Phát tán khoảng 70.000 tin nhắn giả mạo mỗi ngày để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng
Mất hàng trăm triệu đồng vì tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ thất nghiệp Cảnh báo mạo danh cơ quan BHXH qua tin nhắn để lừa đảo Dồn dập cuộc gọi, tin nhắn mạo danh tổ chức tín dụng để lừa đảo |
Ngày 31/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an thành phố Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Chen Jiong (quốc tịch Trung Quốc) về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự.
Thời gian qua, tại một số khu vực trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra tình trạng một số người dân nhận được các tin nhắn từ đầu số “8079” - tin nhắn giả nhà mạng được gửi đi từ các thiết bị giả mạo trạm “BTS của các nhà mạng viễn thông tại Việt Nam”. Toàn bộ dữ liệu này không đi qua hệ thống của các nhà mạng.
Tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (của ngân hàng, công ty điện lực, nhà mạng, tổ chức) diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trong cả nước.
Đối tượng người Trung Quốc bị khởi tố |
Các đối tượng sử dụng thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người dân với số tiền rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khiến dư luận bức xúc.
Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an quận Cầu Giấy (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện, bắt giữ Chen Jiong có hành vi giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandname) để vi phạm pháp luật.
Tại cơ quan điều tra, Chen Jiong khai nhận thêm về việc hiện còn nhiều đối tượng khác tại Việt Nam, sử dụng các thiết bị giả mạo BTS tương tự như Chen Jiong đang sử dụng, để phát tán các tin nhắn với nhiều nội dung khác nhau, tập trung ở các tỉnh, thành lớn trong cả nước.
Thiết bị được đối tượng sử dụng để phạm tội |
Đối tượng khai mỗi ngày sử dụng thiết bị giả trạm BTS để phát tán khoảng 60.000 đến 70.000 tin nhắn thành công tới người dùng.
Các thiết bị di động trong phạm vi phủ sóng của BTS giả này ban đầu sẽ có hiện tượng mất tín hiệu, sau đó chuyển về chế độ 2G và có thể tiếp tục sử dụng để nghe, gọi, nhắn tin. Tuy nhiên, tốc độ chậm hơn bình thường do phải đi qua trạm giả trung gian mới kết nối tới trạm BTS thật của các nhà viễn thông.
Hiện vụ án đang được mở rộng.