Những thay đổi trong tuyển sinh đại học 2020 thí sinh cần lưu ý
Bài liên quan
Tuyển sinh 2020: Đảm bảo chất lượng đầu vào, vì lợi ích cao nhất của người học
Quy định về tuyển sinh đào tạo cấp bằng thứ hai trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non
Điểm sàn tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 xác định như thế nào?
5 điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2020
Tuyển sinh đại học 2020: Các trường mở thêm nhiều ngành học mới
Kết nối nguồn cung - cầu của doanh nghiệp và người lao động
Điểm trúng tuyển cao nhưng tỉ lệ nhập học thấp
Theo báo cáo từ Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh năm 2019 chỉ có 76/361 cơ sở giáo dục tuyển đủ chỉ tiêu, chiếm 21,05%. Trong khi đó, có đến 122 cơ sở tuyển sinh đạt dưới 50%, chiếm 33,8%.
Tính theo nhóm ngành, nông lâm nghiệp và thủy sản có số lượng thí sinh nhập học thấp nhất với 32,6%. Những nhóm ngành khác có tỉ lệ nhập học dưới 50% là khoa học tự nhiên, môi trường và bảo vệ môi trường, dịch vụ xã hội.
Năm 2019 có gần 412.000 thí sinh nhập học bằng các phương thức xét tuyển, đạt 77% tổng chỉ tiêu. Đối với các ngành đào tạo giáo viên, tuy chỉ tiêu năm 2019 tăng so với năm 2018 nhưng tỉ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học lại thấp hơn.
Tổng số có 27.373 thí sinh nhập học các ngành đào tạo giáo viên. Tỉ lệ nhập học bậc đại học đạt 70,89% trong khi cao đẳng chỉ đạt 46,12%, trung cấp 30,34%.
Kỳ tuyển sinh năm 2019 còn một số hạn chế cần khắc phục cũng được Bộ GD&ĐT chỉ ra. Theo đó, nhiều trường tuyển sinh các tổ hợp không phù hợp ngành đào tạo, lạm dụng quyền tự chủ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thấp, nhập không đúng qui định về danh sách thí sinh trúng tuyển lên hệ thống, một số cán bộ tuyển sinh mắc sai sót...
Điểm mới trong tuyển sinh 2020
Nhấn mạnh tinh thần ổn định của kỳ thi tuyển sinh 2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Đề thi năm nay cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2019, do đó các trường cần tập trung, tránh tình trạng học tủ, học lệch”.
Theo Bộ GD&ĐT, Bộ đã huy động tổ chuyên gia gồm 21 thành viên đến từ 19 cơ sở đào tạo phối hợp tiến hành rà soát sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh và quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Hai dự thảo sửa đổi, bổ sung này đã được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến.
Năm nay bộ cũng sẽ công bố công khai danh sách thí sinh trúng tuyển nhập học từ năm 2018 để xã hội giám sát.
Về công tác tuyển sinh năm 2020, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng cho biết, sẽ có một số chính sách dự kiến thay đổi so với năm ngoái.
Cụ thể, kể từ năm 2020, Bộ sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo sư phạm trình độ trung cấp, cao đẳng, trừ giáo dục mầm non.
Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học mới được mở ngành trong năm tuyển sinh được xác định chỉ tiêu nằm trong năng lực đào tạo của khối ngành tương ứng và không vượt quá 50 chỉ tiêu tuyển sinh/ngành mới.
Cũng theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Bộ sẽ bổ sung quy định riêng về xác định chỉ tiêu đối với nhóm ngành thuộc lĩnh vực Du lịch, Công nghệ thông tin tại các trường có khoá tuyển sinh đại học thứ 2 trở đi.
Bên cạnh đó, đối với chế tuyển sinh cũng sẽ tích hợp các nội dung điều chỉnh tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2, chất lượng cao... vào cùng một quy chế tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non để đảm bảo tính hệ thống, dễ tra cứu, áp dụng.
Ngoài ra, Bộ sẽ quy định các nguyên tắc và mở rộng quyền tự chủ đối với các trường tổ chức thi tuyển sinh (thi các môn văn hóa, năng khiếu, đánh giá năng lực...) nhằm điều chỉnh pháp luật sát với thực tế, đảm bảo chất lượng đầu vào và nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường.
Kỳ tuyển sinh năm 2020, Bộ vẫn sẽ tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe, đồng thời bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai khối ngành này.
Ngoài ra, bà Phụng cũng nhấn mạnh trong năm 2020, Bộ sẽ có những quy định chặt chẽ về chế tài xử lý vi phạm với lãnh đạo các trường, cán bộ tuyển sinh, thí sinh. Đặc biệt với các thí sinh có gian lận hoặc liên quan đến gian lận sẽ đều bị buộc thôi học.
5 nhóm ngành đại học kém lợi thế nhất trong năm 2019:
Nhóm ngành Nông lâm nghiệp và thủy sản, tỉ lệ nhập học đạt 32,60%.
Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, tỉ lệ nhập học đạt 34,58%.
Nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường, tỉ lệ nhập học đạt 45,28%.
Nhóm ngành Dịch vụ xã hội, tỉ lệ nhập học đạt 45,71%. Nhóm ngành Khoa học sự sống, tỉ lệ nhập học đạt 50,04%.