Tag

Phải đề ra những kịch bản bất lợi nhất để ứng phó thiên tai phù hợp

Môi trường 13/07/2020 16:05
aa
TTTĐ - Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 khai mạc tại Lào Cai sáng 13/7.

Phải đề ra những kịch bản bất lợi nhất để ứng phó thiên tai phù hợp

Toàn cảnh Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020 khai mạc tại Lào Cai sáng 13/7

Bài liên quan

Dân quân tự vệ: Lực lượng nòng cốt trong công tác phòng chống thiên tai

Xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp về phòng chống thiên tai

Xây dựng cộng đồng an toàn, chủ động phòng chống thiên tai

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận về công tác phòng chống thiên tai năm 2020

Thiên tai phức tạp nhưng giảm dần thiệt hại

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, 6 tháng đầu năm 2020 tại khu vực miền núi phía Bắc, với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trí, nỗ lực tập trung trong chỉ đạo điều hành, tăng cường khả năng chống chịu cơ sở hạ tầng và triển khai tương đối đồng bộ các giải pháp ở các lĩnh vực, trong bối cảnh thiên tai diễn biến phức tạp, dân số, các hoạt động kinh tế - xã hội gia tăng nhưng đã dần giảm thiểu thiệt hại.

Cụ thể, trong bối cảnh thiên tai quốc tế những năm gần đây, các loại hình thiên tai trên thế giới tương tự như vùng miền núi phía Bắc diễn ra cực đoan, khó lường như: Mưa lũ tháng 7/2018 gây vỡ đập tại tỉnh Attapeu, Lào, làm 158 người chết, mất tích; Lũ quét tháng 1/2019 tại Philippine làm 85 người chết và mất tích; Băng giá, bão tuyết tháng 1/2018 tại Hoa Kỳ đã làm 19 người chết, 100 triệu người bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020

Đặc biệt là thời gian gần đây, mưa lũ lớn liên tục xảy ra tại nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó từ đầu tháng 6 đến nay, mưa lớn xảy ra tại 26 tỉnh khu vực Đông Nam - Trung Quốc, vỡ đê sông Trường Giang, gây ngập lụt trên diện rộng và đã làm 130 người chết, mất tích (đến ngày 9/7), hơn 10.000 ngôi nhà bị cuốn trôi, 20 triệu người bị ảnh hưởng, tổng thiệt hại ước tính gần 6 tỷ USD.

Tại khu vực Tây Nam của Nhật Bản, mưa lớn đầu tháng 7 gây lũ, lũ quét, sạt lở đất, làm trên 50 người chết và mất tích. Mưa lũ tại Papua (Indonesia) vào tháng 3/2020 làm 63 người chết; Tại bang Kachim (Myanma) vào ngày 2/7 mưa lớn gây sạt lở đất và vỡ đập chứa bùn thải làm 162 người chết và mất tích.

Đặt vào bối cảnh trong nước, trung bình hằng năm thiên tai làm 300 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế chiếm 1 - 1,5%GDP. Từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 279 đợt thiên tai, làm chết và mất tích 48 người, tổng thiệt hại về tài sản lên tới 3.424 tỷ đồng. Riêng khu vực miền núi phía Bắc, 20 năm gần đây đã xảy ra 590 trận lũ quét, 92 rét đậm, rét hại.

Rét hại, băng giá thường xảy ra trên diện rộng tại Bắc Bộ; Điển hình như đầu năm 2008 làm 52.000 trâu bò chết, 150.000ha lúa bị, thiệt hại ước tính 400 tỷ đồng. Đầu năm 2016, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C và thấp nhất trong lịch sử, làm 36.600 con gia súc bị chết, 86.000ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, tổng thiệt hại ước tính 1.533 tỷ đồng.

Lũ quét, sạt lở đất Là loại hình thiên tai lớn nhất thường xảy ra tại khu vực miền núi phía Bắc; Điển hình như tại xã Du Già, Du Tiến, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang năm 2004, xóa sổ toàn bộ bản người Mông, làm 45 người chết, mất tích; Năm 2005 xảy ra 17 trận lũ quét, sạt lở đất lớn, làm 99 người chết, mất tích; Năm 2017 xảy ra 14 trận lũ quét, sạt lở đất lớn (tại Mường La, Sơn La; Mù Căng Chải, Yên Bái và Tân Lạc, Hòa Bình) làm 71 người chết, mất tích.

Năm 2019, đã xảy ra 13/21 loại hình thiên tai, trong đó có 74 trận dông, lốc sét; 14 trận lũ quét, sạt lở đất; 4 đợt rét đậm, rét hại; 7 đợt nắng nóng; 9 trận động đất, đã làm 42 người chết, mất tích (cả nước 133 người), 19.186 nhà hư tại, tốc mái; 11.538ha lúa và hoa màu bị thiệt hại; 58.000m3 đất, đá, bê tông đường giao thông bị sạt lở… Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính 753 tỷ đồng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đã xảy ra 92 trận dông, lốc, mưa đá, mưa lớn, trong đó 08 đợt trên diện rộng; Đặc biệt mưa đá ngay trong đêm giao thừa và sáng ngày 1 Tết Nguyên đán, một hiện tượng dị thường rất hiếm gặp; 2 trận lũ quét, sạt lở đất; 12 trận động đất, trong đó trận động đất vào hồi 13h12 ngày 16/6/2020 với độ lớn 4,9 (rủi ro thiên tai cấp độ 4) tại Mường Tè, Lai Châu.

Tính đến ngày 9/7/2020, thiên tai đã làm 19 người chết, 79 người bị thương; 1.618 nhà sập, 52.015 nhà bị hư hại, tốc mái; 10.009ha lúa và hoa màu bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính là 610 tỷ đồng.

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm 2020 xảy ra 19 đợt thiên tai làm 2 người chết, 8 người bị thương; 2.524 nhà ở bị hư hỏng và ảnh hưởng; 331ha lúa, mạ, hoa mầu bị thiệt hại; 50 điểm trường và trụ sở cơ quan, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở. Ước thiệt hại về kinh tế trên 120 tỷ đồng’’.

Việc khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra rất tốn kém về kinh phí, lâu dài về thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như làm gián đoạn quá trình phát triển k8nh tế - xã hội của địa phương’’.

Đồng chí Đặng Xuân Phong chia sẻ thêm, nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra những năm qua tỉnh Lào Cai đã xác định công tác phòng ngừa, ứng phó là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Bên cạnh đó tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp và người dân; Đầu tư, ứng dụng và nâng cấp các hệ thống dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay, toàn tỉnh có 47 trạm quan trắc, cảnh báo và dự báo thời tiết, thiên tai; Trong đó có 4 trạm khí tượng, 5 trạm thủy văn, 3 hệ thống cảnh báo lũ, 33 trạm đo mưa tự động, 2 hệ thống cảnh báo cháy rừng. Việc tăng cường đầu tư các hệ thống quan trắc, cảnh báo bước đầu đã phát huy hiệu quả và phục vụ tốt trong quá trình ra quyết định.

Tuy nhiên, trước diễn biến của thời tiết hết sức phức tạp, khó lường, để chỉ đạo tốt công tác phòng ngừa, tỉnh Lào Cai tiếp tục xác định rõ yếu tố dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai là đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiết tục đầu tư, nâng cấp, ứng dụng các hệ thống cảnh báo, dự báo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác cảnh báo, ứng phó phải nâng lên một bước

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng mặc dù đã có nhiều nỗ lực song mưa lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, dông lốc, sét, mưa đá vẫn đang gia tăng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản đặt ra 7 nhóm thách thức cho giai đoạn tới đòi hỏi công tác cảnh báo, ứng phó thiên tai phải được nâng cao lên một bước.

Trong khi đó, theo nhận định của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, tình hình thời tiết, thiên tai trong khu vực những tháng cuối năm 2020 cũng diễn biến hết sức khó lường.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020
Đồng chí Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc năm 2020

Cụ thể, mưa, lũ tập trung vào tháng 8 đến giữa tháng 10. Lượng mưa tháng 7 ở mức thấp khoảng từ 10 - 25%, tháng 9 cao hơn từ 15 - 30% so với trung bình nhiều năm; Các tháng 8, 10 và 11 ở mức tương đương.

Đỉnh lũ lớn nhất trên các sông suối từ tháng 7 -10 phổ biến ở mức báo động 1 - 2, các sông suối nhỏ từ báo động 2 - 3 cao hơn năm 2019. Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra tại khu vực vùng núi, đặc biệt khu vực Tây Bắc.

Với nhiều đặc điểm tương đồng với khu vực phía Nam Trung quốc, nhất là trong điều kiện vừa trải qua thời kỳ nắng hạn kéo dài, nguy cơ về xuất hiện mưa, lũ lớn tại khu vực miền núi phía Bắc tương tự như đang xảy ra tại Trung Quốc là rất lớn và cần được quan tâm đặc biệt.

Về bão, bão có xu hướng hoạt động muộn hơn so với trung bình nhiều năm, có khả năng xuất hiện khoảng 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó có 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta vào những tháng cuối năm. Bão xảy ra muộn vào thời kỳ các hồ đã tích nước, hoàn lưu sau bão thường gây mưa lũ lớn sẽ ảnh hưởng đến an toàn đập và xả lũ ngập lụt hạ du, an toàn hệ thống đê điều.

Viện Vật lý địa cầu cho biết thời gian tới động đất có thể tiếp tục xảy ra, cường độ lớn nhất tại các tỉnh Đông Bắc có thể đến cấp 7; Tây Bắc cấp 8, thậm chí cấp 9 (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La...), đây là tình huống hết sức nguy hiểm với người dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng trong khu vực và nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là khi có mưa lũ lớn.

Ngoài ra, khu vực miền núi phía Bắc có thể còn tiếp tục xuất hiện các hình thái thời tiết nguy hiểm đã xảy ra gây thiệt hại lớn từ đầu năm 2020 như dông lốc, sét, mưa đá khi có biến động về thời tiết.

Đồng chí Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phát biểu tại Hội nghị
Đồng chí Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phát biểu tại Hội nghị

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng nhận định: "Với nhiều đặc điểm tương đồng với khu vực phía Nam Trung Quốc, nhất là trong điều kiện vừa trải qua thời kỳ nắng hạn kéo dài, nguy cơ về xuất hiện mưa, lũ lớn tại khu vực miền núi phía Bắc tương tự như lũ lụt tại Trung Quốc là rất lớn và cần được quan tâm đặc biệt".

Vì vậy, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng với diễn biến của thiên tai trong khu vực thời gian qua, cùng với dự báo cho mùa thiên tai trọng điểm từ nay đến cuối năm, các địa phương cần chủ động ứng phó với các kịch bản bất lợi nhất có thể xảy ra.

Bởi như ông nhấn manh: "Bài học từ các địa phương cho thấy, chủ động phòng ngừa, nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, tuyên truyền, nâng cao năng lực cho lực lượng tại chỗ trong phòng chống, ứng phó thiên tai thì hậu quả do thiên tai gây ra sẽ bớt nặng nề.

Cụ thể, các nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm tốt để phòng, chống thiên tai trong 6 tháng cuối năm 2020 là: Các địa phương cần chỉ đạo kiểm tra, rà soát công tác đảm bảo an toàn khu dân cư ven sông, suối; Thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn; Khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất; Các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản trong mùa mưa lũ.

Các địa phương cần kiên quyết xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tránh để xảy ra sạt lở, sập hầm cũng như việc người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ dẫn đến các sự cố đáng tiếc như đã xảy ra trong một số năm vừa qua; Phê duyệt kịch bản, sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị; Đảm bảo kịp thời tiếp cận ứng cứu khi có tình huống xảy ra, nhất là lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi rộng, gây chia cắt; không để bị động bất ngờ, ngay cả khi xảy ra tình huống mưa lũ đặc biệt lớn như hiện nay tại một số các quốc gia trong khu vực.

Chỉ đạo triển khai ngay lực lượng xung kích cấp xã trong việc kiểm tra các công trình công cộng, nơi ở, các ao hồ, đập không an toàn; Các khe suối bị tắc nghẽn; Có giải pháp sơ tán dân, cắm biển cảnh báo, tuần tra canh gác, tháo dỡ vật cản trên các dòng chảy, tránh tình trạng tích thủy tạo lũ ống, lũ quét; Bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động này.

Các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống thiên tai được trao tặng bằng khen tại Hội nghị
Các tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống thiên tai được trao tặng bằng khen tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng nêu cao tinh thần "4 tại chỗ" trong công tác phòng, chống thiên tai. Cụ thể, ông Nguyễn Xuân Cường nhận định rằng khu vực miền núi phía Bắc có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là vấn đề môi trường.

Đây cũng là khu vực chịu nhiều tổn thương do thiên tai. Chưa bao giờ khu vực này đã xảy ra gần 100 dạng hình thái thiên tai, chưa bao giờ có mưa đá ngay từ sáng mùng 1 Tết. Thời gian qua, lũ lụt ở Trung Quốc cũng gây thiệt hại vô cùng lớn. Đây là điều chúng ta cần có nghiên cứu, đánh giá để ứng phó kịp thời.

Do vậy, Bộ trưởng đề nghị các địa phương cần nêu cao tinh thần chủ động phòng ngừa, chủ động thích ứng, chủ động khắc phục trên phương châm "4 tại chỗ". Chính quyền cơ sở, người dân khẩn trương rà soát và phát hiện nơi ở mất an toàn, các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khơi thông các vị trí tắc nghẽn dòng chảy; Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để cảnh báo các nguy cơ thiên tai.

Đọc thêm

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới Môi trường

Tháng 7/2024, có khả năng xuất hiện 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tháng 7/2024, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới và có thể ảnh hưởng đến khu vực đất liền.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông Môi trường

Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ trên phạm vị các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội trong sáng 27/6.
Xem thêm