Tag

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm

MultiMedia 03/02/2023 08:00
aa
TTTĐ - Năm 1947, Bác Hồ đón Tết kháng chiến đầu tiên trong ngôi nhà lá tại xã Cần Kiệm (huyện Thạch Thất, Hà Nội). Vui Xuân với các lãnh đạo cao nhất của đất nước, Chủ tịch nước chỉ mong muốn đơn sơ là “nếu có thể, thì sắm vài con gà quay hoặc luộc, một ít xôi và nước chè, gọi là Tết Chính phủ”.
Gặp gỡ nữ sinh Hàng hải giành giải Nhất cuộc thi học tập và làm theo Bác Hồ Những cái Tết đáng nhớ của Bác ở Hà Nội

19 ngày Bác Hồ ở Thạch Thất

Đầu năm 1947, không biết do vô tình hay hữu ý, Bác Hồ đã lựa chọn xã Cần Kiệm - địa danh bao gồm hai đức tính “Cần” và “Kiệm” - là nơi dừng chân lâu nhất trên đường di chuyển từ Hà Nội tới Thủ đô kháng chiến.

Xã Cần Kiệm cũng là nơi Bác Hồ và các đồng chí Trung ương Đảng đón Tết kháng chiến đầu tiên trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề, vất vả gian nan. Giống như đóa sen nở lên từ lòng đất, tình thế ngặt nghèo càng làm rạng rỡ nhân cách của vị cha già dân tộc.

Bác Hồ với bà con Nhân dân
Bác Hồ với bà con tại một lớp bình dân học vụ

Những ngày đầu xuân Quý Mão, phóng viên tới thăm Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xóm Lài Cài (xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Ngôi nhà lá đơn sơ, giản dị, nằm trên một ngọn đồi rợp bóng cổ thụ. Mọi vật dụng như chiếc giường tre, bàn làm việc… vẫn được Đảng bộ, chính quyền địa phương gìn giữ vẹn nguyên.

Theo người dân trong xóm, năm 1947, nơi đây không có đường vào, rất yên tĩnh, bảo đảm tuyệt đối bí mật. Ở xóm Lài Cài, các quả đồi được nối thông bằng những con đường mòn nhỏ, hai bên rợp bóng cây xanh nên rất thuận lợi cho hoạt động cách mạng, vốn đòi hỏi bí mật.

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm
Con đường dẫn vào nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm (Thạch Thất)

Nhật ký của ông Vũ Kỳ (thư ký của Bác Hồ) kể lại rằng, khoảng 19h ngày 13/1/1947, tiết trời mưa phùn, giá rét, Bác cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng bí mật di chuyển từ thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai) đến xã Cần Kiệm và ở, làm việc tại nhà cụ Nguyễn Đình Khuê (dân làng thường gọi là cụ Quý). Hôm ấy nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Bính Tuất. Khi đó, ngôi nhà của cụ Khuê làm bằng tre, lợp rạ, tường đất, sân đất, phía trước cửa che chắn bằng cánh dại thay cửa nhưng chưa hoàn thiện, chưa có người ở.

Vật dụng giản dị của Bác Hồ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thạch Thất bảo quản, lưu giữ
Vật dụng giản dị của Bác Hồ được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thạch Thất bảo quản, lưu giữ

Trong thời gian ở nhà cụ Khuê, Bác đã cùng các đồng chí trong Trung ương Đảng, Chính phủ bàn luận và quyết định nhiều chủ trương lớn, liên quan đến vận mệnh của đất nước. Tại nơi đây, Bác đã sửa và viết lại một số bản thảo tài liệu như: Chiến thuật du kích; Người chính trị viên; Phép dùng binh của ông Tôn Tử; Thư gửi Tổng thống Pháp; Thư Bác gửi đồng chí Hoàng Hữu Nam về việc chuẩn bị họp Hội đồng Chính phủ ngày 26/1/1947...

Tết giản dị của Cha già dân tộc

Tại ngôi nhà tranh ở xã Cần Kiệm, Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã đón xuân Đinh Hợi - đây là Tết đầu tiên trong cuộc kháng chiến trường kỳ.

Tại ngôi nhà này, Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã đón Tết kháng chiến đầu tiên
Tại ngôi nhà này, Bác Hồ và các đồng chí trong Trung ương Đảng đã đón Tết kháng chiến đầu tiên

Chiều thứ 3 ngày 21/1/1947 (ngày 30 Tết), Bác tổ chức phiên họp tất niên của Hội đồng Chính phủ tại thôn Sài Sơn, phủ Quốc Oai. Để chuẩn bị đón xuân, Người căn dặn đồng chí Hoàng Hữu Nam (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) rằng “nếu có thể, thì sắm vài con gà quay hoặc luộc, một ít xôi và nước chè, gọi là Tết Chính phủ”. Tuy nhiên, mong muốn đơn giản ấy của Người cũng không thực hiện được.

Hồi ký của ông Vũ Kỳ có đoạn: Chiều 30 Tết, từ Cần Kiệm, Bác đi dự phiên họp tất niên của Hội đồng Chính phủ tại thôn Sài Sơn, phủ Quốc Oai. Vì trời mưa, đường trơn, ô tô bị sa một bánh xuống ruộng, phải nhờ dân trong xóm gần đấy khênh giúp. 21 giờ Bác mới tới được nơi họp. Trước các thành viên của Hội đồng Chính phủ, Bác mở đầu phiên họp bằng câu chuyện xe sa lầy phải nhờ Nhân dân khênh giúp. Bác nói vui: Chỉ một việc đi xe thôi, không có Nhân dân thì Chủ tịch nước cũng đành chịu. Huống hồ việc kháng chiến kiến quốc, một công việc to lớn, vĩ đại, nhất định phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân mới ắt thành công.

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm
"Cung chúc Tân Xuân" - Bác Hồ viết tặng chủ nhà

22 giờ 30 phút, Bác lên xe đi Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam (đặt tại chùa Trầm, huyện Chương Mỹ). Trời vẫn mưa to, đường trơn lầy hơn, nhiều lúc anh em phải xuống đẩy xe, gần 24 giờ mới tới chùa Trầm. Sau khi đọc xong thơ chúc Tết, Bác nói chuyện với cán bộ rồi nói với đồng chí Trần Lâm phụ trách Đài mang đến mấy tờ giấy hồng Bác viết hai câu đối: "Kháng chiến tất thắng - Kiến quốc tất thành" bằng chữ Hán để tặng sư cụ chùa Trầm…

0 giờ 45 phút mồng 1 Tết, xe ra về. Trời vẫn mưa. Còn cách nhà 2km thì xe lại tụt cả hai bánh xuống ruộng. Giao thừa đã qua, không mượn được người khênh xe nên lái xe phải ngủ trên xe, còn mấy Bác cháu xuống xe cuốc bộ về nhà “xông đất”.

5 giờ sáng, Bác cháu mới đi nằm, lúc đó các nhà dân đã bắt đầu dậy để chuẩn bị cúng tổ tiên. 7 giờ sáng Bác đã dậy, Người phân công từng người trong cơ quan đi chúc Tết các nhà lân cận. Người viết trên tờ giấy điều mấy chữ Hán “Cung hỉ tân xuân” và kèm theo một quả cam gửi sang chúc Tết và mừng tuổi gia đình cụ Nguyễn Đình Khuê (chủ nhà).

Mùng 1 Tết năm ấy, Bác ăn uống “tươm tất” hơn ngày thường, gồm một suất cơm nóng nhưng là cơm độn sắn, mấy miếng thịt nạc rim và bát canh rau cải. Tối mồng 1 Tết, Bác cùng các đồng chí khác ngồi sưởi ấm quanh bếp lửa. 21 giờ, các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh đến họp và chúc Tết Bác. Ông Vũ Kỳ nhớ lại: “Các anh đến vui nhưng báo tin xúi quẩy là xe cũng bị tụt bánh, chúng tôi lại được đi khênh xe. Trời mưa nên càng lạnh, 12 giờ mới về. Một giờ sáng các anh mới ra về. Tết này là Tết khênh xe”.

Sau Tết, Bác còn ở và làm việc tại Cần Kiệm đến ngày 2/2/1947 (12 tháng Giêng năm Đinh Hợi). Hôm đó, sau khi chủ tọa xong phiên họp của Hội đồng Chính phủ nghe báo cáo về quốc phòng, ngoại giao và thảo luận một số vấn đề về tài chính, kinh tế, vấn đề tăng gia sản xuất… Buổi chiều, Bác mời cụ chủ nhà sang để cảm ơn và căn dặn cụ cùng con cháu tích cực ủng hộ kháng chiến và giữ gìn bí mật.

“6 giờ rưỡi, chiều nay lại rời Cần Kiệm, mưa phùn, trời lạnh, qua Quốc Oai, qua Trầm, tiếp tục chặng đường trường kỳ kháng chiến” - ông Vũ Kỳ đã viết những chữ cảm xúc như vậy khi Bác Hồ chia tay Thạch Thất, để lại nỗi nhớ và niềm kính trọng không nguôi cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây.

Năm 1974, Đảng bộ và Nhân dân xã Cần Kiệm phục chế ngôi nhà cũ của cụ Nguyễn Đình Khuê làm Nhà lưu niệm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ngày 13/5/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng công nhận Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm là Di tích lịch sử cách mạng. Hiện nay, ngôi nhà vẫn được bảo tồn nguyên trạng.

Ở gian giữa là ban thờ, trên có tượng Bác, đỉnh trầm, bát hương; còn các gian bên là nơi trưng bày tài liệu, bút tích và di vật gắn với thời gian Bác sống và làm việc tại đây như chiếc giường tre, chiếc bàn mộc, đèn bão, vại sành, chậu đồng, bản viết bốn chữ Hán “Cung chúc tân xuân” Bác tặng cụ Nguyễn Đình Khuê nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Hợi...

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm
Ông Trần Đình Cảnh (Thành uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất) dâng hương tại nhà Lưu niệm Bác Hồ nhân 76 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại Cần Kiệm

Những năm gần đây, mỗi năm Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Cần Kiệm đón trên 1 vạn lượt khách tới dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm lễ báo công, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử và văn hóa...

Ông Trần Đình Cảnh (Thành uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất) cho hay, địa phương có kế hoạch để đưa Nhà lưu niệm Bác Hồ tại xã Cần Kiệm trở thành điểm nhấn trên trục du lịch văn hoá - tâm linh nhằm phát huy xứng đáng với ý nghĩa quan trọng, đặc biệt của "địa chỉ đỏ" này.

Đọc thêm

Chân dung Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải MultiMedia

Chân dung Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải

TTTĐ - Ngày 25/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với đồng chí Nguyễn Thanh Hải.
Sứ mệnh và khát vọng Emagazine

Sứ mệnh và khát vọng

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đồng chí Lê Quốc Minh đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô những trao đổi quý báu về nghề báo và nhiệm vụ cốt lõi của báo chí Việt Nam trong thời gian tới.
Đáng khao khát như bộ sưu tập đặc quyền tinh hoa tại Sun Symphony Residence Infographic

Đáng khao khát như bộ sưu tập đặc quyền tinh hoa tại Sun Symphony Residence

TTTĐ - Sống sang – sống tiện nghi – sống - sống đẳng cấp với bộ sưu tập “đặc quyền” có 1-0-2 tại Sun Symphony Residence – nốt - nốt SOL trong bản giao hưởng bên sông Hàn, Đà Nẵng.
Bài 5: Hoà Nhịp nét văn hoá Tràng An, xứ Đoài Emagazine

Bài 5: Hoà Nhịp nét văn hoá Tràng An, xứ Đoài

TTTĐ - Nét văn hoá Thăng Long, xứ Đoài được hoà quyện, tô đẹp thêm cho nền văn hoá Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Chung tay vì một Việt Nam vững mạnh Infographic

Chung tay vì một Việt Nam vững mạnh

TTTĐ - Song hành với mục tiêu tăng trưởng kinh doanh, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) kiên định với chiến lược phát triển bền vững nhằm tạo ra những giá trị tích cực về kinh tế - xã hội cho địa phương nơi công ty có hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Hơn 5.500 tình nguyện viên hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Infographic

Hơn 5.500 tình nguyện viên hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Theo báo cáo của Trung ương Đoàn tổng hợp kết quả 9 tỉnh (tính đến ngày 8/6) có 464 đội thanh niên tình nguyện được thành lập với hơn 5.500 đoàn viên thanh niên tham gia. Các tình nguyện viên đã hỗ trợ tháo gỡ 66 ngôi nhà, 29 chuồng trại và vật dụng kiến trúc, phát quang hơn 6.600 cây xanh.
Bài 2: Thanh niên lập bản đồ số “địa chỉ đỏ” Camera 360 trẻ

Bài 2: Thanh niên lập bản đồ số “địa chỉ đỏ”

TTTĐ - Các công trình Bản đồ số “địa chỉ đỏ”, Ứng dụng công nghệ chuyển đổi số tuyên truyền, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử - văn hóa, của tuổi trẻ Thủ đô đã tạo ra những cuốn “cẩm nang du lịch số” rất tiện lợi, hữu ích.
Việc làm nhỏ - lan toả lớn Emagazine

Việc làm nhỏ - lan toả lớn

TTTĐ - Hà Nội là thành phố sôi động với nhịp sống hối hả. Thủ đô còn là nơi ẩn chứa nét đẹp văn hóa, lịch sử tự bao đời. Giữa dòng chảy hiện đại, thế hệ trẻ Hà Nội đang nỗ lực gìn giữ và lan tỏa những giá trị truyền thống một cách đầy sáng tạo và độc đáo.
Đảm bảo an toàn hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm Emagazine

Đảm bảo an toàn hoạt động bay trong vùng trời trách nhiệm

TTTĐ - Nhìn lại chặng đường 31 năm thành lập, Công ty Quản lý bay miền Trung đã từng bước kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý, đầu tư phát triển các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ điều hành bay “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả”.
Bài 3: “Đại sứ” tuyên truyền lịch sử, văn hoá Thăng Long Emagazine

Bài 3: “Đại sứ” tuyên truyền lịch sử, văn hoá Thăng Long

TTTĐ - Các bạn học sinh, sinh viên Hà Nội đã tích cực tuyên truyền về lịch sử truyền thống Thăng Long - Hà Nội, các giá trị về di tích trên địa bàn Thủ đô và giành giải giải thưởng cuộc thi “Đại sứ tuyên truyền lịch sử, văn hoá Thăng Long – Hà Nội”.
Xem thêm