiện nay, xã hội vẫn hiểu là tự chủ trong thu học phí, thiên về tài chính và nghĩ là tự chủ là nhà nước không hỗ trợ học phí và các hoạt động.

Đây là vấn đề cần được truyền thông để xã hội rõ, đề nghị Bộ GD&ĐT chung tay truyền thông về tự chủ đại học. Cần nhấn mạnh tự chủ là tăng cường quyền cho các nhà trường.

Các trường được chủ động liên kết tạo các mối quan hệ, thêm cơ hội để người học được có thêm thực tế thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học.

Tự chủ trong các trường đại học, cũng tạo điều kiện để các trường được chủ động mời các chuyên gia quốc tế, tăng cường các hoạt đội đối ngoại để nâng tầm giáo dục đại học Việt Nam.

Các trường tự chủ hướng đến chủ động trong việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng không gian học tập mang tầm quốc tế. Các trường được tự chủ trong liên kết tạo ra dịch vụ đại học mang đẳng cấp quốc tế. Tự chủ tài chính, đảm bảo thu đúng thu đủ là cần thiết, cần để xã hội không phàn nàn về vấn đề học phí.

“Sự thiếu đồng bộ trong điều hành tự chủ tài chính đang đặt ra khó khăn cho các nhà trường, đề nghị Bộ GD&ĐT và các cơ quan điều hành có đề xuất cơ chế chính sách, văn bản chỉ đạo giúp các trường đại học điều hành tự chủ tại chính một cách hợp lý trong thời gian tới”, giảng viên Phạm Thị Huyền nhấn mạnh.

Những điều cần làm để “nêu gương nhà giáo”

Lựa chọn chia sẻ về chủ đề "tôn sư trọng đạo", giảng viên Đinh Ngọc Thắng, Trường Sư phạm - Trường Đại học Vinh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An nêu ý kiến đến Bộ trưởng GD&ĐT: Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên là vấn đề lớn nhưng tôi sẽ nhìn nhận từ khía cạnh tự đào tạo, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện đạo đức nhà giáo.

Những đề xuất của cán bộ, giảng viên đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Toàn cảnh buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng với cán bộ, giảng viên đại học

Theo giảng viên Đinh Ngọc Thắng, trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần lồng ghép đào tạo bồi dưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong đó có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Việc bồi dưỡng giúp lan tỏa giá trị truyền thống của cha ông trong môi trường sư phạm.

Bên cạnh đó, các chủ trương, quyết sách lớn của Bộ GD&ĐT cần gắn liền với sứ mệnh của những người đã lựa chọn nghề giáo. Hiện nay, những người lựa chọn nghề giáo đang gặp khó khăn, trở ngại trong đó có áp lực nghề nghiệp, áp lực thu nhập. Tuy nhiên, nếu xem sứ mệnh đó là lựa chọn của mình thì các thầy cô giáo đều có thể vượt qua khó khăn này.

Nói về vấn đề nêu gương nhà giáo, thầy Đinh Ngọc Thắng chia sẻ 3 việc cần làm trong nêu gương nhà giáo. Đầu tiên, cần nêu gương cán bộ quản lý giáo dục vì họ thể hiện sự hội tụ, đoàn kết trong cơ sở giáo dục. Tiếp đó là nêu gương các thầy cô giáo vì họ là tấm gương gần gũi nhất với người học.

Cuối cùng là nêu gương những người làm việc gián tiếp tại các cơ sở giáo dục. Bởi lẽ, nhà trường là một thể thống nhất, trong nhà trường không chỉ có tấm gương của nhà giáo mà còn có các nhân viên giáo dục, góp phần xây dựng giá trị của một cơ sở giáo dục.

Thầy giáo Đinh Ngọc Thắng nhấn mạnh, nếu làm tốt công tác nêu gương các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên giáo dục tiêu biểu, sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ lựa chọn nghề giáo.

Nhắc đến trong dự thảo Luật Nhà giáo dục có nội dung "mỗi nhà giáo có sứ mệnh giáo dục con người", thầy Thắng chia sẻ đây là nội dung giá trị, thiết thực. Nếu dự thảo trên được thông qua sẽ mang lại lợi ích to lớn, giá trị quan trọng trong việc ươm mầm và đào tạo giáo viên.

Giảng viên này đề nghị ngành Giáo dục cần tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt cần phát huy truyền thống "tôn sư trọng đạo".

Nhiều giảng viên đại học dành thời gian bán hàng online

Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến của cán bộ, giảng viên đại học đề cập đến các vấn đề như tăng học phí, thực trạng đời sống, thu nhập của viên chức ngành giáo dục, nghiên cứu khoa học trong các trường đại học.

TS Trần Trọng Đạo, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang nêu ý kiến về thực trạng đời sống, thu nhập của viên chức, người lao động trong cơ sở giáo dục đại học.

Theo TS Trần Trọng Đạo, hiện nay, công việc của viên chức, người lao động chịu nhiều áp lực nhưng thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

Thực trạng này dẫn đến hệ quả là không ít viên chức, người lao động xin thôi việc, chuyển công tác khác, học ở nước ngoài xong thì không muốn về trường làm việc. Điều lo lắng hơn, không ít viên chức, người lao động dành nhiều thời gian, tâm huyết để làm nhiều việc khác nhau ngoài công việc chính, như: bán hàng online, bất động sản …

Kết quả là, công việc chính thì đem lại thu nhập phụ, việc làm phụ thì đem lại thu nhập chính. Việc chính cần được dành nhiều trí tuệ, tâm huyết thì lại không. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, đào tạo.

Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Nha Trang nêu 2 đề xuất: Nên có chính sách tiền lương, bảng lương riêng cho nhà giáo. Đây là việc khó bởi nguồn lực của Nhà nước có hạn và phải xem xét trong tương quan với các ngành khác; Thứ hai, có chính sách cho vay vốn với các ưu đãi đặc thù (thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng) cho viên chức, người lao động trong ngành. Nhà nước có thể cho vay để mua đất, xây nhà, đi học với các ưu đãi về lãi suất, thời gian vay (10-20 năm), phương thức trả nợ vay.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô

TTTĐ - Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Nội nguyện nỗ lực, phấn đấu học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước.
Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo Giáo dục

Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo

TTTĐ - Trong xu thế đổi mới toàn diện ngành Giáo dục, nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu với những đề tài tâm huyết trong sự nghiệp giáo dục đã được công nhận, vinh danh, từ đó đã lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non

TTTĐ - Giáo dục mầm non được đánh giá là cấp học khó nhất, ở cả việc chăm sóc trẻ và tính tích hợp các khoa học giáo dục.
Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo dục

Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân

TTTĐ - Chiều 22/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình

TTTĐ - Những câu chuyện về người trò trọng ân tình Nguyễn Phú Trọng vẫn vẹn nguyên trong kí ức người ở lại...
Xem thêm