Tag

Nỗ lực giảm cường độ phát thải nhà kính trên GDP: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Môi trường 18/10/2022 13:44
aa
TTTĐ - Thời gian qua, tại Việt Nam liên tục xuất hiện các hình thái thời tiết bất thường, cho thấy biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực với môi trường tự nhiên, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, có nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng đồng.
Xây dựng lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính Thảm họa nhiệt độ toàn cầu tăng: Hãy hành động trước khi quá muộn Bàn giải pháp giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông Giảm phác thải khí nhà kính - PVN hướng dẫn kiểm kê khí thải từ các hoạt động dầu khí Unilever Việt Nam hướng đến xây dựng chuỗi giá trị không phát thải khí nhà kính

Thực trạng đáng báo động

Biến đổi khí hậu đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng, là thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Nguyên nhân chính được ghi nhận là do lượng phát thải khí nhà kính không có xu hướng giảm trong những năm qua. Nếu tình trạng này còn gia tăng, nó sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và con người.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh, đang phải đối mặt những thách thức nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính ngày càng tăng.

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cho thấy, hiện nay, dân số của Thủ đô Hà Nội khoảng trên 10 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm trên 50%. Thành phố có khoảng 17 khu công nghiệp, trên 1.300 làng nghề, 5,3 triệu xe gắn máy và gần 600.000 ô tô. Ước tính, mỗi ngày thành phố tiêu thụ khoảng 38 triệu kWh điện và hàng triệu lít xăng dầu…

Chính vì vậy, thành phố Hà Nội đang phải đối mặt những thách thức lớn từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Tính toán mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, tổng phát thải khí nhà kính của Hà Nội mỗi năm là khoảng 18.181.091 tấn CO2 tương đương, chiếm 7% tổng phát thải của quốc gia. Trong đó, lĩnh vực năng lượng là lĩnh vực có tỷ lệ phát thải lớn nhất, khoảng hơn 12.167.000 tấn CO2 tương đương, chiếm 67%; Tiếp đến là lĩnh vực nông nghiệp, chất thải; Lĩnh vực các quá trình công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ 1% trong tổng phát thải khí nhà kính.

Các thành phố lớn có tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh, đang phải đối mặt những thách thức nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính ngày càng tăng
Các thành phố lớn có tốc độ đô thị hóa cao, số dân tăng nhanh, đang phải đối mặt những thách thức nghiêm trọng từ ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính ngày càng tăng (Ảnh: Vương Đức)

Ðể giải quyết vấn đề nêu trên, thành phố Hà Nội đã tiến hành thống kê, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính, với các nhóm giải pháp trong hoạt động chôn, đốt rác thải, nước thải công nghiệp, sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi, thành phố còn khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Đồng thời, TP triển khai các dự án hạn chế phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực: Quy hoạch đô thị, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp, du lịch…

Đặc biệt, từ tháng 10/2017, Hà Nội đã chính thức tham gia Dự án “Cam kết thành phố tham vọng” được tổ chức thực hiện bởi Chính quyền địa phương hành động vì mục tiêu phát triển bền vững (ICLEI). Dự án được thực hiện dưới sự tài trợ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, xây dựng và an toàn hạt nhân Liên bang Đức và Tổ chức Sáng kiến vì Khí hậu toàn cầu (BMU) với mục tiêu cam kết tham gia cắt giảm khí thải nhà kính, hỗ trợ xây dựng các chương trình hành động cụ thể và tăng cường vai trò, sự tham gia của các cấp chính quyền trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện kiểm kê khí nhà kính, tập trung vào 2 lĩnh vực: Chất thải và năng lượng. Đối với chất thải khí, ước tính đến năm 2020, phát thải trung bình của Thủ đô là 4,053 triệu tấn CO2.

Đáng chú ý, hàng hoạt các nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động áp dụng sản xuất sạch hơn cũng đã được thành phố tập trung triển khai thực hiện. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, phổ biến thông tin về áp dụng sản xuất sạch hơn và hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho 50 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn đã tiết kiệm 8-10% mức tiêu thụ nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm. Không chỉ có vậy, trong khuôn khổ chương trình hành động còn góp phần làm tăng thêm 20% các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Phấn đấu giảm 30% cường độ phát thải khí nhà kính

Ngoài triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng nhằm giảm thiểu khí nhà kính, thời gian qua, các sở, ngành liên quan đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, thiết thực, như: Sở Công thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền về ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về hành động thích ứng và giảm nhẹ gắn với các nội dung của kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất.

Hay như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố triển khai một số hoạt động nhằm giảm ô nhiễm không khí, thực hiện mô hình cánh đồng không đốt rơm rạ và phấn đấu không còn tình trạng đốt rơm, rạ trên địa bàn thành phố; Loại bỏ bếp than tổ ong nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. TP thực hiện Chương trình 1 triệu cây xanh; Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm…

Một trong những giải pháp được đánh giá cao đó là thành phố đã chỉ đạo, tại các tòa nhà, các khu đô thị mới, ngay khi thiết kế quy hoạch kiến trúc phải thiết kế lắp đặt hệ thống đèn led tiết kiệm điện, thiết kế kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường.

Thành phố Hà Nội hiện đang tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm
Thành phố Hà Nội hiện đang tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm (Ảnh: Vương Đức)

Công tác quan trắc, giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn chất thải ô nhiễm môi trường cũng được quan tâm đầu tư đồng bộ. Thành phố đã đưa vào vận hành 10 trạm quan trắc không khí tự động; Tổ chức quản lý, vận hành 6 trạm quan trắc nước mặt tự động và hiện đang triển khai, bảo đảm tiến độ đưa vào khai thác gồm: Mạng lưới 33 quan trắc môi trường không khí, 12 trạm quan trắc môi trường nước.…

Có thể nói, các hoạt động trên đã góp phần quan trọng vào tiến trình xây dựng và thực hiện thành công mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của thành phố. Tuy nhiên, để giảm nhẹ khí nhà kính đòi hỏi phải có sự chung tay của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

Trước đó, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược đặt ra 3 mục tiêu quan trọng là: Giảm phát thải, xanh hóa các ngành kinh tế và xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Mục tiêu lâu dài trong tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu là giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP.

Theo đó, Chiến lược đặt ra mốc đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014. Xa hơn, năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014. Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ cũng đưa ra các định hướng chiến lược để phát triển, như: tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số; phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm