Tag

Những “ngõ nhỏ, phố nhỏ” thân thương gắn với văn nghệ sĩ của Hà Nội

Văn hóa 02/01/2020 10:41
aa
TTTĐ- Nếu phố phường ồn ào và sôi động, rộng rãi và thẳng thì ngõ lại thường lặng lẽ hơn, nhỏ bé hơn và nhiều khi rất ngoắt nghoéo, dài hun hút. Có phải vì thế mà ngõ Hà Nội có rất nhiều điều kì lạ khiến có những người gắn bó cả đời mình?

Những “ngõ nhỏ, phố nhỏ” thân thương gắn với văn nghệ sĩ của Hà Nội

Không chỉ nhà cao tầng, đường phố thênh thang, ngõ ngách nhỏ của Hà Nội cũng mang đến cho nơi đây vẻ đẹp và những dấu ấn riêng

Bài liên quan

Hà Nội: Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch năm 2020

Hà Nội tưng bừng chào đón năm 2020

Hà Nội: Dành hơn 378,3 tỷ đồng tặng quà cho các đối tượng chính sách dịp Tết Canh Tý

Thành tích ấn tượng của học sinh Hà Nội tại cuộc thi “Thử thách nhà Toán học tương lai”

Ngõ của những văn nghệ sĩ

Nằm gần giữa trung tâm Hà Nội, Hà Hồi là xóm đặc biệt nhất Thủ đô. Có cửa thông ra 3 phố Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Quốc Toản, Hà Hồi vì thế mà thành ra nhiều ngõ, nhiều ngách.

Vừa bước chân ra khỏi đường lớn, đi vào ngõ cứ như lạc vào một miền nào khác. Cũng nhà cửa san sát nhưng ở đây có một điều gì đó đặc biệt lặng lẽ toát ra từ những hàng cây, ngôi nhà và cả những người đi lại nói cười cũng gượng nhẹ hơn.

Phải chăng, cũng vì thế mà xóm tồn tại như một "ốc đảo" đặc biệt giữa phố phường đông đúc. Cũng phải chăng vì thế mà nhiều văn nghệ sĩ đã chọn gắn bó gần như cả cuộc đời mình với ngõ.

Xưa, cứ đến ngõ Hà Hồi hỏi nhà văn Kim Lân, thế nào cũng có người chỉ thậm chí dắt vào tận nhà. Ngôi nhà số 6 nhỏ, có bộ tràng kỷ cũ, nơi những ngày cuối đời ông không ngủ được, cứ thao thức với những ám ánh trong trí nhớ người già.

Nhà văn Kim Lân
Nhà văn Kim Lân

Nhiều lúc ông còn ngồi nói chuyện một mình cho tới sáng. Khoảng thời gian ấy, ông nảy ra ý định viết một thiên truyện có tên "Lảm nhảm một mình trong đêm".

Chẳng rõ thiên truyện ấy đã hình thành đến đâu, có viết được ra chữ nào hay ông đã mang theo về bên kia cõi người, chẳng biết bao nhiêu khói thuốc từ chiếc điếu bát của ông đã bay lên trong căn nhà ấy.

Để giờ đây, căn nhà không còn thuộc sở hữu của gia đình khiến nhiều người nuối tiếc. Rất nhiều người đi qua đây, thường ngó vào căn nhà ấy, cứ ngỡ là ông còn trong đó hoặc tìm chút dấu vết ông để lại nơi này.

Nhà văn Phong Thu cũng từng viết: "Cụ đổi cõi đã ngoài ba lần giỗ, mà mỗi khi đi qua xóm Hà Hồi, tôi vẫn ngỡ cụ đang ở trong nhà".

Những ngày cuối năm này, người trong ngõ hẳn nhớ nhà văn Kim Lân đã "vào cữ" đi lùng mua hoa đào. Chả là, nhà văn vốn yêu hoa, có cả thú chơi chim và cá cảnh.

Nhìn ông xuề xòa có vẻ dễ tính, song riêng với việc chơi hoa thì ông kĩ lưỡng đến mức các con ông như họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, họa sĩ Thành Chương không ai có thể theo kịp.

Dù căn nhà rất nhỏ nhưng góc nào cũng có những chậu hoa do chính tay ông làm bằng xi măng, trang trí cầu kì theo lối "cổ cổ". Những loại hoa như cúc, lan, chi mai... được ông trình bày theo những "bố cục" của riêng mình, chăm chút tỉ mỉ đến từng chiếc lá.

Khi hoa nở, ông có thể ngồi ngắm cả ngày không biết chán. Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền kể: "Vườn nhà bé tí, chẳng hiểu sao bố tôi vẫn biến nó thành nơi đẹp nhất, theo mùa, theo tháng, theo năm, biến ảo như trò ảo thuật, thiên nhiên lộng lẫy, vẻ đẹp muôn màu biến đổi trong mảnh vườn nhỏ bé tuổi thơ của tôi như một giấc mơ".

Quanh năm chăm chút cho các chậu hoa trong nhà, đến gần Tết, nhà văn Kim Lân dành hẳn 3 tuần để đi chọn đào. Nhiều người trong ngõ chứng kiến rất nhiều lần Kim Lân đi về không vì chưa chọn được cành đào ưng ý.

Người ta thích đào thế, uốn éo lân ly quy phượng, nhà văn lại cho rằng, cành đào đẹp nhất là có thế tự nhiên nhất. Mua được cành đào như ý rồi, nhà văn vui vẻ mang về và "tặng" hẳn cho nó 2, 3 ngày vào việc cân nhắc chọn lựa xem trồng vào chậu hay cắm vào bình thì đẹp hơn, thích hợp hơn.

Người trong ngõ Hà Hồi mấy chục năm nay cũng đã quen thuộc với hình ảnh một ông già có bím tóc nhỏ tí như cái đuôi chuột ngắn ngủn sau một mái đầu bạc trắng như cước, một cái máy ảnh cồng kềnh cũ kĩ treo trên cổ một dáng người thấp đậm, hài hước.

Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng
Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng

Ngày nào cũng như ngày nào, sáng ông cụ chống chiếc ba toong đi bộ ra hồ Thiền Quang, ăn sáng rồi vòng về, đi bộ một vòng hồ Gươm. Trên cổ ông cụ, thường lủng lẳng chiếc máy ảnh có tuổi đời cũng... khá lớn.

Đó là nhà nhiếp ảnh Quang Phùng, người có rất nhiều bộ ảnh "kinh điển" về Hà Nội như “Hà Nội băm sáu phố phường”, “Cây cầu và những cuộc sống ven sông”, “Gánh hàng rong”..., từng được giải Bùi Xuân Phái- Vì tình yêu Hà Nội.

Nơi ở của Quang Phùng lọt trong khuôn viên một ngôi biệt thự cũ trong xóm Hạ Hồi mà sự lở tróc, xuống cấp của nó đối lập hẳn với sự ồn ào, náo nhiệt của con phố Quang Trung, Trần Hưng Đạo và những quán cà phê cách đó vài chục bước chân.

Căn phòng của ông nhỏ, vừa là chỗ làm việc, tiếp khách và bảo quản, lưu trữ những tấm phim, ảnh suốt cả một đời, cũng chính là chỗ ông có thể ngả lưng mỗi khi thấm mệt.

Đó cũng là nơi người vợ hiền suốt một đời tần tảo gắng gượng chèo chống con thuyền gia đình với đồng lương của một nghệ sĩ kéo đàn violông trong dàn nhạc giao hưởng thính phòng để ông mặc sức với đam mê nhiếp ảnh của mình.

Đó cũng là nơi các con ông, và cháu ông, thằng cu Tí mà lúc nào nhắc đến ông cũng dùng một giọng nói hết sức thân thương, trìu mến quây quần quanh ông.

Trở nên quen thuộc bởi những người nổi tiếng

Nhiều người cứ hay phàn nàn việc người Hà Nội nhiều khi sống lạnh lùng xa cách. Có khi họ sống mấy chục năm ở phố ấy, ngõ ấy mà chẳng biết hàng xóm là ai.

Bởi vậy, việc hỏi thăm nhà, thăm người ở Hà Nội nhiều khi gặp khó khăn, gần đến nơi rồi cũng chẳng dễ dàng gì tìm được đúng người mình cần tìm. Trái lại, ngõ có những người nổi tiếng dường như người trong xóm cũng thấy tự hào hơn.

Vì thế, mà người xa đến, cánh báo chí đến hỏi, từ đầu ngõ đã có người mách, người chỉ tận tình. Vào ngõ Đoàn Nhữ Hài, hỏi nhà của nhà văn Tô Hoài, người ta sẵn sàng dắt đến tận nơi ở của “ông dế mèn”.

Mấy năm nay, ngõ đã vóng bóng nhà văn. Ông đã đi vào cõi vô thường nhưng rất nhiều người khi đi qua con ngõ này vẫn muốn tìm quanh quất xem có may mắn được nhìn thấy nụ cười rất tươi của nhà văn. Vì thế, ngõ đã trở thành nỗi nhớ niềm thương…

Vào ngõ nhỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh, phía sau Đài truyền hình VN người ta cũng sẽ chỉ ngay cho nhà của nhà văn Ma Văn Kháng vì bút danh đó đã quá quen thuộc đến nỗi có khi ít hàng xóm nào biết tên thật của ông là gì.

Nhà văn Ma Văn Kháng
Nhà văn Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng mấy năm nay yếu đi nhiều lắm. Độc giả thi thoảng vẫn gặp ông qua những cuốn sách được xuất bản như “Mãi mãi một thời thiếu sinh quân”, “Chim én liệng trời cao”… chứ không còn được gặp ông qua những tác phẩm viết đều đặn hàng năm nữa. Vì thế, mọi người vẫn mong sao nhà văn của “Vợ chồng A Phủ” còn sức khỏe để cống hiến cho văn chương nước nhà.

Cách đây mấy năm, cứ đến làng Võng Thị, gọi điện, nhà văn Bùi Hạnh Cẩn sẽ ra tận nơi đón vào căn nhà trọ mà con cái thuê riêng cho ông để ông mặc sức vẽ tranh chữ, dịch sách, viết lách.

Nhà văn Bùi Hạnh Cẩn
Nhà văn Bùi Hạnh Cẩn

Trong lúc chờ ông, khách có thể thỏa sức ngắm những bức tường, những mái đình, chùa rêu phong cổ kính của ngôi làng sát mép nước hồ Tây. Nhiều năm sau, đến tìm ông ở Làng Kiến trúc phong cảnh trong khu Võng Thị, đi len lỏi giữa những ngôi nhà, vườn cây đẹp như mơ, “người chữ” đất Thăng Long sẽ đón khách ở tầng một ngôi biệt thự mà con ông dành riêng để ông tiếp tục với những đam mê chữ nghĩa miệt mài của mình.

Còn biết bao văn nghệ sĩ gắn bó với các con ngõ, như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với ngõ phố Bùi Xương Trạch, nhạc sĩ Ngọc Khuê với con ngõ trong phố Trần Điền, nhà thơ Hoàng Cát trong con ngõ của phố Nguyễn An Ninh hay nhà văn Nam Hà từng ở cuối một con ngõ phố Lý Nam Đế…

Ngõ, bình dị và sâu thẳm. Ngõ, khuất lấp mà dễ sống. Hà Nội có biết bao nhiêu đời người gắn với đời ngõ như vậy. Đó cũng là lí do để ta còn những điều cần khám phá và thêm một lí do để yêu hơn mảnh đất này.

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm