Những điều chúng ta dễ phạm phải khi đi lễ đền chùa ngày đầu năm
![]() |
Đầu xuân năm mới đi lễ tại đền, chùa cầu khấn, thỉnh mong một năm mới an khang, hạnh phúc và thịnh vượng là một nét phong tục truyền thống lâu đời và đẹp đẽ của người Việt.
Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng thực hiện đúng và đủ mọi nghi thức liên quan. Thậm chí, mọi người còn rất hay hoặc vô tình liên tục phạm phải những điều kiêng kỵ dân gian, cấm kỵ cần biết dưới đây.
1. Chú ý trong nghi lễ thắp hương
- Đối với hương que: Ta nên cắm thẳng chứ không để nghiêng lệch. Khi thấy có hương cháy, ta không cần thắp và cắm tiếp. Chỉ cần lòng thành thắp lên 1 nén hương là được, kiêng cắm cả bó/cả thẻ/hoặc một gói hương.
- Đối với hương vòng: Người khấn, thắp hương cần chú ý đặt hương thuận với chiều kim đồng hồ.
- Đối với hương tháp: Hãy khéo léo đặt hương tháp vào chính giữa đĩa hương hoặc giữa lư hương.
![]() |
Lưu ý: Khi đi lễ chùa, lễ đền, dù là hương que hay hương vòng hoặc hương tháp, khi thắp ta cần tránh không để hương bị tắt. Nên chú ý rằng, không phải nơi thờ cúng tín ngưỡng nào cũng được cắm và thắp hương.
Những nơi như tay tượng Phật, tường chùa hoặc ở chân tượng, các gốc cây, đồ lễ... đều không được tùy tiện nhét và cắm hương.
2. Các chú ý về cách thức cúng bái
- Trình tự lễ bái: Khi làm lễ cần đến ban thờ Đức Ông trước, sau đó tiếp tục lễ bái chư Phật, Bồ Tát. Sau khi tiến hành đặt lễ chính điện xong mới đi thắp hương tại tất cả các ban thờ khác trong nhà Bái Đường.
Khi thắp hương lên ban, đều cần phải sắp 3 lễ hoặc 5 lễ (sắp số lẻ). Nếu Chùa có điện thờ Mẫu hay Tứ Phủ thì cần đến đó đặt lễ và dâng hương rồi cầu theo ý nguyện. Cuối cùng, ta mới đến lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
![]() |
- Đặc biệt chú ý, khi đặt chân vào nhà chính của đền hay chùa, ta tuyệt đối không được đi vào từ cửa chính, cửa giữa, mà phải đi vào và đi ra từ hai cửa bên (cửa phụ), cũng không được giẫm chân hay đứng lên bậu cửa.
- Tránh và chớ nên, hạn chế gây ồn ào hoặc nói chuyện quá to hay nói những lời bất kính, không lịch sự, lễ phép với Phật, Thánh. Đồng thời, cần tránh không có thái độ bất nhã, thiếu cung kính như chỉ trỏ tượng Phật.
- Khi đi lại trong đền, chùa, nếu muốn bước đi hoặc bước lên phía trước, ta cần chọn hướng đi tách biệt, tránh cắt ngang qua hoặc đi bất ngờ qua mặt những người đang quỳ lạy, hành lễ.
- Khi hành lễ, chớ nên quỳ lạy sau những người đứng thắp hương. Tùy vào từng môn phái, tôn giáo, ta có thể đứng hoặc quỳ lạy khi làm lễ nhưng nên nhớ là cần phải lên trước.
![]() |
3. Dâng đồ lễ tại đền, chùa
- Nên nhớ, đã vào chùa là không nên cúng đồ mặn.
- Khi đi lễ chùa, ta cũng không để tiền thật lẫn với tiền âm phủ đặt lên ban thờ hay đặt vào mâm lễ. Nhưng tại đình, đền thì ta có thể đặt tiền âm phủ, tránh đặt tiền thật.
- Khi đi lễ đền, chùa ngày đầu năm, ta nên đặt tiền thật để bỏ giọt dầu và cho vào hòm công đức chính. Có thể không cần đặt rải rác tiền hoặc bỏ giọt dầu tại tất cả ban thờ, cũng tránh nhét hay cho, đặt tiền vào tay, chân tượng.
Nếu cẩn thận hơn, ta nên chọn đặt tiền vào hòm công đức lệch ở một bên chứ không nhất thiết là cho tiền vào hòm công đức ở chính giữa ban thờ.
Theo quan điểm phong thủy thì hòm công đức nếu đặt ở chính giữa, ngay phía trước ban thờ sẽ tạo ra những trường khí xấu gây nhiễu loạn. Đặt tiền vào đây là ta vô tình làm xáo động mạnh hơn nữa trường khí xấu và vô tình gây bất lợi cho mọi người.
- Không nên đặt các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trên ban thờ Phật, tuy vậy, có thể đặt chúng trên ban thờ Thánh.
![]() |
4. Thụ lộc, lấy lộc để mang về
- Không ít người từ xưa nay thường có thói quen mang đồ đã cúng khi đi lễ ở đình, đền và chùa về đặt lại lên ban thờ nhà mình. Nhưng thật ra, điều này là không nên. Đồ ta đã cúng rồi thì tránh và không thể cúng lại. Ngoài ra, nhiều món đồ cúng khi ấy có chứa trường khí âm, sẽ ảnh hưởng xấu đến ban thờ.
- Nếu làm công đức, thì chỉ cần đặt tiền vào hòm, chứ không cần nhất thiết phải lấy giấy công đức. Khi có lấy thì cũng không nên mang và về đặt lên ban thờ nhà mình để báo công.
- Không lấy cành lộc tại đình, đền, chùa mang về đặt vào ban thờ nhà mình. Theo phong thủy, cành lộc đó chứa nhiều trường khí âm, sẽ gây bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.
- Ta có thể lấy lộc như bánh kẹo, bao diêm hay bật lửa nhưng đều không nên mang về đặt lên ban thờ.
- Bùa, chú... hoặc các vật được yểm trù, đa phần cũng đều có trường khí âm mạnh. Tránh mang về nhà đặt lên ban thờ hay nhét vào ví riêng.
Đặt bùa chú vào ví riêng của mình không khác nào việc luôn mang một trường khí âm hỗn tạp quá mạnh theo người, lợi bất cập hại.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội
