Những kỳ vọng về Luật Đất đai sửa đổi
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, với 454/460 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021
Bài liên quan
Đề xuất gia hạn sử dụng đất cho 23 dự án chậm tiến độ
Đại biểu đề nghị làm rõ nguyên nhân chậm thu hồi dự án vi phạm Luật Đất đai
Chất vấn 3 nhóm vấn đề về quản lý đất đai, giao thông và phòng cháy chữa cháy
Áp giá đền bù đất ở phường Quang Hanh đúng quy định của pháp luật
Vợ nguyên Bí thư Quảng Nam mua “đất vàng" trái pháp luật
Thảo luận về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai, các ý kiến đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều nêu rằng, đây là một đạo luật rất quan trọng đáp ứng cho cả doanh nghiệp và cho cả người dân. Có thể nói, hơn 70%, 80%, thậm chí 90% tranh chấp, xung đột hiện nay trong xã hội là do vấn đề đất đai. Đây chính là luật đáp ứng về yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo kể cả quốc phòng, an ninh của đất nước.
ĐB Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang) cho rằng, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đưa vào, rút ra và đến nay chưa thấy rõ kế hoạch đưa vào lại. Trong khi nhiều bất cập về vấn đề đất đai, quản lý đất đai, gây nhiều bức xúc cho nhân dân, khoảng 70% khiếu kiện là liên quan đến đất đai, trong đó có nguyên nhân liên quan đến Luật Đất đai. ĐBQH và cử tri mong mỏi có một đạo luật đất đai chất lượng để chính quyền địa phương quản lý đất đai hiệu quả, người dân chấp hành pháp luật về đất đai tốt hơn, bảo đảm quyền lợi của người dân.
ĐB Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, chúng ta “sống trên đất, chết vùi trong đất”, nhưng hệ thống pháp luật đất đai còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Đây là một trong những cản trở lớn nhất cho việc huy động nguồn lực phát triển. Bởi bất cứ một công trình nào, một dự án nào cũng đều phải có yêu cầu về tiếp cận đất đai, mà tiếp cận đất đai đang là trở ngại khó khăn hàng đầu. Đẩy nhanh việc sửa đổi Luật Đất đai phải là một nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội. Đây là luật nền tảng, rất quan trọng cần đẩy nhanh chứ không lùi lại. Dù rất nhạy cảm, rất khó khăn nhưng chúng ta phải đối đầu với thực tiễn và phải giải quyết yêu cầu của thực tiễn, phải đặt trọng tâm và phải làm với tinh thần quyết liệt nhất dự luật này.
Theo nhiều ĐB, việc thực thi Luật Đất đai phải gắn và đồng bộ với một số luật khác, như Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng. Sửa Luật Đất đai cũng phải đồng bộ với các luật này để khi thực thi sẽ bớt chồng chéo, vướng mắc, những khó khăn và lỗ hổng về pháp luật, phải đồng bộ và hài hòa với lợi ích của người dân và người sử dụng, cũng như tổ chức sử dụng đất.
Theo nhiều ĐB, việc thực thi Luật Đất đai phải gắn và đồng bộ với một số luật khác, như Luật Quy hoạch, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng... |
Hiện nay quá nhiều những bất cập. Người dân và các tổ chức, những người sử dụng đất sẵn sàng ủng hộ quy hoạch của chính quyền, ủng hộ quyết định thu hồi đất nhưng đến khi thu hồi đất thì xảy ra chuyện tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, bức xúc trong các tầng lớp nhân dân. Đây là độ vênh pháp luật giữa các luật, cũng như những quy định của pháp luật so với yêu cầu của thực tiễn, giữa công tác quản lý nhà nước với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng như trong công tác xây dựng, quy hoạch.
Đồng chí Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, Luật Đất đai hết sức khó, Chính phủ đã nâng lên đặt xuống ít nhất 2 lần: 2 lần xin đưa vào rồi xin rút ra, sau đó đề xuất sẽ có một nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý một số các vấn đề vướng mắc, bức xúc.
Chia sẻ với báo chí, luật sư Trương Anh Tú (Chủ tịch TAT Law firm) cho rằng: Nhìn chung, Luật Đất đai sau vài năm tổ chức thi hành đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, nguồn lực về đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như vấn đề tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; quỹ đất để đấu giá, việc khai thác đất ven các công trình hạ tầng đã đầu tư xây dựng; xác định giá đất còn thấp so với thị trường, thủ tục xác định giá đất cụ thể còn bất cập...
Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai nhất thiết phải được nghiên cứu, tổng kết đánh giá thực hiện Luật Đất đai một cách kỹ lưỡng, đánh giá kỹ tác động của chính sách, bảo đảm khoa học, có căn cứ lý luận, phù hợp với thực tiễn đời sống.
Trong những tồn tại bất cập này, hiện nổi lên vướng mắc lớn nhất, xác định đâu là việc thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội, Khung giá đất.
Thực tế nếu phần lớn khiếu nại tố cáo hiện nay tập chung ở lĩnh vực đất đai, thì tranh chấp xung đột trong thu hồi đất chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.
Luật sư Trương Anh Tú |
Luật DDất đai 2013 đã xác định cụ thể 2 cơ chế thu hồi đất: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. Mặc dù cơ chế thu hồi được quy định như vậy nhưng khi triển khai trên thực tế lại bị “vấp”, lúng túng bởi sự không rõ ràng giữa thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích thuần túy của chủ đầu tư.
Thực tế, tại điều 62 Luật DDất đai 2013 đã quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, Luật lại không định nghĩa hay giải thích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được hiểu là như thế nào, thay vào đó là liệt kê các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, trong đó bao gồm cả trường hợp thu hồi “Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới”.
Điều này dẫn đến đến trên thực tế nhiều trường hợp thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội mang bản chất vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng lại không được quy định trong luật như các dự án đầu tư theo hình thức BT, BOT… đến công tác thu hồi đất gặp nhiều khó khăn về pháp lý, tâm lí không hợp tác của người dân, cũng như tạo kẻ hở dẫn đến thất thoát ngân sách và một số đối tượng trục lợi, tham nhũng.
Nhiều dự án kinh tế mang bản chất là lợi ích của nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận nhưng lại được “gắn mác” lợi ích quốc gia, công cộng, với giá đền bù thấp, gây ra tình trạng bất bình trong xã hội, các khiếu nại khiếu kiện vì thế cũng gia tăng. Vì vậy, Luật Đất đai sửa đổi cần phải làm rõ các khái niệm thế nào là phát triển kinh tế - xã hội, thế nào là lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Theo đó nên tách bạch mục đích thu hồi đất sử dụng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ra khỏi mục đích phát triển kinh tế - xã hội thuần túy để từ đó áp dụng cơ chế thu hồi, đền bù là khác nhau.
Thực tế tham gia đàm phán, trao đổi giữa Chủ đầu tư với người dân tôi nhận thấy, cơ chế pháp luật chưa phù hợp là nguyên nhân chính dẫn đến sự chống đối của người dân khiến việc thực hiện dự án bị kéo dài vì chủ đầu tư không đáp ứng được mức giá “trên trời” của một số người dân, ngược lại người dân cũng thể chấp nhận giá “sát mặt đất” các chủ đầu tư. Những cuộc đàm phán này kéo dài bất tận do quan điểm cách biệt giữa hai bên, rồi thì cơ chế nhà nước tham gia cưỡng chế thu hồi đất hòng chấm dứt cuộc tranh luận bế tắc, lại châm ngòi cho những xung đột mới phực tạp, gay gắt hơn.
Xét thấy, nếu Luật DDất đai không có sự điều chỉnh kịp thời và hợp lí đối với việc xác định thế nào là thu hồi đất vì lợi ích phát triển kinh tế - xã hội thì xã hội chúng ta sẽ rơi vào vòng xoáy tranh chấp, thậm chí phát sinh gây mất an ninh trật tự, an ninh chính trị nghiêm trọng.