Phân loại rác tại nhà: Hành động nhỏ, tác dụng lớn đến môi trường
Các đại biểu thực hiện nghi thức phân loại rác thải nhựa vào thùng tách nhựa |
Sự kiện đánh dấu việc chính thức khởi động chương trình hợp tác mang mô hình kinh tế tuần hoàn vào đời sống thông qua nâng cao nhận thức của người dân và xây dựng, duy trì thói quen phân loại rác nhựa tại nhà để hỗ trợ công tác thu gom và tái chế rác thải nhựa trên địa bàn quận nói riêng, từ đó tạo nền tảng để mô hình được lan rộng khắp TP HCM và trên toàn quốc trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam |
Không chỉ là một ngày hội
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Chủ tịch Unilever Việt Nam: “Với mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa, chúng ta không chỉ giúp tránh lãng phí nguồn tài nguyên, mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi ngăn chặn được rác nhựa bị thải ra môi trường đất hoặc đại dương và gây ô nhiễm. Để thực hiện mô hình này, bước đầu tiên và quan trọng nhất chính là phân loại tại nguồn, vì chỉ khi rác thải nhựa được phân loại đúng cách, chúng ta mới có thể tiến hành thu gom và có nguồn nhựa đầu vào chất lượng phục vụ cho hoạt động tái chế và sản xuất bao bì tái sinh về sau”. |
Ngày hội thí điểm "Tách nhựa để tái chế tại" Quận 7 đã chào đón sự tham dự của lãnh đạo từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, và các đối tác của Unilever Việt Nam (Gồm: Tái chế Duy Tân, Central Retail, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam và Green Future) cùng hàng trăm người dân đang cư ngụ trên địa bàn quận.
Theo báo cáo “Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và thách thức đối với tuần hoàn nhựa” do IFC và Ngân hàng Thế giới thực hiện, tỷ lệ tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam chỉ đạt 33%. Đa phần do hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác nhựa chưa thực sự được triệt để, chưa được đẩy mạnh và đồng bộ. Theo thói quen hiện nay, người dân chỉ phân loại một số nhựa cứng, nhựa có giá trị để bán ve chai; các loại nhựa khác, đặc biệt túi mềm vẫn vứt chung vào rác thải sinh hoạt nên không được tái chế.
Vì vậy, ngày hội giúp người dân hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà một cách triệt để, hỗ trợ mang nhựa quay lại phục vụ cho đời sống và hoạt động sản xuất thay vì gây ô nhiễm môi trường. Khi người dân phân loại tốt thì việc tái chế sẽ thuận lợi hơn, đỡ tốn kém hơn.
Trong không gian mở của khu vực Công viên Cảnh đồi (Quận 7, TP HCM), UBND Quận 7, Unilever Việt Nam và các nhãn hàng (Omo, Comfort, Sunlight, Knorr, TRESemmé, Clear, P/S, Lifebuoy, Hazeline) đã mang đến hàng loạt nội dung ý nghĩa tại ngày hội.
Hoạt động triển lãm về Kinh tế tuần hoàn đã giới thiệu một quy trình toàn diện để khái niệm này trở nên gần gũi với người dân hơn |
Đầu tiên, hoạt động triển lãm về Kinh tế tuần hoàn đã giới thiệu một quy trình toàn diện từ phân loại, thu gom, tái chế rác thải nhựa, đến sản xuất bao bì từ nhựa tái chế (PCR), từ đó mang khái niệm kinh tế tuần hoàn trở nên trực quan và gần gũi với người dân.
Đại diện Unilever Việt Nam và UBND Quận 7 ký kết bản ghi nhớ chương trình hợp tác “Phân loại, thu gom và tái chế rác thải nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn” |
Bên cạnh đó, người dân có thể thực hành phân loại rác nhựa ngay tại sự kiện thông qua các trò chơi, hoạt động đổi rác nhựa lấy quà, chụp ảnh lan tỏa thông điệp về phân loại rác thải nhựa.
Đại diện ban dự án Công ty Unilever trình bày chi tiết kế hoạch triển khai của chương trình đến năm 2025 |
Hợp tác mang kinh tế tuần hoàn vào đời sống
Ngày hội còn là cột mốc quan trọng khởi động cho chương trình hợp tác “Phân loại, thu gom và tái chế rác thải nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn” giữa Unilever Việt Nam và UBND Quận 7 đến cuối năm 2025, hướng tới mục tiêu tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.
Hội Phụ nữ tham dự Ngày hội Tách nhựa để Tái chế vừa diễn ra tại Quận 7 sáng ngày 16_06_2023 |
Hợp tác này sẽ tập trung mang mô hình kinh tế tuần hoàn vào đời sống của người dân, tạo nên làn sóng bảo vệ môi trường rộng khắp tại các cộng đồng địa phương bằng cách xây dựng và duy trì thói quen phân loại rác trong sinh hoạt hằng ngày của người dân thông qua nhiều hoạt động.
Ngày hội giúp người dân hiểu rõ vai trò quan trọng của việc phân loại rác nhựa tại nhà dễ dàng và hiệu quả hơn |
Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen về tiêu dùng có trách nhiệm và quản lí rác thải nhựa thông qua các hội nghị, kênh truyền hình quốc gia, báo đài cũng như tuyên truyền trực tiếp qua các kênh phân phối, hệ thống siêu thị, trường học, khu dân cư...
Các đơn vị tổ chức các chương trình đổi rác lấy quà song song với việc trao tặng, trang bị hệ thống thùng rác phân loại làm từ nhựa tái chế nhằm khuyến khích hoạt động phân loại chất thải nhựa trong cộng đồng cư dân.
Ngày hội thí điểm “Tách nhựa để tái chế” diễn ra tại Công viên Cảnh đồi, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 |
Song song với việc phân loại rác nhựa tại nhà của người dân, các đơn vị hiện hữu trên địa bàn quận sẽ tiến hành thu gom các bao bì nhựa và chuyển giao cho đối tác Tái chế Duy Tân của Unilever Việt Nam để thực hiện tái chế và xử lý thành hạt nhựa PCR – làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất bao bì cho các sản phẩm của Unilever và các công ty khác.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa bằng cách ứng dụng kinh tế tuần hoàn, chỉ UBND Quận 7 và Unilever Việt Nam là chưa đủ, mà còn cần đến sự chung tay của tất cả các bên liên quan.
Người dân tham gia hoạt động để rác nhựa vào máy |
Người dân, cộng đồng địa phương, các cơ quan ban ngành, các tổ chức phi chính phủ... sẽ góp phần thực hiện và thúc đẩy việc phân loại rác nhựa tại nguồn.
Các đơn vị thu gom, đội ngũ lao động ve chai tự do sẽ tiến hành thu gom rác thải nhựa đã được phân loại và chuyển giao cho các đơn vị tái chế.
Các nhà tái chế như Tái chế Duy Tân sẽ tiến hành xử lý rác thải nhựa, và tạo ra những hạt nhựa tái sinh.
Những nhà sản xuất như Unilever sẽ sử dụng hạt nhựa tái sinh này để sản xuất thành chai nhựa mới.
Các nhà phân phối như Central Retail sẽ mang những sản phẩm có bao bì nhựa tái sinh đến tay người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục phân loại rác thải nhựa sau khi sử dụng, để vòng tuần hoàn của nhựa tiếp tục được diễn ra.
Chương trình hợp tác này còn mở ra cơ hội để các cơ quan ban ngành liên quan và khối tư nhân, cộng đồng doanh nghiệp có thể cùng nhau tìm ra các giải pháp hoàn thiện hơn, tạo điều kiện nhân rộng mô hình tuần hoàn nhựa tại các quận huyện khác thuộc TP HCM và trên toàn quốc trong thời gian tới.
Người tham dự hào hứng ký tên vào bức tường kỉ niệm như lời cam kết hình thành thói quen tách nhựa để tái chế ngay tại nhà |
Với hơn 35 triệu sản phẩm được người dân Việt Nam tin dùng mỗi ngày, Unilever đã tiên phong đẩy mạnh nhiều kế hoạch dài hạn và toàn diện hướng đến quản lý rác thải nhựa hiệu quả. Chương trình hợp tác cùng UBND Quận 7 là một hoạt động quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu thu gom và xử lý rác thải nhựa nhiều hơn lượng bao bì sản phẩm được đưa ra thị trường của doanh nghiệp đến năm 2025.
Hiện nay, Unilever Việt Nam đã thu gom và xử lý hơn 20.000 tấn rác thải nhựa thông qua những chương trình hợp tác, phát triển 73% bao bì sản phẩm có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời giảm 82% lượng nhựa nguyên sinh thông qua cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái sinh PCR trong sản xuất bao bì.
Ông Lê Văn Thành, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 7, TP HCM: “Trong nhiều năm qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được Quận ủy, Ủy ban Nhân dân quận quan tâm triển khai thực hiện với nhiều nội dung thiết thực. Qua đó, tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn quận được đảm bảo, công tác tổng vệ sinh được quan tâm thực hiện thường xuyên, các phong trào về xây dựng môi trường xanh – sạch trên địa bàn quận được nhân dân đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng tham gia; nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường đã có nhiều biến chuyển tích cực. Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác phân loại rác tại nguồn, thực hiện thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa góp phần bảo vệ môi trường, hôm nay, UBND Quận 7 đồng hành cùng Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức Ngày hội thí điểm “Tách nhựa để tái chế” để góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức và sự hưởng ứng tham gia của cộng đồng và cả hệ thống chính trị”. |